Không có chế độ đãi ngộ

Mặc dù nói là cơ hội làm quen với môi trường mới thế nhưng chính sách đãi ngộ luôn là tương đối quan trọng.Những bạn thực tập sinh vẫn còn đang chịu áp lực về vấn đề tài chính từ khá nhiều nguồn thế nên để cân đối một khoản đãi ngộ ở doanh nghiệp là điều cần thiết. Tại sao nói là đãi ngộ? Bởi không ép buộc công ty hay doanh nghiệp phải trả hoàn toàn bằng tiền giống như đối với nhân viên chính thức, thế nhưng việc hỗ trợ về các nhu cầu thiết yếu, trợ cấp cũng là một cách giải quyết linh hoạt.

Không tiếp xúc nhiều với công việc

Bên cạnh về vấn đề đãi ngộ, quay lại mục đích chính của thực tập sinh vẫn là cọ xát với công việc chuyên môn cũng như trau dồi các kỹ năng mềm (xem thêm kỹ năng mềm là gì). Vì thế, bất kỳ thực tập sinh nào cũng mong muốn được va chạm thực tế, được xem là một thành viên của đội nhóm dù là ít kinh nghiệm. Nếu mang danh đi thực tập nhưng nhiệm vụ chỉ là pha trà, photo tài liệu và không có một chút liên quan đến chuyên ngành thì chắc chắn họ sẽ thất vọng và điều này sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu tuyển dụng của bạn.

Tách biệt thực tập sinh với nhân viên chính thức

Một trường hợp không hề hiếm gặp ở các doanh nghiệp hiện tại đó là sự phân biệt, cô lập thực tập sinh đối với đội ngũ nhân viên chính thức. Lý do của hành động này xuất phát từ nhận thức lệch lạc của doanh nghiệp trong việc đảm bảo an toàn vềdữ liệu thông tin, nhất là đối với những công việc được gắn “bảo mật”. Đây không phải là quan điểm hoàn toàn sai thế nhưng chưa thực sự thông thái trong việc sắp xếp và vận hành tổ chức doanh nghiệp. Một doanh nghiệp chuyên nghiệp sẽ biết cách tạo môi trường làm việc hòa đồng, mang lại trải nghiệm “thật” nhất cho thực tập sinh mà không ảnh hưởng đến thông tin kế hoạch chiến lược hay dữ liệu nội bộ.

Không hỗ trợ thực tập sinh trong việc lập báo cáo

Đối với những sinh viên có nhu cầu viết báo cáo quá trình thực tập, phần ý kiến và nhận xét của bộ phận phụ trách là tương đối quan trọng. Việc phản ánh trung thực, chính xác và đầy đủ về quá trình thực tập bao gồm những công việc đã làm, điểm mạnh - yếu, hay thành tựu đạt được,… là một số tiêu chí người phụ trách có trách nhiệm theo dõi, ghi chép. Không ít thực tập sinh không hài lòng về sự hời hợt, qua loa của đại diện doanh nghiệp trong khâu hỗ trợ hoàn thành báo cáo như đã thống nhất từ đầu.

Hứa hẹn quá nhiều nhưng không có cam kết cụ thể

Để khuyến khích tinh thần và thái độ làm việc, nhiều thực tập sinh đã được hứa hẹn về vị trí chính thức về những cơ hội sau khi tốt nghiệp thế nhưng khi hỏi về cam kết rõ ràng cụ thể đến từ công ty thì lại không có. Đây là một động thái thiếu chuyên nghiệp mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải tránh nếu không muốn danh tiếng và chất lượng tuyển dụng bị ảnh hưởng bởi những lời hứa suông tưởng chừng như vô thưởng vô phạt này.

Trên đây là 5 chính sách của doanh nghiệp khiến thực tập sinh không hài lòng. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp doanh nghiệp và cá nhân thực tập sinh có được cái nhìn chính xác về vị trí này để đạt được những thỏa thuận có lợi cho cả đôi bên.