Nhức nhối tham nhũng tại các dự án ODA
Chỉ đứng sau Ấn Độ về số khiếu nại liên quan đến tham nhũng
Tại Hội nghị cấp cao với chủ đề “Tăng cường quản trị thúc đẩy phát triển tại Việt Nam” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Nhóm Ngân hàng Thế giới vừa tổ chức tại Hà Nội, ông Anders Hjorth Agerskov, chuyên gia của Ngân hàng Thế giới cho biết, cơ quan này đã nhận tới 189 khiếu nại liên quan đến tham nhũng trong các dự án ở Việt Nam. Số khiếu nại này chỉ đứng sau Ấn Độ, với 306 khiếu nại.
Trong danh sách của Ngân hàng Thế giới, số vốn vay có liên quan tới các khiếu nại này của Việt Nam là 11,3 tỷ USD, đứng thứ 4 trong danh sách.
Ngành giao thông và cấp nước đứng đầu bảng khiếu nại, tiếp đó là nông nghiệp và năng lượng.
"Có thể con số này chưa phản ánh hoàn toàn sự thật nhưng là điều cần suy ngẫm", ông Agerskov nói.
Còn Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng cho biết: “Trong gần 30 năm thực hiện chính sách đổi mới, Việt Nam đã nhận được nguồn hỗ trợ ODA với số tiền khoản 80 tỷ USD. Một tỷ trọng lớn số tiền này được phân bổ trong các dự án phát triển hạ tầng kinh tế, như: giao thông, cảng biển, sân bay, hạ tầng đô thị… Đây thường là những dự án lớn, phức tạp về kỹ thuật, thực hiện trong thời gian dài với nhiều bên liên quan, vì thế dễ xảy ra các hành vi tham nhũng, gian lận”.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng thừa nhận, dù các vụ tham nhũng tại các dự án ODA rất phức tạp, nhưng cho tới nay, vẫn chưa có một tổng kết, đánh giá chuyên đề nào về việc phát hiện gian lận, tham nhũng thông qua hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm toán trong quá trình thực hiện các dự án ODA.
“Do đó, việc phát hiện gian lận, tham nhũng trong lĩnh vực này vẫn là một thách thức, đòi hỏi nhiều nỗ lực trong thời gian tới”, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ nói.
Song, hệ thống phát hiện tham nhũng có vấn đề
Điều nhiều chuyên gia quan ngại là hệ thống phát hiện tham nhũng có vấn đề. Bởi, thực tế những vụ việc tham nhũng, gian lận được phát hiện và xử lý trong thời gian qua chưa tương xứng với những đánh giá về mức độ rủi ro trong lĩnh vực này.
Cho đến nay, những vụ gian lận, tham nhũng liên quan tới các dự án ODA phát hiện được không nhiều.
Điều đáng nói là, việc phát hiện ra tham nhũng không phải do chủ đầu tư hay các cơ quan nhà nước có tránh nhiệm quản lý nguồn vốn ODA, mà do báo chí nước ngoài đưa tin (vụ PCI, JTC) hay vụ án PMU được cơ quan điều tra phát hiện từ một vụ án hình sự khác (cá độ bóng đá).
Nói về những khó khăn trong việc phát hiện tham nhũng, gian lận trong lĩnh vực này, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng cho biết, đây là các dự án có yếu tố nước ngoài sẽ có các định chế tài chính với cơ quan nhận tài trợ, nên rất phức tạp.
Hơn nữa, do hạn chế về nhận thức xã hội, chưa coi ODA là bộ phận của ngân sách, cũng là một lý do khiến tham nhũng trong ODA tăng cao. Dù đây là khoản tiền vay phải hoàn trả trong tương lai, tuy nhiên trên thực tế vẫn còn nặng tâm lý coi các khoản ODA như là viện trợ không hoàn lại, vì thế các địa phương, các bộ ngành thường đặt mục tiêu phê duyệt ODA là ưu tiên cao nhất, mà chưa chú trọng tới yêu cầu sử dụng hiệu quả nguồn vốn này.
