Trung Quốc sẽ đóng cửa các sàn giao dịch tiền ảo
Kênh rủi ro đầu tư cao
Sự thành công toàn cầu của bitcoin và các loại tiền tệ ảo khác là do sự xâm nhập của các nhà đầu tư tài chính và đầu tư lớn vào một thị trường mới. Các quỹ đầu tư, các tập đoàn quốc tế, nhà độc quyền tài chính và thậm chí một số nước tuyên bố hỗ trợ việc sử dụng đồng tiền ảo và công nghệ bảo mật nói chung nhằm nâng cao lòng tin cho các nhà đầu tư và các chủ sở hữu tiền tệ crypto.
Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc bắt đầu hạn chế giao dịch bằng bitcoin. Ngân hàng Trung ương nước này đã tiến hành cấm toàn bộ hoạt động ICO (huy động vốn lần đầu bằng tiền ảo) và dự kiến đến cuối tháng 9 sẽ cấm giao dịch bitcoin trong nước.
Ngày 1/9, bitcoin đã tăng giá kỷ lục trên thị trường thế giới lên 5000 USD/bitcoin. Tuy nhiên 3 ngày sau, tỷ giá của loại đồng tiền ảo này giảm mạnh. Chính phủ Trung Quốc giải thích quyết định cấm giao dịch bitcoin do các giao dịch này mang nhiều rủi ro tài chính và gian lận thương mại. Các tổ chức, cá nhân đã hoàn thành giao dịch cần hoàn trả quỹ cho các nhà đầu tư. Chỉ tính từ đầu năm 2017, thông qua ICO, Trung Quốc đã thu về khoảng 400 triệu USD, phần lớn từ những doanh nghiệp mới thành lập.
Ngày 13/09, thị trường bitcoin cũng đã phải chịu một cú sốc trước bài phát biểu của người đứng đầu ngân hàng lớn JP Morgan Chase của Mỹ, ông Jamie Daymon. Ông gọi bitcoin là “điều giả dối”, “gian lận”. Daymon đe doạ sẽ đuổi việc nhân viên của JP Morgan Chase nếu họ quyết định buôn bán bằng bitcoin. Người đứng đầu JP Morgan Chase nói: “Đầu tư bitcoin bị cấm tại ngân hàng của chúng tôi và những ai đầu tư bitcoin là những kẻ ngu ngốc”. Sau phát biểu của ông Daymon, tỷ giá bitcoin giảm xuống dưới 4.000 USD và dự đoán sẽ tiếp tục giảm xuống 3.000 USD.
Các cơ quan quản lý quốc tế lo ngại và không tin tưởng vào quá trình huy động vốn trong các dự án đầu tư mới, như ICO. Cần hiểu rằng, mục đích chính của kim tự tháp tài chính là làm giàu cho những người sáng lập bằng các khoản đầu tư của các đối tượng tham gia đầu tư. Nhưng trên thị trường bên ngoài, không ai cần hoạt động của các kim tư tháp như vậy, vì chúng không có lợi ích sử dụng và cũng không giải quyết bất kỳ vấn đề gì.
Chính vì vậy, cơ quan quản lý tài chính Trung Quốc không chỉ dừng tất cả các giao dịch ICO, mà còn phải hoàn trả các khoản tiền đã thu trước đó và cấm các giao dịch chuyển khoản bằng bitcoin. Trung Quốc bày tỏ lo ngại rằng nhiều ICO gian lận tài chính. ICO dễ rủi ro về rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố vì tính ẩn danh của các giao dịch và sự dễ dàng chuyển một lượng tiền lớn từ nơi này sang nơi khác trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng khá thận trọng đối với ngành công nghiệp tiền tệ này bởi nước này là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất trên thế giới. Đồng thời việc xem xét thiết lập quy định pháp lý về quan hệ đồng tiền ảo vẫn chưa được chính phủ tính đến. Đồng tiền ảo được xem là hàng hoá ảo và trao đổi mã hoá phải được đăng ký với Cục viễn thông quốc gia, đây cũng được coi là một bước tiến bộ tại Trung Quốc.
Giao dịch bitcoin sẽ bị cấm ở Trung Quốc vào cuối tháng 9 tới
Bitcoin: Tiền hay hàng hoá?
Trở lại năm 2013 khi Trung Quốc không thừa nhân bitcoin là công cụ tài chính hợp pháp, không cấm các giao dịch bí mật bằng bitcoin vì coi đó là quan hệ buôn bán hàng hoá. Đến năm 2014, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc khuyến cáo rằng các ngân hàng và hệ thống thanh toán của Trung Quốc sẽ đóng các tài khoản buôn bán bitcoin, xem xét việc cấm bitcoin. Bitcoin là một loại tài sản, chứ không phải một loại tiền tệ.
Năm 2015, thứ tài sản ảo này được xem là “quyền cơ bản của con người” ở Trung Quốc. Việc cấm bitcoin trong thời gian này liên quan đến sự thắt chặt giao dịch tại ngân hàng. Các ngân hàng và nhân viên của họ bị cấm tham gia kinh doanh bitcoin thông qua hệ thống ngân hàng, phục vụ các đại diện ngành công nghiệp bitcoin và hợp tác với họ.
Nói chung, lênh cấm được áp dụng để giảm rủi ro pháp lý, kinh tế, quy định, tổ chức và kỹ thuật.
Đã có những nước đạt tiến bộ hơn trong việc hợp pháp hoá dần dần hoạt động ICO, tiền tệ crupto, như: Thuỵ Sĩ, Nhật Bản, Estonia, Singapore. Thận trọng hơn trong vấn đề này có thể kế đến Mỹ và Anh.
Thị trường ICO đang trong giai đoạn hỗn loạn. Một trong những hậu quả tích cực của quyết định đóng cửa các sàn giao dịch bitcoin là làm sạch và thanh toán bù trừ thị trường khỏi nhà khai thác vụ lợi. Chừng nào kinh tế thế giới, các nhà lập pháp và quản lỹ tài chính có thể xác định bitcoin là loại tiền tệ mới hay hàng hoá, lúc ấy mới có được sự đồng thuận về quan hệ kinh tế và khung pháp lý chung cho loại tiền tệ ảo này. Các quốc gia cần có những bước điều chỉnh phù hợp cho loại thị trường nhiều hứa hẹn này./.
Nguồn tham khảo:
1. https://meduza.io/feature/2017/09/15/kitay-obvalil-kurs-kriptovalyut-pochti-na-dve-tysyachi-dollarov-za-dve-nedeli-chto-proishodit
2. http://korrespondent.net/business/economics/3886621-kytai-sprovotsyroval-obval-kryptovaluit
3. https://bits.media/news/kitay-osnovnaya-dvizhushchaya-sila-bitcoin/
Bình luận