Tại sao một số nước châu Phi lại phải in tiền ở nước ngoài?

Một số loại tiền giấy hiện đang lưu hành tại châu Phi (Nguồn: DW)

Chuyện bắt đầu từ đồng tiền Gambia

Tháng 7 năm ngoái, một phái đoàn từ Gambia đến thăm Ngân hàng Trung ương Nigeria để tư vấn xem liệu đồng dalasi của Gambia có thể được đặt hàng in tại nước láng giềng Tây Phi này được không. Quốc gia châu Phi này đã phải thiết kế lại đồng tiền của mình sau chinh biến của cựu Tổng thống Yahya Jammeh, người đã cai trị Gambia từ năm 1994 cho đến khi bị buộc phải lưu vong vì không chấp nhận thất bại trong cuộc bầu cử năm 2016.

Yahya Jammeh bị cáo buộc vi phạm nhân quyền, giết các đối thủ chính trị trong suốt 22 năm cầm quyền, nhưng ảnh lại được in trên đồng tiền giấy quốc gia. Sau khi bị lật đổ, Ngân hàng Trung ương Gambia quyết định loại hủy những hình ảnh này và thay bằng hình ảnh một ngư dân đẩy ca nô ra biển, và một người nông dân chăm sóc lúa cùng hình các loài chim bản địa đầy màu sắc trên tờ tiền dalasi.

Sau khi tiêu hủy những tờ dalasi có chứa hình ảnh Jammeh, thì Gambia lại gặp phải trở ngại khác, không thể in tiền của riêng mình trong nước được. Điều này buộc phải tìm kiếm các đối tác nước ngoài, đó là các công ty in tiền ở Anh. Gambia không đơn độc trong việc in tiền vì theo thăm dò của DW, hơn 2/3 trong số 54 quốc gia của châu Phi phải nhờ nước ngoài in tiền hộ, chủ yếu ở châu Âu và Bắc Mỹ. Nhất là thời điểm Liên minh châu Phi (AU) đang cố gắng mở ra một thời kỳ vàng son, tăng cường sản xuất và lợi nhuận. Trong số các công ty hàng đầu mà các ngân hàng trung ương châu Phi hợp tác có công ty in tiền giấy khổng lồ De La Rue của Anh, Crane của Thụy Điển và Giesecke + Devrient của Đức.

Tại sao một số nước châu Phi lại phải in tiền ở nước ngoài?
Tại sao một số nước châu Phi lại phải in tiền ở nước ngoài?

Đồng tiền dalasi cũ và mới của Gambia (Nguồn: Africanews )

Quy trình minh bạch như thế nào?

Đáng ngạc nhiên là hầu hết các nước châu Phi đều nhập khẩu tiền tệ của chính mình. Đối với các quốc gia giàu có hơn, như: Angola và Ghana có thể tự chủ và đủ khả năng kinh tế. Hầu hết các quốc gia đều kín tiếng về quy trình in tiền. Có thể là vì lý do bảo mật nhưng các công ty in tiền lại khá minh bạch nên việc này không thể giữ kín được.

Ilyes Zouari, người nghiên cứu các nước châu Phi cho biết, Ethiopia, Libya và Angola - cùng với 14 quốc gia khác đã đặt hàng in tiền từ De La Rue, trong khi hầu hết các nước châu Phi nói tiếng Pháp lại đặt hàng với Ngân hàng Trung ương của Pháp và hãng in tiền Pháp Oberthur Fiduciaire.

Không rõ chi phí để in các loại tiền châu Phi như dalasi cụ thể là bao nhiêu, nhưng in đồng đô la Mỹ (USD) có giá từ 6 đến 14 xu. Như vậy, như chi phí in ấn cho hơn 40 loại tiền tệ của châu Phi số tiền không hề nhỏ. Vào năm 2018, một quan chức ngân hàng trung ương ở Ghana đã phàn nàn với báo giới rằng nước này chi số tiền lớn cho các đơn đặt hàng đồng cedi Ghana tại Vương quốc Anh. Và vì các quốc gia thường đặt hàng triệu tờ tiền được đóng vào thùng chứa, nên họ thường phải trả phí vận chuyển rất cao. Trong trường hợp của Gambia, các quan chức cho biết chi phí vận chuyển lên tới 70.000 bảng Anh (84.000 euro, 92.000 USD hay khoảng 2,213 tỷ đồng tiền VN).

Tại sao một số nước châu Phi lại phải in tiền ở nước ngoài?

Ít nhất có tới 40 quốc gia châu Phi phải nhờ châu Âu in tiền (Nguồn: Indianexpress)

Nhu cầu in tiền ngày càng cao

Mặc dù nghe có vẻ kỳ quặc, nhưng các nhà phân tích cho rằng, việc các quốc gia châu Phi in nhiều tiền của họ ra nước ngoài không phải là điều bất thường. Nhiều quốc gia phát triển trên thế giới cùng từng làm điều này. Ví dụ, Phần Lan và Đan Mạch hay hàng trăm ngân hàng trung ương trên khắp thế giới, chỉ một số ít quốc gia, như: Mỹ và Ấn Độ là có thể tự sản xuất tiền tệ riêng cho họ.