Cần xử lý nghiêm các vụ việc tham nhũng
Để ngăn ngừa hành vi gian lận, tham nhũng tại các dự án đầu tư, trong đó có các dự án ODA, các nhà tài trợ cho rằng, cần có chế tài xử phạt nghiêm với tất cả những bên liên quan có hành vi này.
Ông Anders Hjorth Agerskov thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng: “Cần có chế tài xử phạt nghiêm đối với tất cả các nhà thầu có hành vi gian lận, tham nhũng. Nếu một nhà thầu vi phạm quy định này sẽ bị WB đưa vào Danh sách đen và có thể áp dụng lệnh cấm chéo. Chẳng hạn, một nhà thầu bị cấm bởi một trong số các ngân hàng phát triển đa phương thì có thể sẽ áp dụng cho tất cả các ngân hàng phát triển đa phương khác trên thế giới”.
Tuy nhiên, ông Anders Hjorth Agerskov cho rằng: “Việc tìm ra nhà thầu có hành vi gian lận, tham nhũng trong các dự án không phải là dễ dàng”.
Ngay cả khi phát hiện có tham nhúng, thì công tác xử lý của Việt Nam bị chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan không ngần ngại nhận xét là: “kém, có sự nương nhẹ với nhau đến mức người dân nghi ngờ có hệ thống, đường dây cho nên sợ rút dây động rừng. Cho nên ngại không dám mạnh tay”.
Theo bà Lan, lẽ ra với những vụ đã được phía nước ngoài phát hiện như vậy, thì nên xử một cách thẳng thắn, sòng phẳng nghiêm minh, Có như vậy mới tạo được lòng tin tốt hơn và quan trọng hơn là ngăn chặn được bước đi tiếp theo. Tức là phần nào có tính chất răn đe và đỡ đi tình trạng tham nhũng trong các dự án ODA.
Ngay cả những kẻ đã phát hiện tham nhũng, theo bà Lan, cũng xử lý cũng không đến nơi đến chốn và cũng vẫn tìm cách lẩn tránh được.
“Ví dụ như vụ đường sắt gần đây nhất dường như cũng đang chìm xuồng. Tôi chưa thấy phía Việt Nam nêu rõ danh tính sai phạm của các cá nhân trong khi phía Nhật Bản đã nêu rất rõ bằng chứng. Không thể có chuyện khoản tiền đó ném vào không trung mà chắc chắn nó phải vào túi ai đó”, bà Lan thẳng thắn.
Ở góc độ pháp lý, đại biểu quốc hội Lê Thị Nga cho rằng, ODA chủ yếu chịu điều chỉnh từ Nghị định 38 của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng hướng dẫn các bộ ngành, địa phương và quy định của nhà tài trợ. Các quy định này còn phức tạp, phân tán, hiệu lực pháp lý thấp. Việc đảm bảo công khai, minh bạch và trách nhiệm trong Nghị định 38 mới chỉ mang tính nguyên tắc mà chưa cụ thể hóa vào quy trình ODA, dẫn đến chưa ngăn chặn được tình trạng xin - cho, cò dự án, tiêu cực, tham nhũng.
“Đáng lưu ý, pháp lý về ODA bộc lộ 2 điểm yếu cơ bản nhất: Quốc hội - người chịu trách nhiệm cao nhất về nợ công, và Người dân - chủ thể phải đóng thuế và là người trả nợ cuối cùng gần như đứng ngoài quy trình ODA”, đại biểu phân tích.
Vì thế, để nâng cao chất lượng quản lý ODA, vị đại biểu này đề nghị, Quốc hội ban hành Luật quản lý sử dụng ODA, theo đó chú trọng quy định chặt chẽ tiêu chí chấp nhận vốn ODA, công khai minh bạch toàn bộ số vốn, công khai các dự án, quy trình phân bổ, buộc phản biện độc lập trước khi quyết định về trách nhiệm của Quốc hội, về quyền của người dân, mặt trận và hiệp hội chuyên ngành trong quá trình quyết định và thực thi ODA./.
