Xuất khẩu dệt may: Nhiều nỗi lo trong “cuộc chơi” TPP
Thách thức phía trước...
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong 11 tháng đã vượt mốc 20 tỷ USD. Trong đó, riêng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 11/2015 đạt 1,71 tỷ USD, qua đó nâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 11 tháng năm 2015 lên 20,63 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2014 (tương ứng tăng 1,69 tỷ USD).
Tính chung 11 tháng, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đạt 9,88 tỷ USD, tăng 11,7%; sang EU đạt 3,09 tỷ USD, tăng 3,5%; sang Nhật Bản đạt 2,53 tỷ USD, tăng 6,2% và sang Hàn Quốc đạt 1,98 tỷ USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước.
Với TPP, tại phiên chất vấn trước Quốc hội vào ngày 17/11/2015, theo Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, thì “184/186 chủng loại hàng dệt may của Việt
Hiện Việt |
Chưa kể, ngành dệt may lâu nay phát triển nhờ gia công xuất khẩu và phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, trong đó doanh nghiệp FDI chiếm đến 60%-72% kim ngạch xuất khẩu dù chỉ chiếm 25% tổng số doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam. Cho nên, dù xuất khẩu có tăng trưởng thì dòng tiền sẽ chảy vào túi các doanh nghiệp nước ngoài nhiều hơn thay vì các doanh nghiệp Việt
Thời gian qua, tuy tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã triển khai nhiều dự án, chủ yếu vào ngành may, để chuẩn bị cho TPP, nhưng Trung Quốc và một số quốc gia khác còn đổ tiền đầu tư lớn hơn, kể cả việc xây khu công nghiệp dệt may (tại Nam Định). Các doanh nghiệp may của Việt
Khi Hiệp định TPP có hiệu lực, dù chuyển hướng sang nguồn nguyên liệu từ các nước TPP, như: Mỹ, Úc... được miễn thuế nhập khẩu, thì giá thành nguyên phụ liệu vẫn sẽ cao hơn nhiều so với nguồn nhập khẩu bấy lâu nay hay nguồn cung trong nước từ các doanh nghiệp FDI đang nở rộ do lợi thế về giá lao động, chi phí vận chuyển, thời gian giao hàng.
Một điều quan trọng khác là tính liên kết giữa các doanh nghiệp Việt
Có nhiều doanh nghiệp dệt - nhuộm phải chịu mua vải đầu vào giá cao hơn mức bình thường do khan hiếm nguồn cung sợi (đầu vào cho dệt) cũng như vải mộc (đầu vào cho nhuộm) mà nguyên nhân xuất phát từ việc các doanh nghiệp chuyên sản xuất sợi ồ ạt xuất khẩu sang Trung Quốc do giá mua phía Trung Quốc cao hơn so với thị trường nội địa. Điều này làm giá vải thành phẩm sau in - nhuộm - hoàn tất cao thêm.
Hiện nay, các doanh nghiệp dệt may Việt
Để không tụt hậu trước hội nhập
Theo đó, khi toàn văn TPP được công bố, Chính phủ cần xây dựng và phổ biến chương trình đào tạo về quy tắc xuất xứ đến doanh nghiệp dệt may, trong đó đưa ra khuyến nghị dựa trên các tiêu chí áp dụng với sản phẩm của nhóm ngành đó. Tận dụng được quy tắc xuất xứ hay không và tận dụng được đến đâu phụ thuộc phần lớn vào sự nắm bắt và nỗ lực vượt bậc của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Chính phủ cần xem xét có những chỉnh sửa về chính sách để phù hợp với cam kết TPP.
Bên cạnh đó, để đảm bảo hàng hóa đáp ứng yêu cầu về xuất xứ, các doanh nghiệp dệt may cần nghiên cứu kỹ quy tắc xuất xứ trong TPP (sau khi được ký kết) để chắc chắn hàng hóa đáp ứng quy tắc cộng gộp và các tiêu chí xuất xứ tương ứng trước khi sản xuất, xuất khẩu. Đặc biệt, cần nhận thức rõ vướng mắc lớn nhất trong vấn đề xuất xứ hàng hóa là do chưa chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất xuất khẩu chủ lực.
Đối với dệt may là ngành gia công, hiện nay nguyên liệu đang nhập khẩu từ các nước thứ 3 ngoài TPP, vì vậy, cần được rà soát lại để tăng cường sử dụng nguyên liệu trong nước, hoặc nhập khẩu nguyên liệu của các nước thành viên TPP để thay thế các nước ngoài TPP.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần xác định chiến lược kinh doanh riêng cho mình tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, tận dụng hoặc xây dựng các vùng nguyên liệu sẵn có để chiếm lĩnh thị trường nội địa và phát huy thế mạnh, tạo thương hiệu đẩy mạnh xuất khẩu, hoặc xây dựng chuỗi cung ứng riêng ngay trong nước.
Đặc biệt, trả lời trên trên Báo điện tử Chính phủ, ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, để hội nhập thành công, nhất là với TPP, cần tập trung nâng cao năng suất lao động. Hiện tại, năng suất kỹ thuật của ngành dệt may Việt
Vì vậy cần đặc biệt chú trọng cải thiện năng suất lao động kỹ thuật dệt may, cần nâng cao chất lượng nhân lực, đặc biệt là chất lượng nhân lực thiết kế, kỹ thuật, sản xuất nguyên liệu, xử lý đơn hàng tổng hợp và tổ chức sản xuất.
Ông Lê Tiến Trường cho rằng cần tiếp tục thu hút đầu tư cho ngành sản xuất nguyên liệu theo chiến lược chung của cả nước. Mục tiêu đến năm 2020, cần có khoảng 15 trung tâm sản xuất nguyên liệu, trung tâm thiết kế, qua đó tạo việc làm cho 50 triệu lao động trong ngành dệt may và kim ngạch xuất khẩu đạt mức 50 tỷ USD, gấp đôi hiện nay./.
Tham khảo từ các nguồn:
http://baochinhphu.vn/Kinh-te/De-det-may-khong-tut-hau/244083.vgp
http://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/Default.aspx
http://www.thesaigontimes.vn/138925/Det-may-va-TPP-noi-lo-con-dai.html
Bình luận