Mma Amara Ekeruche chuyên gia tiền tệ ở Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế châu Phi cho biết, khi tiền tệ của một quốc gia không có nhu cầu cao và không được sử dụng trên toàn cầu, như: đồng đô la Mỹ hoặc bảng Anh, thì việc in tiền trong nước không có ý nghĩa gì về mặt tài chính do chi phí tăng cao bởi cơ sở in chuyên nghiệp với máy móc hiện đại có thể in ra hàng triệu tờ tiền cùng một lúc nên rẻ hơn. Vì vậy, các quốc gia có dân số nhỏ như Gambia hoặc Somaliland, việc thuê nước ngoài in là phù hợp. "Nếu một quốc gia in một tờ tiền với giá € 10 ở nhà, thì họ có thể in nó ở nước ngoài với giá € 8, nếu in trong nước sẽ có thể đắt hơn, thì tại sao họ phải chịu thêm chi phí để làm điều này", Ekeruche giải thích.

Một số quốc gia như Liberia không thể in tiền của mình vì họ không có máy in, việc xây dựng cơ sở in sẽ tốn kém và đòi hỏi khả năng kỹ thuật đặc biệt. Chỉ một số ít các quốc gia châu Phi, như: Nigeria, Morocco và Kenya có đủ nguồn lực để in tiền hoặc đúc tiền của riêng họ, nếu cần họ có thể bổ sung bằng nhập khẩu hay in ở nước ngoài.

Tại sao một số nước châu Phi lại phải in tiền ở nước ngoài?

Theo giới chuyên gia, các quốc gia có dân số nhỏ thì việc thuê in tiền ở nước ngoài là phù hợp (Nguồn: Himalsanchar).

Hệ lụy từ thuê in tiền ở nước ngoài

Liên quan đến vấn đề này, Ekeruche cho biết, một số quốc gia cố gắng in tiền của mình có thể trở thành nạn nhân của các quan chức tham nhũng hoặc tin tặc thao túng, do vậy thuê ngoài sẽ an toàn hơn. Ngay cả với việc nhập khẩu, có thể có những thách thức. Các thùng chứa đô la Liberia được vận chuyển từ Thụy Điển đã từng biến mất vào năm 2018. Trong khi đó, các công ty in tiền như De La Rue của Anh lại tồn tại hàng trăm năm, sản xuất hàng loạt tiền cho các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới nên uy tín rất lớn.

Họ có các công cụ và kinh nghiệm để cập nhật những đổi mới về tiền tệ. Chẳng hạn như polymer được coi là sạch hơn, bền hơn và an toàn hơn giấy, với chất liệu nhựa cho phép bao gồm các tính năng tinh vi hơn để bảo vệ chống lại hàng giả.

Nhưng thuê ngoài không phải là không có nhược điểm. Một số quốc gia có thể thấy mình sắp kết thúc các lệnh trừng phạt kinh tế. Ví dụ, vào năm 2011, Vương quốc Anh đã từ chối đơn đặt hàng đồng dinar của Libya từ De La Rue, sau khi Liên Hợp Quốc trừng phạt cố lãnh đạo Gaddafi.

Cũng phải nói thêm rằng, các nước châu Phi cũng có những đặc thù riêng, khu vực này đang xây dựng kế hoạch thúc đẩy thương mại nội khối châu Phi. Hiện có nhiều thương mại với các nước phương Tây và phương Đông hơn so với nội trong lục địa. Việc in tiền giấy ở châu Phi sẽ thúc đẩy lợi nhuận trên lục địa này và ít nhất về mặt lý thuyết, các quốc gia châu Phi có thể chọn những nước có khả năng in ấn vì tận dụng công suất nhàn rỗi.

Nhưng điều đó không xảy ra trong thực tế. "Đó là do các vấn đề về lòng tin giữa các quốc gia", Emmanuel Asiedu-Mante, cựu phó giám đốc Ngân hàng Trung ương Ghana cho biết. Ngoài ra, còn phải kể đến ngoại lệ khác, tính phức tạp của Pháp ngữ châu Phi, các quốc gia sử dụng đồng franc CFA Trung Phi và đồng franc CFA Tây Phi. Các loại tiền tệ được gắn chặt với đồng euro do các mối quan hệ thuộc địa và được sản xuất tại Pháp.

Tuy nhiên, vẫn có hy vọng thay đổi diễn ra. Với việc Ngân hàng Trung ương Gambia, các quan chức đề xuất mối quan hệ đối tác khả dĩ với Nigeria, các quốc gia có thể bắt đầu hướng nội cho các đơn đặt hàng tiền tệ của họ. Nếu điều đó xảy ra trên quy mô lớn, có thể cắt giảm đáng kể chi phí vận chuyển nếu tiền được in ấn ngay trong lục địa châu Phi này./.

Tại sao một số nước châu Phi lại phải in tiền ở nước ngoài?
In tiền ở nước ngoài hàm chứa cả cái được lẫn cái bất lợi (Nguồn: Bankofengland).

Khắc Nam

Theo BCNN- 3/2022

Tham khảo từ nguồn: https://www.dw.com/en/why-africa-prints-money-in-europe/a-61246672