Nguyên nhân chính là do sự ưa thích của các nhà đầu tư đối với các giao dịch mua bán lớn trong lĩnh vực bất động sản toàn cầu.Trong nửa đầu năm 2017, 74% các khoản đầu tư cam kết đã được triển khai vào quá trình chuyển đổi có giá trị 250 triệu USD trở lên, so với 56% cùng kỳ năm 2016.


Trung Quốc tiếp tục là quốc gia đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất khu vực chấu Á trong nửa đầu năm 2017

Theo đó, các nhà đầu tư châu Á vẫn tiếp tục quan tâm tới các thị trường Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi (EMEA) và châu Mỹ, thu được 21,9 tỷ USD, trong đócó tới 13,2 tỷ USD từ việc mua các bất động sản kho vận và hậu cần. Các khoản đầu tư trong khu vực châu Á tiếp tục tăng trưởng, kết thúc nửa đầu năm là 10,4 tỷ USD và chiếm 23% tổng vốn đầu tư. Các thị trường châu Á - Thái Bình Dương ít hấp dẫn các nhà đầu tư châu Á, giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 1,6 tỷ USD.

“Nhu cầu đầu tư vào bất động sản nước ngoài của các nhà đầu tư châu Á rất mạnh mẽ và bền vững trong tương lai gần. Tuy nhiên, loại hình giao dịch, đa dạng địa lý và danh mục đầu tư là những phần có sự thay đổi rõ nét nhất trong năm 2017.”, Ông Tom Moffat, Giám đốc điều hành Thị trường nguồn vốn, CBRE Châu Á chia sẻ.

Theo báo cáo của CBRE, trong 6 tháng đầu năm 2017, tổ chức đầu tư đến từ châu Á tiếp tục đóng vai trò là những người chơi có ảnh hưởng hơn trong lĩnh vực bất động sản quốc tế, được hỗ trợ bởi một số giao dịch đánh dấu tại EMEA và châu Mỹ. Ước tính có khoảng 64% tất cả các hoạt động huy động vốn của EMEA và 35% các quỹ đầu tư châu Mỹ có nguồn gốc từ châu Á đều từ các tổ chức đầu tư.

Bên cạnh đó, sự đa dạng trong các hạng mục đầu tư tiếp tục là xu thế chính trong chiến lược đầu tư tải sản, khi các nhà đầu tư châu Á tái cân bằng danh mục đầu tư bất động sản quốc tế. Theo đó, văn phòng và logistic là những ngành hấp dẫn nhất của ngành bất động sản thương mại đối với các nhà đầu tư Châu Á, chiếm 44% và 34% tổng vốn cam kết trong nửa đầu năm. Khu dân cư (7%), khách sạn (7%), bán lẻ (6%) và các hạng mục đặc biệt như viện dưỡng lão (2%) vẫn là những hạng mục đầu tư thích hợp trên toàn cầu.

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất nhất. Trong đó, các quỹ đầu tư quốc gia nổi lên như lớp nhà đầu tư độc nhất và lớn nhất trong nửa đầu năm 2017, nâng tổng mức huy động vốn lên 25,6 tỷ USD so với 10,1 tỷ USD năm trước. Các công ty bất động sản ở Trung Quốc và các tập đoàn cũng là những đơn vị mua bất động sản bất động sản nước ngoài đáng kể trong sáu tháng đầu năm 2017.

"Các dữ liệu của chúng tôi cho thấy rằng Trung Quốc vẫn là nguồn vốn đầu tư bất động sản thương mại nước ngoài lớn nhất (cả mới và vốn đã lưu hành ở nước ngoài) từ châu Á trong 6 tháng đầu năm năm 2017. Tác động của vốn Trung Quốc vào các thị trường bất động sản chính trên thế giới sẽ còn tiếp tục trong một thời gian", Robert Fong, Giám đốc Nghiên cứu, CBRE Châu Á Thái Bình Dương cho biết.

Ngoài ra, các nhà đầu tư đến từ Singapore đạt 6,8 tỷ USD, Hồng Kông đạt 6,6 tỷ USD và Hàn Quốc đạt 2,9 tỷ USD. Các nhà đầu tư này vẫn hoạt động tích cực và tiếp tục triển khai nguồn vốn trong khi các nhà đầu tư Trung Quốc tái cân bằng danh mục đầu tư.

Trong nửa đầu năm 2017, các điểm đến chính của đầu tư ra nước ngoài là văn phòng (châu Mỹ), logistics (EMEA), nhà ở (Nhật Bản) và khách sạn (Australia), đại diện cho sự đa dạng danh mục đầu tư sản bất động sản trên toàn cầu./.