Quy hoạch 2021-2030: Công cụ quan trọng để tỉnh Hà Nam kiến tạo không gian phát triển mới
Dự thảo Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh thông qua ngày 14/4.
Phó Chủ tịch Hội đồng Quy hoạch tỉnh, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: Đức Trung/MPI |
Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam còn nhiều khó khăn, thách thức
Hà Nam là tỉnh nằm ở cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, có vị trí đặc biệt quan trọng với vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước, với các hạ tầng giao thông cấp quốc gia đi qua. Hà Nam cũng là nơi có vị trí gần với nguồn nhân lực chất lượng cao (Hà Nội) và rất gần với các cảng hàng không, cảng biển trọng điểm của đất nước. Đặc biệt, Hà Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên du lịch dồi dào, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng đã được đầu trung ương và phát triển (Khu du lịch trọng điểm quốc gia Tam Chúc; Đền Trúc Ngũ động sơn, Bát Cảnh Sơn...).
“Đây là những lợi thế của Hà Nam không chỉ trong thu hút đầu trung ương mà còn thuận lợi trong việc liên kết phát triển với các địa phương”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nêu rõ.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Hà Nam được duy trì ở mức độ khá cao. Giai đoạn 2011-2020, tăng trưởng GRDP đạt 10,6%/năm (vùng ĐBSH 8,6%/năm; cả nước 6,0%năm). Năm 2010, đứng thứ 47 cả nước, năm 2020, quy mô GRDP của Hà Nam đứng thứ 40 trong cả nước, tăng 7 bậc.
GRDP bình quân đầu người (GRDP/người) của tỉnh tăng nhanh, từ 17,5 triệu đồng năm 2010 tăng lên 69,6 triệu đồng năm 2020. GRDP/người của tỉnh Hà Nam năm 2020 tăng gần 4 lần so với năm 2010 (vùng ĐBSH tăng gấp 2,7 lần và cả nước tăng gấp 3 lần).
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cũng chỉ rõ, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam còn nhiều khó khăn, thách thức như: (i) Quỹ đất sử dụng nhỏ; (ii) Kinh tế nghèo, phụ thuộc vào hỗ trợ của Trung ương, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chủ đạo; năng lực cạnh tranh của tỉnh còn thấp; (iii) Hệ thống cơ sở hạ tầng đầu mối (nhất là giao thông) qua tỉnh khá nhiều, song lại tạo sự chia cắt không gian; (iv) Các KCN, CCN đang có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; (v) Nguồn nhân lực trình độ, năng suất lao động thấp; quá trình xuất cư dẫn đến hiện tượng “chảy máu chất xám”; (vi) Việc huy động các nguồn lực vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội còn khó khăn.
Chỉ rõ hơn những hạn chế trong bức tranh phát triển của tỉnh, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Anh Chức nêu rõ 4 điểm nghẽn, đó là:
(1) Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển mới; xuất phát điểm kinh tế thấp, đầu tư cho hạ tầng còn hạn chế.
(2) Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao; thu hút lao động có trình độ chuyên môn khoa học, kỹ thuật cao còn khó khăn: Đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh đạt trên 22,1%. Đầu tư xây dựng hạ tầng Khu Đại học Nam Cao còn chậm
(3) Mặc dù môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng được cải thiện, tuy nhiên năng lực cạnh tranh của tỉnh còn thấp và chưa được cải thiện nhiều: Năm 2010, chỉ số PCI tỉnh Hà Nam đứng thứ 56/63; năm 2015 đứng thứ 31/63 và đứng thứ 30/63 năm 2020.
