3 vấn đề đáng lưu ý của xuất khẩu Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, đóng góp chính vào xuất khẩu vẫn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong 8 tháng, trong khi khu vực kinh tế trong nước đạt 31,7 tỷ USD, giảm 2,5% thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 74,6 tỷ USD, tăng 14,7%.
Với kết quả này, doanh nghiệp FDI có mức tăng trưởng xuất khẩu cao hơn nhiều mức bình quân cả nước (cả nước tăng 9%). Điều này khiến cho sự phụ thuộc của xuất khẩu vào yếu tố doanh nghiệp nước ngoài ngày càng lớn.
Nếu chỉ một năm trước đây, tỷ trọng xuất khẩu của giới doanh nghiệp FDI mới chiếm 61,15% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước thì đến giữa tháng 8 con số này đã nâng lên tới 67,74%.
Nhìn vào cụ thể từng nhóm hàng, ngành hàng xuất khẩu, thì việc chiếm ưu thế của doanh nghiệp FDI càng thể hiện rõ hơn. Nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất cả nước hiện nay là điện thoại các loại và linh kiện với tổng trị giá 20 tỷ USD, tăng tăng 31,1%.
Trong khi đó, ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam từ nhiều năm qua là dệt may với sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp lớn trong nước, như: Việt Tiến, Nhà Bè, May 10… với hàng trăm, hàng nghìn nhà máy trải rộng trên địa bàn cả nước với cả triệu lao động vẫn phải chịu lép vế ở vị trí thứ hai khi kim ngạch mới đạt 15 tỷ USD, kém ngành hàng điện thoại và linh kiện 5 tỷ USD.
Báo cáo về tình hình kinh tế quý II/2015 và 6 tháng đầu năm 2015 do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) công bố ngày 29/07/2015 cho thấy, các dự án FDI trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đang ngày càng tăng, đặc biệt một số dự án lớn để sản xuất hàng xuất khẩu đang tích cực giải ngân, mở rộng sản xuất, dự kiến khu vực FDI vẫn tiếp tục giữ vị trí đầu tàu trong việc tạo ra giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng bộc lộ không ít hạn chế bởi nhóm hàng xuất khẩu lớn mà DN FDI đang giành lợi thế phần lớn dựa vào thâm dụng lao động và gia công.
Tại Tọa đàm công bố Báo cáo nói trên, TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, tác động lan tỏa của FDI đối với khu vực kinh tế trong nước còn yếu, ít thấy có mối liên kết sản xuất giữa các DN FDI với DN trong nước. Hiện tỷ lệ nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài tại các DN FDI khá lớn, chiếm hơn 90%. Tuy nhiên, trong chuỗi sản xuất của các DN FDI về các “chân rết” cung cấp nguyên phụ liệu gần như không có sự tham gia của các DN trong nước.
Thứ hai, nông sản được xem là thế mạnh, là ngành hàng xuất khẩu chủ lực có dấu ấn đậm nét của doanh nghiệp trong nước trong nhiều năm qua, như: gạo, cà phê, hạt điều… lại sụt giảm mạnh về kim ngạch.
Theo đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 9,18 tỷ USD, giảm 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm rất mạnh ở các mặt hàng cà phê (33,1%), cao su (10,2%) và gạo 13,1%.
Đáng lưu ý, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam, nên giá bán và doanh thu của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thể sụt giảm trong thời gian tới bởi đối với các hợp đồng thanh toán bằng đồng USD, các doanh nghiệp Trung Quốc phải chi thêm hơn 4% cho các đơn hàng mua với giá trước đây, vì vậy đang có xu hướng ép giá gạo Việt Nam để bù đắp lại phần thâm hụt khi chuyển đổi từ NDT sang USD. Còn những đơn hàng xuất khẩu áp dụng phương thức thanh toán bằng đồng NDT sẽ gặp ảnh hưởng trực tiếp từ sự thay đổi tỷ giá, kéo doanh thu của các doanh nghiệp giảm xuống khi quy đổi sang VND.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam cũng khuyến cáo, để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ việc Trung Quốc phá giá đồng NDT, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần đa dạng hóa thị trường, từng bước giảm phụ thuộc vào thị trường nước này, kết hợp với việc cắt giảm giá thành, nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm.
Đồng thời, cần chú trọng hơn nữa việc khai thác tiềm năng thị trường nội địa và chuyển đổi cơ cấu chủng loại gạo phù hợp với nhu cầu tiêu thụ chung trên thế giới, thay vì chỉ tập trung vào thị trường Trung Quốc tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Về xuất khẩu các mặt hàng trong đó có nông sản, cần thực hiện có hiệu quả các giải pháp đã đề ra trong Đề án phát triển các thị trường khu vực thời kỳ 2015- 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, cần củng cố vững chắc và từng bước mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại các thị trường truyền thống bao gồm: Đông Nam Á, Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc), Trung Quốc, Australia, Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu (EU), Nga và các nước Đông Âu, Canada, Ấn Độ. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tập trung và tạo bước đột phá mở rộng thị trường xuất khẩu mới, có tiềm năng tại khu vực Châu Phi, Mỹ La-tinh, Trung Đông và Ấn Độ.
Giảm bớt sự phụ thuộc của xuất khẩu vào một số thị trường nhất định nhằm hạn chế rủi ro trước những biến động của thị trường cũng như các yếu tố kinh tế, chính trị khu vực và thế giới.
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại tại những thị trường truyền thống và thị trường mới tiềm năng; tham gia sâu, rộng vào hệ thống phân phối tại các thị trường khu vực, đặc biệt là thị trường khu vực Châu Mỹ và Châu Âu.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác xây dựng, quảng bá thương hiệu hàng hóa Việt Nam gắn với các hoạt động xúc tiến thương mại tại các thị trường xuất khẩu nhằm xây dựng hình ảnh, tạo cơ sở phát triển xuất khẩu hàng Việt Nam ổn định, vững chắc. Ưu tiên hỗ trợ thâm nhập thị trường nước ngoài đối với các thương hiệu hàng hóa thuộc Chương trình Thương hiệu quốc gia.
Thứ ba, một mặt hàng chủ lực truyền thống khác có sự sụt giảm mạnh về kim ngạch chính là dầu thô. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong 8 tháng đầu năm nay, sản lượng xuất khẩu dầu thô của Việt
Việt
Bình luận