VNDIRECT: Vì Covid-19, tăng trưởng quý II dự báo dưới 7%
Ngành sản xuất duy trì đà tăng trưởng, du lịch ảnh hưởng nặng bởi Covid-19
Báo cáo của VNDIRECT cho biết, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của Việt Nam tăng 1,6% so với tháng trước và 11,6% so với cùng kỳ trong tháng 5 năm 2021 là tương đối ấn tượng khi các tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, hai trung tâm công nghiệp lớn của Việt Nam, bị buộc phải đóng cửa một số khu công nghiệp trong vài ngày để ngăn chặn đà lây nhiễm của dịch COVID-19. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) IHS Markit của Việt Nam vẫn duy trì trên mốc 50 điểm, đạt mức 53,1 điểm trong tháng 5. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất tiếp tục được mở rộng bất chấp tác động của dịch COVID-19.
Một số quốc gia có kế hoạch mở cửa hoàn toàn nền kinh tế vào đầu quý III/2021. Chúng tôi kỳ vọng nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ cao hơn trong nửa cuối năm 2021, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2021 sẽ đạt 15%. |
Tuy nhiên, ngành dịch vụ suy giảm trong bối cảnh dịch COVID-19, du lịch bị ảnh hưởng nặng nề. Ngoài ra, việc phong tỏa tại một số khu vực thuộc tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, cùng với việc tạm dừng các dịch vụ không thiết yếu ở một số tỉnh, thành khác đã kìm hãm sự tăng trưởng của một số phân ngành dịch vụ, bao gồm lưu trú và ăn uống, du lịch và giải trí. Theo đó, Công ty này duy trì dự báo tăng trưởng GDP cho cả năm 2021 ở mức 6,7%, nhưng quý II dự báo sẽ chỉ dưới 7%, thay vì mức 7,5% như dự báo trước đây.
Dự báo GDP cả năm 6,7% với kỳ vọng ngành sản xuất sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn trong nửa cuối năm 2021 khi nhu cầu tại Mỹ và EU phục hồi mạnh hơn.
Do Cục Dự trữ Liên bang (FED) tiếp tục duy trì các chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm hỗ trợ tăng trưởng, đồng đô la Mỹ dự kiến sẽ tiếp tục suy yếu trong tháng tới, đồng Việt Nam có thể tiếp tục mạnh lên.
VNDIRECT cho rằng, triển vọng kinh tế thế giới đang tươi sáng hơn. Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) được công bố vào tháng 4 năm 2021, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu cho năm 2021 lên 6,0% từ mức dự báo 5,5% trong báo cáo hồi tháng 1. Trong đó, IMF dự kiến nền kinh tế Mỹ sẽ đạt mức tăng trưởng 6,4% trong năm 2021 (cao hơn mức 5,1% theo dự báo trước đó) và nâng dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2021 lên 8,4%, từ mức dự báo trước đó là 8,1%. Triển vọng tươi sáng cho bức tranh kinh tế thế giới trong năm nay là nhờ sự khẩn trương của các nước trong chiến dịch tiêm vắc xin phòng ngừa COVID19 đại trà và chính sách tài khóa mở rộng.
Nhiều quốc gia sẽ mở cửa hoàn toàn nền kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam dự báo cải thiện
Các quốc gia trên thế giới đang đẩy mạnh kế hoạch tiêm vắc xin nhằm chống lại đại dịch COVID-19. Một số quốc gia nổi bật trong tốc độ tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 bao gồm các nền kinh tế lớn nhất thế giới như Mỹ, Anh, Canada, Trung Quốc và Đức. Cụ thể, trong TOP 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, Canada có tỷ lệ dân số đã tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin COVID-19 cao nhất (61,6%), sau đó là Anh (59,4%), Mỹ (50,9 %), Đức (45,1%), Ý (43,1%), Pháp (41,2%) và Trung Quốc (ước tính khoảng 36,0%).
Nhờ có vắc xin, một số quốc gia đang có kế hoạch mở cửa hoàn toàn nền kinh tế vào đầu quý III/2021 và điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu thô, hàng hóa và các sản phẩm tiêu dùng. Do đó, kỳ vọng nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ cao hơn trong nửa cuối năm 2021. Dự báo tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2021 lên 15%.
Dự báo lãi suất tiền gửi tăng nhẹ cuối năm
Quan sát của VNDIRECT cho biết, mối lo về lạm phát gia tăng và tăng trưởng tín dụng khả quan đã khiến lãi suất liên ngân hàng tăng tương đối mạnh trong tháng 5/2021. Theo dữ liệu của Bloomberg, lãi suất qua đêm tăng 63 điểm cơ bản lên 1,18% vào ngày 31/5. Cùng với đó, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tuần đến 12 tháng tăng trong khoảng từ 2 đến 60 điểm cơ bản. Trong khi đó, lãi suất huy động của khối ngân hàng thương mại cổ phần tăng 3-4 điểm phần trăm trong khi lãi suất huy động của khối ngân hàng thương mại quốc doanh không đổi. Công ty này kỳ vọng lãi suất tiền gửi sẽ tăng nhẹ 25-30 điểm cơ bản trong nửa cuối năm 2021 do (1) nhu cầu tín dụng tăng trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi, (2) áp lực lạm phát cao hơn vào nửa cuối năm so với mức 6 tháng đầu năm và (3) các ngân hàng thương mại cần duy trì mặt bằng lãi suất huy động hấp dẫn nhằm huy động vốn trong bối cảnh cạnh tranh cao hơn từ các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán./.
Dự báo giá dầu quanh 70 USD/thùng, hiệu quả PVD sẽ phục hồi từ quý II/2021 - Kỳ vọng hoạt động khoan của Tổng công ty Khoan và dịch vụ khoan dầu khí (PVDrilling - PVD) sẽ phục hồi kể từ ... |
Công bố gói phí TOMATO 30, VNDIRECT mang cơ hội đầu tư đến với mọi người - Với mong muốn mang cơ hội đầu tư đến với mọi người dân Việt Nam, VNDIRECT vừa ra mắt gói phí trả trước giao ... |
Thông tư 03 tác động tích cực đến các doanh nghiệp và ngân hàng - Ngay sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng ban hành Thông tư số 03 hướng dẫn việc cơ cấu lại ... |
Bình luận