(4) Quá trình cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng chủ yếu dựa vào khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo còn chậm: năng suất lao động xã hội còn thấp (bằng 65% mức bình quân của vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH năm 2020); Năng suất lao động nông nghiệp còn thấp (bằng 95% mức bình quân cả nước); Công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm, chưa có nhiều dự án sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao; lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao chưa phát triển, chất lượng dịch vụ công nghiệp còn hạn chế; Phát triển khu vực dịch vụ, nhất là dịch vụ thương mại, du lịch, logistics còn hạn chế.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Lê Thị Thủy cho biết, tỉnh xác định công tác lập quy hoạch là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, tạo ra khung pháp lý cao nhất, là công cụ quan trọng để kiến tạo không gian phát triển mới, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. |
Đến năm 2030: Cơ bản đạt các tiêu chí của thành phố trực thuộc Trung ương
Tại Hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Lê Thị Thủy cho biết, tỉnh xác định công tác lập quy hoạch là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, tạo ra khung pháp lý cao nhất, là công cụ quan trọng để kiến tạo không gian phát triển mới, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
“Đây là cơ hội sắp xếp, rà soát lại các ngành vừa phù hợp với quy hoạch các ngành quốc gia vừa phù hợp với quy hoạch địa phương, đảm bảo không bị vướng mắc, cản trở phát triển trong quá trỉnh triển khai thực hiện quy hoạch”, Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh.
Khẳng định đây cũng là nhiệm vụ mới, khó khăn, phức tạp với nhiều quy định mới cả về nội dung và phương pháp lập quy hoạch; trong quá trình xây dựng quy hoạch tỉnh Hà Nam, bà Thủy cho biết, Tỉnh ủy tỉnh Hà Nam đã trực tiếp, thường xuyên chỉ đạo triển khai thực hiện với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị tham gia vào công tác lập quy hoạch tỉnh.
Theo dự thảo Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Hà Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 xây dựng tỉnh Hà Nam giàu đẹp, văn minh, phấn đấu đạt mức phát triển khá của vùng đồng bằng sông Hồng. Đến năm 2030: Cơ bản đạt các tiêu chí của thành phố trực thuộc Trung ương và phấn đấu đến năm 2035, tỉnh Hà Nam trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Nguyễn Anh Chức, tỉnh định hướng phát triển dựa trên khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh đặc thù, riêng biệt của tỉnh để Hà Nam phát triển nhanh, bền vững, bao trùm và toàn diện theo hướng tập trung phát triển công nghiệp tạo động lực và nhu cầu phát triển dịch vụ, đô thị và kinh tế nông nghiệp.
Trong đó, Hà Nam sẽ tập trung phát triển 2 trục động lực là Trục động lực Bắc - Nam và trục động lực Đông - Tây; 3 đột phá chiến lược gồm: (i) Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng (ii) Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; đẩy mạnh cải cách hành chính(ii) Phát triển nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; 4 trụ cột tăng trưởng là công nghiệp, đô thị, du lịch, kinh tế nông nghiệp.
Đến năm 2050, Hà Nam là thành phố phát triển hiện đại, văn minh, sinh thái; trung tâm hàng đầu của vùng ĐBSH về văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, y tế và chăm sóc sức khỏe; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, thông minh. Người dân có thu nhập cao, cuộc sống thịnh vượng, hạnh phúc.
Về tổ chức, sắp xếp không gian phát triển, tỉnh Hà Nam sẽ phát triển theo hướng đô thị xanh, thông minh và bền vững, phát triển không gian đô thị tập trung theo các hành lang phát triển, tránh dàn trải và kết nối thông suốt.
Đồng thời, bố trí hợp lý các cụm đô thị - công nghiệp, hình thành các nêm xanh để kiểm soát về không gian và kiểm soát chặt chẽ về quỹ đất phát triển đô thị đảm bảo về môi trường sinh thái và phát triển bền vững.
Không gian phát triển tỉnh Hà Nam được tổ chức theo cấu trúc đa trung tâm, nhiều tầng bậc với các cụm đô thị-công nghiệp-dịch vụ tập trung kết hợp với phát triển du lịch, nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao.