Nhức nhối tham nhũng tại các dự án ODA
Ông Anders Hjorth Agerskov, chuyên gia của Ngân hàng Thế giới cho biết, cơ quan này đã nhận tới 189 khiếu nại liên quan đến tham nhũng trong các dự án ở Việt Nam. Số khiếu nại này chỉ đứng sau Ấn Độ, với 306 khiếu nại.
Chỉ đứng sau Ấn Độ về số khiếu nại liên quan đến tham nhũng
Tại Hội nghị cấp cao với chủ đề “Tăng cường quản trị thúc đẩy phát triển tại Việt Nam” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Nhóm Ngân hàng Thế giới vừa tổ chức tại Hà Nội, ông Anders Hjorth Agerskov, chuyên gia của Ngân hàng Thế giới cho biết, cơ quan này đã nhận tới 189 khiếu nại liên quan đến tham nhũng trong các dự án ở Việt Nam. Số khiếu nại này chỉ đứng sau Ấn Độ, với 306 khiếu nại.
Trong danh sách của Ngân hàng Thế giới, số vốn vay có liên quan tới các khiếu nại này của Việt Nam là 11,3 tỷ USD, đứng thứ 4 trong danh sách.
Ngành giao thông và cấp nước đứng đầu bảng khiếu nại, tiếp đó là nông nghiệp và năng lượng.
"Có thể con số này chưa phản ánh hoàn toàn sự thật nhưng là điều cần suy ngẫm", ông Agerskov nói.
Còn Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng cho biết: “Trong gần 30 năm thực hiện chính sách đổi mới, Việt Nam đã nhận được nguồn hỗ trợ ODA với số tiền khoản 80 tỷ USD. Một tỷ trọng lớn số tiền này được phân bổ trong các dự án phát triển hạ tầng kinh tế, như: giao thông, cảng biển, sân bay, hạ tầng đô thị… Đây thường là những dự án lớn, phức tạp về kỹ thuật, thực hiện trong thời gian dài với nhiều bên liên quan, vì thế dễ xảy ra các hành vi tham nhũng, gian lận”.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng thừa nhận, dù các vụ tham nhũng tại các dự án ODA rất phức tạp, nhưng cho tới nay, vẫn chưa có một tổng kết, đánh giá chuyên đề nào về việc phát hiện gian lận, tham nhũng thông qua hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm toán trong quá trình thực hiện các dự án ODA.
“Do đó, việc phát hiện gian lận, tham nhũng trong lĩnh vực này vẫn là một thách thức, đòi hỏi nhiều nỗ lực trong thời gian tới”, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ nói.
Song, hệ thống phát hiện tham nhũng có vấn đề
Điều nhiều chuyên gia quan ngại là hệ thống phát hiện tham nhũng có vấn đề. Bởi, thực tế những vụ việc tham nhũng, gian lận được phát hiện và xử lý trong thời gian qua chưa tương xứng với những đánh giá về mức độ rủi ro trong lĩnh vực này.
Cho đến nay, những vụ gian lận, tham nhũng liên quan tới các dự án ODA phát hiện được không nhiều.
Điều đáng nói là, việc phát hiện ra tham nhũng không phải do chủ đầu tư hay các cơ quan nhà nước có tránh nhiệm quản lý nguồn vốn ODA, mà do báo chí nước ngoài đưa tin (vụ PCI, JTC) hay vụ án PMU được cơ quan điều tra phát hiện từ một vụ án hình sự khác (cá độ bóng đá).
Nói về những khó khăn trong việc phát hiện tham nhũng, gian lận trong lĩnh vực này, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng cho biết, đây là các dự án có yếu tố nước ngoài sẽ có các định chế tài chính với cơ quan nhận tài trợ, nên rất phức tạp.
Hơn nữa, do hạn chế về nhận thức xã hội, chưa coi ODA là bộ phận của ngân sách, cũng là một lý do khiến tham nhũng trong ODA tăng cao. Dù đây là khoản tiền vay phải hoàn trả trong tương lai, tuy nhiên trên thực tế vẫn còn nặng tâm lý coi các khoản ODA như là viện trợ không hoàn lại, vì thế các địa phương, các bộ ngành thường đặt mục tiêu phê duyệt ODA là ưu tiên cao nhất, mà chưa chú trọng tới yêu cầu sử dụng hiệu quả nguồn vốn này.
