Phải “oằn mình” gánh thuế, phí, lệ phí – đừng trách doanh nghiệp và người dân
Doanh nghiệp, người dân liệu còn “mặn mà” với sản xuất?
Có lẽ vì thế, mới đây, tại cuộc họp giao ban của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cuối tháng 06/2015, Thứ trưởng Đặng Huy Đông đã đưa ra một con số, đó là Việt Nam hiện nay có khoảng 63%-65% doanh nghiệp hoạt động phi sản xuất.
Theo nhận định của Thứ trưởng Đông, đối với nước ta, đây thực sự là điều đáng quan ngại. Bởi, sản xuất là tạo ra của cải vật chất cho xã hội, có vật chất thì mới tạo ra nhiều công ăn việc làm, đảm bảo được giá trị của đồng tiền và tạo nên thực lực của nền kinh tế.
Phải chăng, chính tư duy tận thu người dân, doanh nghiệp với quá nhiều khoản phí, lệ phí và những bất cập trong thu phí đất đai hạ tầng đã khiến họ không còn “mặn mà” tham gia sản xuất?
Quả thật, câu chuyện con gà cõng 14 loại phí, lệ phí vừa được bãi bỏ thì mới đây, báo chí lại đưa tin hạt cà phê tiếp tục “còng lưng” gánh 17 khoản phí.
Cụ thể: Báo Người lao động đưa tin, theo kết luận của Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty TNHH MTV Cà phê Ea Ktur đã thu của người nhận khoán 17 khoản mục giá thành đối với diện tích vườn cây của công ty như: Khấu hao vườn cây, khấu hao tài sản cố định khác, thuế, chi phí quản lý, bảo hiểm sản xuất, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi phí lao động, vật tư phân bón, dịch vụ tưới, khấu hao máy nông nghiệp nhỏ, dụng cụ sản xuất, bảo hộ lao động, nghỉ phép cán bộ…
Đối với diện tích người dân tự đầu tư trồng, chăm sóc, Công ty thu một số khoản như: chi phí khảo sát, thiết kế khai hoang, nhà cửa các đội và công ty, máy móc thiết bị, sân phơi, kho chứa sản phẩm với tổng số tiền hơn 1,1 triệu đồng và hơn 4,2 triệu đồng tiền chi phí quản lý/ha/năm.
“Công ty tự điều chỉnh phương án khoán, không thông báo, xin phê duyệt của Tổng Công ty Cà phê Việt
Với kiểu “tận thu” này, quả thật, người nông dân trồng cà phê dù quần quật quanh năm mới làm ra hạt cà phê, nhưng đến mùa thu hoạch, sau khi trừ chi phí, nộp các khoản thu cho công ty, người trồng cà phê chẳng còn chút lãi nào.
Hay, câu chuyện thu tiền thuê đất của doanh nghiệp tại các khu công nghiệp theo quy định của Luật Đất đai (năm 2013) cũng tỏ ra khá bất cập. Phản ánh của Công ty CP KCN Hiệp Phước trên Báo Sài gòn giải phóng cho hay, theo quy định tại khoản 2, Điều 149 và khoản 2, Điều 210 của Luật Đất đai (năm 2013), cũng như thực tế tại KCN Hiệp Phước là tất cả các doanh nghiệp thuê lại đất đều chọn hình thức trả tiền thuê đất một lần và các doanh nghiệp này đều được thực hiện quyền thế chấp giá trị tiền thuê đất đã trả một lần tại các ngân hàng để có vốn tái đầu tư cho việc sản xuất kinh doanh.
Nay theo các quy định trên thì trong thời gian Công ty CP KCN Hiệp Phước chưa thực hiện việc đóng tiền thuê đất một lần, các doanh nghiệp đã thuê lại đất KCN Hiệp Phước sẽ bị hạn chế quyền của người sử dụng đất, mà trước hết là không được ngân hàng cho thế chấp giá trị tiền thuê đất đã trả Công ty CP KCN Hiệp Phước. Việc này sẽ gây khó khăn rất lớn về tài chính cho các doanh nghiệp thuê lại đất KCN.
Do vậy, việc phải bỏ ra ngay vài trăm tỷ đồng để trả tiền thuê đất một lần đối với diện tích đất đã cho các doanh nghiệp thuê lại là một áp lực rất lớn về tài chính mà chắc chắn các công ty hạ tầng không thể thực hiện được.
Mới đây trong một báo cáo của Viện Kinh tế Việt
“Thực tế là những chính sách bảo hộ và thuế chồng lên thuế đang khiến mỗi người dân Việt
Cần “cởi bỏ” tư duy tận thu
Tại buổi thảo luận về dự án Luật Phí, lệ phí tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 10/08/2015, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đã “kêu trời” về việc người nông dân đang gánh trên vai quá nhiều khoản phí. Dư luận đã lên tiếng nhiều về tình trạng một quả trứng phải cõng 14 loại phí, lệ phí khác nhau. Không chỉ quả trứng mà nhiều sản phẩm khác cũng phải gánh một “rừng” phí.
Trước thực trạng đáng buồn này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính đồng ý bãi bỏ nhiều loại phí, lệ phí liên quan đến thú y vì có sự trùng lắp, chồng chéo, đồng thời đề xuất bỏ Thông tư 04 về thu phí, lệ phí trong lĩnh vực này.
Tại Hội thảo “Một số vấn đề trong dự thảo Luật Phí và lệ phí” do Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Phát triển thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức ngày 10/09/2015, PGS, TS. Vũ Sỹ Cường (Học viện Tài chính) cho rằng, Luật Phí và lệ phí cần liệt kê chi tiết danh mục các khoản thu vào luật chứ không liệt kê danh mục phí, lệ phí như trước đây. Theo đó, sẽ thống kê, rà soát các khoản thu. Chẳng hạn trong ngành Nông nghiệp đã rà soát bỏ được mấy chục khoản thu. Đây là các khoản do các đơn vị sự nghiệp, địa phương ban hành. Nếu áp dụng luật theo hướng này sẽ hạn chế “đẻ” ra các khoản thu mới.
Bên cạnh đó, trả lời báo giới, PGS, TSKH. Nguyễn Văn Minh (Trường Đại học Ngoại thương) cũng cảnh báo, trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, sức dân còn yếu, lĩnh vực nào cũng tăng thuế, phí để tận thu sẽ tạo sự mất cân bằng trong phát triển. Chính phủ nếu muốn tạo được sự phát triển bền vững phải cân được thu - chi. Phải thư sức dân, tạo ra những nguồn thu bền vững chứ không phải là tận thu theo hình thức tăng thuế, phí. Nhất là khi nó không còn là một lĩnh vực đơn lẻ mà trở thành hiện tượng chung phổ biến sẽ ảnh hưởng lớn hơn.
Ngoài ra, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, tư duy thuế ở Việt Nam hiện nay vẫn là tận thu đối với các doanh nghiệp tới mức không nuôi dưỡng nguồn thu trong khi rất sẵn sàng cho thuế cho những doanh nghiệp giàu có, cho những nhà giàu.
Nữ chuyên gia kinh tế khuyến nghị, “vấn đề không phải chỉ là cố gắng ngồi vẽ ra luật cho tốt, chính sách cho hay mà phải thực hiện như thế nào”./.
1.http://nld.com.vn/kinh-te/hat-ca-phe-cong-17-khoan-thu-20150913214343166.htm
3.http://www.sggp.org.vn/kinhte/2014/9/360037/
Bình luận