Phân công phát triển giữa các vùng huyện/vùng thị xã/vùng thành phố theo hướng hình thành 03 vùng đặc trưng gồm:
(1) Vùng đô thị trung tâm - dịch vụ chất lượng cao - công nghiệp công nghệ cao - đào tạo nguồn nhân lực: Gồm toàn bộ thành phố Phủ Lý, thị xã Duy Tiên và một phần huyện Thanh Liêm (khu vực từ tả ngạn sông Đáy đến cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ);
(2) Vùng đô thị - sinh thái - công nghiệp (phía Tây): Là khu vực phía Tây sông Đáy phần lớn thuộc địa bàn huyện Kim Bảng và khu vực phía Tây sông Đáy của huyện Thanh Liêm;
(3) Vùng cảnh quan nông nghiệp – công nghiệp, công nghệ cao: Là khu vực phía Đông và phía Nam của tỉnh, chủ yếu thuộc địa bàn các huyện Lý Nhân, Bình Lục và khu vực phía Đông đường Cao tốc của huyện Thanh Liêm.
Định hướng phát triển đô thị đến năm 2030, tỉnh Hà Nam có 09 đô thị, trong đó: Phấn đấu thành phố Phủ Lý đạt tiêu chí đô thị loại I; Thị xã Duy Tiên là đô thị loại III tiến tới thành lập thànhphố Duy Tiên; huyện Kim Bảng là thị xã, cơbản đạt tiêu chí đô thị loại III; Xây dựng 03 đô thị đạt tiêu chí đô thị loại IV: đô thị Thanh Liêm, đô thị Lý Nhân, thịtrấn Bình Mỹ; Thành lập các thị trấn mới trên địa bàn các xã đã được. công nhận đô thị loại V thuộc huyện Bình Lục (An Lão, Tiêu Động, Tràng An).
Trong đó, thành phố Phủ Lý đóng vai trò là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa xã hội, hạt nhân phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Nam và thành phố Hà Nam trong tương lai với các trung tâm ytế, giáo dục đào tạo, dịch vụ thương mại cấp vùng, xây dựng khu đô thị Bắc Châu Giang thành trung tâm hành chính,chính trị mới của tỉnh. Các đô thị Duy Tiên, Kim Bảng là các trung tâm phát triển công nghiệp – dịch vụ - du lịchcùng với thành phố Phủ Lý hình thành tam giác phát triển của vùng, trở thành cực tăng trưởng quan trọng trong khuphía Nam vùng thủ đô Hà Nội. Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 58%.
Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Nguyễn Anh Chức, tỉnh định hướng phát triển dựa trên khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh đặc thù, riêng biệt của tỉnh để Hà Nam phát triển nhanh, bền vững, bao trùm và toàn diện. Ảnh: Đức Trung/MPI |
Đến năm 2030, phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, công nghệ cao, ít phát thải khí nhà kính, có khả năng cạnh tranh, giá trị gia tăng cao, tham gia sâu,toàn diện vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu; Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế, như: công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ số, công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp phần mềm, trí tuệ nhân tạo, ô tô, công nghiệp hỗ trợ; Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mới như chíp, bán dẫn, robot, công nghiệp môi trường, công nghiệp vật liệu mới.
Dự kiến thời kỳ 2021-2030, tỉnh thành lập mới 10 khu công nghiệp (KCN) với tổng quy mô diện tích là 2.111 ha. Tỉnh đề xuất bổ sung một số KCN định hướng mở rộng và thành lập mới theo nhu cầu thực tế trong thời kỳ quy hoạch và sau năm 2030 vào quy hoạch phát triển các KCN giai đoạn 2021-2030 khi đáp ứng các điều kiện theo quy định. Cụ thể, thành lập mới 4 KCN; Mở rộng diện tích 3 KCN. Tổng quy mô diện tích bổ sung khoảng 1.314 ha.
Dự thảo quy hoạch nêu rõ, phát triển du lịch Hà Nam với những sản phẩm đa dạng có giá trị cao về tự nhiên - sinh thái, văn hóa - giải trí - nhân sinh - sáng tạo, là điểm đến quan trọng của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước; trọng tâm là Khu du lịch quốc gia Tam Chúc, phấn đấu trở thành Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.
Phát triển các khu du lịch vui chơi giải trí khu du lịch nghỉ dưỡng tầm cỡ quốc gia, tại huyện Kim Bảng (tại thị trấn Ba Sao, xã Liên Sơn, xã Khả Phong, xã Tân Sơn, xã Tượng Lĩnh,…); huyện Thanh Liêm (Khu Đồi Con Phượng, xã Thanh Nghị, Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự, xã Liêm Sơn, đền Lảnh Giang,..).