Cần xử lý nghiêm các vụ việc tham nhũng
Để ngăn ngừa hành vi gian lận, tham nhũng tại các dự án đầu tư, trong đó có các dự án ODA, các nhà tài trợ cho rằng, cần có chế tài xử phạt nghiêm với tất cả những bên liên quan có hành vi này.
Ông Anders Hjorth Agerskov thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng: “Cần có chế tài xử phạt nghiêm đối với tất cả các nhà thầu có hành vi gian lận, tham nhũng. Nếu một nhà thầu vi phạm quy định này sẽ bị WB đưa vào Danh sách đen và có thể áp dụng lệnh cấm chéo. Chẳng hạn, một nhà thầu bị cấm bởi một trong số các ngân hàng phát triển đa phương thì có thể sẽ áp dụng cho tất cả các ngân hàng phát triển đa phương khác trên thế giới”.
Tuy nhiên, ông Anders Hjorth Agerskov cho rằng: “Việc tìm ra nhà thầu có hành vi gian lận, tham nhũng trong các dự án không phải là dễ dàng”.
Ngay cả khi phát hiện có tham nhúng, thì công tác xử lý của Việt Nam bị chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan không ngần ngại nhận xét là: “kém, có sự nương nhẹ với nhau đến mức người dân nghi ngờ có hệ thống, đường dây cho nên sợ rút dây động rừng. Cho nên ngại không dám mạnh tay”.
Theo bà Lan, lẽ ra với những vụ đã được phía nước ngoài phát hiện như vậy, thì nên xử một cách thẳng thắn, sòng phẳng nghiêm minh, Có như vậy mới tạo được lòng tin tốt hơn và quan trọng hơn là ngăn chặn được bước đi tiếp theo. Tức là phần nào có tính chất răn đe và đỡ đi tình trạng tham nhũng trong các dự án ODA.
Ngay cả những kẻ đã phát hiện tham nhũng, theo bà Lan, cũng xử lý cũng không đến nơi đến chốn và cũng vẫn tìm cách lẩn tránh được.
“Ví dụ như vụ đường sắt gần đây nhất dường như cũng đang chìm xuồng. Tôi chưa thấy phía Việt Nam nêu rõ danh tính sai phạm của các cá nhân trong khi phía Nhật Bản đã nêu rất rõ bằng chứng. Không thể có chuyện khoản tiền đó ném vào không trung mà chắc chắn nó phải vào túi ai đó”, bà Lan thẳng thắn.
Ở góc độ pháp lý, đại biểu quốc hội Lê Thị Nga cho rằng, ODA chủ yếu chịu điều chỉnh từ Nghị định 38 của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng hướng dẫn các bộ ngành, địa phương và quy định của nhà tài trợ. Các quy định này còn phức tạp, phân tán, hiệu lực pháp lý thấp. Việc đảm bảo công khai, minh bạch và trách nhiệm trong Nghị định 38 mới chỉ mang tính nguyên tắc mà chưa cụ thể hóa vào quy trình ODA, dẫn đến chưa ngăn chặn được tình trạng xin - cho, cò dự án, tiêu cực, tham nhũng.
“Đáng lưu ý, pháp lý về ODA bộc lộ 2 điểm yếu cơ bản nhất: Quốc hội - người chịu trách nhiệm cao nhất về nợ công, và Người dân - chủ thể phải đóng thuế và là người trả nợ cuối cùng gần như đứng ngoài quy trình ODA”, đại biểu phân tích.
Vì thế, để nâng cao chất lượng quản lý ODA, vị đại biểu này đề nghị, Quốc hội ban hành Luật quản lý sử dụng ODA, theo đó chú trọng quy định chặt chẽ tiêu chí chấp nhận vốn ODA, công khai minh bạch toàn bộ số vốn, công khai các dự án, quy trình phân bổ, buộc phản biện độc lập trước khi quyết định về trách nhiệm của Quốc hội, về quyền của người dân, mặt trận và hiệp hội chuyên ngành trong quá trình quyết định và thực thi ODA./.
Bình luận