Duy trì, nâng cấp 02 sân golf hiện trạng tại thị trấn Ba Sao và xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng; Phát triển mới 02 sân golf gồm: Sân golf Đồi Hoa Sen 27 hố tại xã Liên Sơn và TT. Ba Sao huyện Kim Bảng và Sân golf Đồi Con Phượng 54 hố tại xã Thanh Tân, Thanh Nghị huyện Thanh Liêm.
Tỉnh đề ra 7 nhiệm vụ trọng tâm là: (1) Nâng cao chất lượng, hiệu quả, sự sáng tạo trong ban hành các cơ chế, chính sách; (2) Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, ứng dụng khoa học - công nghệ; (3) Mở rộng quỹ đất, thu hút đầu trung ương phát triển các KCN, CCN, khu logistics và khu công nghệ cao; (4) Tập trung thu hút vốn đầu trung ương nhằm duy trì các động lực tăng trưởng hiện tại và tạo ra các động lực tăng trưởng mới; (5) Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa, hệ sinh thái, cảnh quan môi trường; (6) Quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường (7) Chủ động hợp tác quốc tế.
Thông qua dự thảo Quy hoạch tỉnh với điều kiện chỉnh sửa, bổ sung
Tham gia ý kiến đối với nội dung quy hoạch, các thành viên Hội đồng và các chuyên gia thống nhất rằng, quy hoạch tỉnh Hà Nam đã được triển khai lập theo đúng quy định của pháp luật về quy hoạch. Về cơ bản, nội dung quy hoạch đã đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 27 Luật Quy hoạch và Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP. Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch cơ bản đảm bảo yêu cầu theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: Đức Trung/MPI |
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng tập trung cho ý kiến và đề nghị làm rõ thêm một số nội dung về tổ chức không gian phát triển theo hướng đô thị - công nghiệp - dịch vụ, với 10 trục động lực kết nối dọc, 09 trục động lực kết nối ngang và 03 vùng chức năng; về định hướng phát triển ngành, lĩnh vực với 06 nhóm là phát triển du lịch với đặc thù địa phương; Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất tập trung, hàng hóa chất lượng, giá trị cao; Phát triển thương mại, dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ y tế, du lịch; Phát triển công nghiệp phù hợp với điều kiện, đặc thù và lợi thế của tỉnh; Phát triển kinh tế đô thị để đón sự lan tỏa từ Thủ đô; Vấn đề quản lý tài nguyên, bảo tồn di sản, lịch sử, văn hóa và vấn đề nguồn nhân lực, lao động.
Hội đồng thẩm định cũng yêu cầu làm rõ các định hướng phát triển các khu chức năng như khu công nghệ cao Hà Nam; Khu du lịch quốc gia Tam Chúc; Bổ sung mới 10 KCN, 15 CCN và 02 sân gôn; Vấn đề về Khu Đại học Nam cao; Cơ sở để xuất 01 trung tâm logistics cấp vùng; 01 trung tâm logistics cấp tỉnh; Làm rõ nội dung đề xuất khu bảo vệ cảnh quan hồ Tam Chúc; về các chỉ tiêu sử dụng đất chênh lệch so với chỉ tiêu quốc gia phân bổ.
Các thành viên hội đồng và chuyên gia cũng đề nghị, UBND tỉnh cần tiếp tục rà soát về quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh và các phương án đề xuất trong thời kỳ quy hoạch tỉnh để đảm bảo phù hợp với Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 81 của Quốc hội; bổ sung triết lý phát triển theo hướng khác biệt, đặc thù, riêng có của tỉnh; ưu tiên phát triển mạnh các ngành dịch vụ; lấy kinh tế số, kinh tế chia sẻ, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn làm yếu tố phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; cần cân nhắc mục tiêu phát triển tỉnh Hà Nam trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và làm rõ tiến trình, định hướng thực hiện mục tiêu này.
Sau khi thảo luận, Hội đồng thẩm định đã biểu quyết bằng Phiếu đánh giá với kết quả 100% đồng ý, nhất trí thông qua Quy hoạch tỉnh Hà Nam và Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của Quy hoạch tỉnh Hà Nam với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện.
Để sớm hoàn thiện nội dung quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đề nghị tỉnh Hà Nam nghiêm túc tiếp thu, giải trình và hoàn thiện hồ sơ quy hoạch theo ý kiến tham gia thẩm định của các Bộ, ngành, ý kiến của các chuyên gia phản biện, ý kiến của các chuyên gia tại Hội nghị tham vấn về Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch và kết luận của Hội đồng thẩm định tại Báo cáo thẩm định.
Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh đề nghị Tỉnh tập trung làm rõ và giải trình một số nội dung để hoàn thiện hồ sơ quy hoạch, như: Thể hiện rõ hơn quy trình lập quy hoạch tỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch, thể hiện sự đồng thuận giữa các sở ngành, địa phương về định hướng phát triển và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội. Bổ sung và làm rõ một số nội dung về quy trình tích hợp quy hoạch từ khi triển khai lập đến khi hoàn thiện quy hoạch. Xác định rõ vai trò, vị trí của tỉnh trong vùng về kết nối giao thông, phát triển văn hóa, xã hội, phát triển du lịch và phát triển các kinh tế khác.
"Đánh giá việc thực hiện Quyết định 1226/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2020 và các quy hoạch ngành cấp tỉnh để làm rõ những tồn tại, hạn chế, các “điểm nghẽn” trong việc bố trí không gian phát triển thời gian qua để khắc phục trong thời gian tới", Thứ trưởng nêu yêu cầu.
Đặc biệt, cần luận chứng, làm rõ về tính khả thi của kịch bản phát triển được lựa chọn, trong đó cần xác định rõ các động lực, đột phá của tăng trưởng, đóng góp của từng ngành, lĩnh vực vào tăng trưởng chung của tỉnh; làm rõ cơ sở về mục tiêu đến năm 2035 tỉnh Hà Nam trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Rà soát nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất đã được Thủ tướng Chính phủ phân bổ tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022. Trường hợp cần thiết, đề nghị làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường để tìm giải pháp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Trong đó, cần đặc biệt lưu ý đối với Khu công nghệ cao Hà Nam; Khu du lịch quốc gia Tam Chúc; Khu Đại học Nam cao; 10 KCN, 15 CCN và 02 sân gôn đề xuất mới. Rà soát đối với việc sử dụng 1.953,52ha rừng tự nhiên ngoài quy hoạch và việc giảm 1.248,52ha rừng tự nhiên.
"Xem xét xử lý những mâu thuẫn, xung đột giữa các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Hà Nam dựa trên việc xem xét về cơ sở dữ liệu về quy hoạch và chồng chập bản đồ", Thứ trưởng lưu ý.
Bên cạnh đó, Tỉnh cũng được yêu cầu rà soát Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược để xác định những vấn đề môi trường chính cần lưu ý nếu thực hiện quy hoạch, những khu vực nhạy cảm về môi trường, những khu vực cần hạn chế phát triển, những khu vực không được phát triển; đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường và giảm thiểu các tác động tiêu cực cho từng vấn đề môi trường, từng khu vực nhạy cảm về môi trường.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương đề nghị tỉnh Hà Nam nghiêm túc tiếp thu, giải trình và hoàn thiện hồ sơ quy hoạch. Lập Báo cáo tiếp thu, giải trình toàn bộ ý kiến tham gia bằng văn bản và chịu trách nhiệm về tính trung thực, tính chính xác của nội dung, số liệu trong Báo cáo, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu trong hồ sơ Quy hoạch tỉnh Hà Nam.
"Hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch tỉnh Hà Nam, gồm: Báo cáo quy hoạch; Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch; hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu; dự thảo Quyết định phê duyệt quy hoạch, đảm bảo đồng bộ, thống nhất và tuân thủ đúng quy định của pháp luật; Gửi hồ sơ Quy hoạch tỉnh Hà Nam đã được hoàn thiện đến Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định để tiến hành rà soát theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP", Thứ trưởng chỉ rõ các bước tiếp theo./.
Bình luận