5 xu hướng tác động lớn đến cách làm việc và kinh doanh năm 2023
1. Chuyển đổi kỹ thuật số tạo ra “doanh nghiệp thông minh”
Trong năm 2023, tiếp tục xuất hiện những đổi mới và phát triển trong các công nghệ biến đổi như: trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), thực tế ảo và tăng cường (VR/AR), điện toán đám mây, chuỗi khối và mạng siêu nhanh các giao thức như 5G. Chưa hết, những công nghệ số này không tồn tại tách biệt và ranh giới giữa chúng trở nên nhạt nhòa hơn. Các giải pháp mới cho làm việc tăng cường, kết hợp, từ xa, ra quyết định kinh doanh và tự động hóa công việc, quy trình và sáng tạo đã kết hợp các công nghệ này theo những cách giúp chúng tương tác, đồng hành phát triển. Điều này đưa chúng ta sống và làm việc dễ dàng hơn bao giờ hết, tạo ra “doanh nghiệp thông minh” theo cách hiệu quả nhất có thể.
Kỹ thuật số sẽ tạo ra nhiều “doanh nghiệp thông minh” (nguồn: Forbes) |
Để đi trước đón đường, các doanh nghiệp cần chuẩn bị hành trang, sử dụng công nghệ phù hợp trong các quy trình và mọi lĩnh vực. Nhờ kỹ thuật số, bán hàng và tiếp thị, dịch vụ khách hàng, chuỗi cung ứng và sản phẩm, cũng như dịch vụ ngày càng tốt hơn, phù hợp với nhu cầu của khách hàng, đồng thời giảm thiểu các rào cản hiện có.
2. Lạm phát và an ninh chuỗi cung ứng
Triển vọng kinh tế thế giới có vẻ vẫn chưa khả quan trong năm 2023. Các chuyên gia cho rằng, lạm phát tiếp tục, tăng trưởng vẫn chưa được như kỳ vọng. Nhiều ngành công nghiệp vẫn đang phải đối mặt với khó khăn, bởi chuỗi cung ứng gặp trục trặc do hệ quả của đại dịch Covid-19, và tệ hơn là do cuộc xung đột Nga - Ukraine. Để vượt qua những thách thức này và tồn tại, các công ty phải cải thiện khả năng phục hồi bằng mọi cách có thể. Điều này có nghĩa, giá hàng hóa vẫn còn biến động, nên các doanh nghiệp cần có các biện pháp bảo vệ chuỗi cung ứng để sản xuất ổn định.
Điều quan trọng là các công ty phải tìm ra những vật cản trong toàn bộ chuỗi cung ứng, nhất là khi nó được lạm phát “chống lưng”. Từ đó, có thể khám phá các cách để giảm thiểu rủi ro, chẳng hạn như tìm nguồn thay thế và chủ động hơn. Gần đây, nhiều nước dựa vào chuỗi cung ứng từ Trung Quốc, nhưng chính sách zero-Covid của nước này kéo dài khiến nhiều quốc gia tiếp tục gặp khó khăn.
Chủ động trong chuỗi cung ứng sẽ giúp doanh nghiệp phát triển ổn định (nguồn: HRC)
|
3. Duy trì tính bền vững
Thế giới đang ngày càng thức tỉnh với thực tế, rằng thảm họa khí hậu sẽ tạo ra thách thức lớn hơn nhiều so với mọi thứ, kể cả đại dịch Covid-19 mà chúng ta từng đối mặt. Điều đó có thể hiểu, các nhà đầu tư và người tiêu dùng rất quan tâm đến các doanh nghiệp phát triển bền vững. Những người tiêu dùng có ý thức thường ưu tiên chọn mua sản phẩm hoặc kinh doanh với nhưng cơ sở mà hoạt động của họ tác động tới sinh thái nhỏ nhất, giúp trái đất bền vững, xanh sạch hơn.
Vì lẽ đó, năm 2023, các công ty cần đảm bảo rằng, quy trình về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) được ưu tiên nhiều nhất và trở thành chiến lược. Mọi doanh nghiệp cần có một kế hoạch với các mục tiêu và khung thời gian rõ ràng về cách giảm thiểu mọi tác động tiêu cực, đồng thời có kế hoạch hành động cụ thể, chậm nhưng chắc.
Duy trì tính bền vững giúp nhân loại sớm đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050 (nguồn: Evreka) |
4. Tăng cường trải nghiệm khách hàng
Dự báo năm 2023, khách hàng sẽ khao khát trải nghiệm mọi thứ, ngoài giá cả và chất lượng. Ở một mức độ nào đó, cả hai tiêu chí này đều đóng vai trò trong trải nghiệm lựa chọn, mua hàng và tận hưởng hàng hóa và dịch vụ. Để giúp khách hàng thực hiện được điều này, các doanh nghiệp nên tạo ra các công cụ trực tuyến để hỗ trợ, “từ khóa” của năm 2023 là tương tác triệt để.
Metaverse - một thứ gì đó hay một thuật ngữ tổng quát được các nhà tương lai học sử dụng để mô tả “cấp độ tiếp theo” của internet, nơi chúng ta tương tác với các thương hiệu và người tiêu dùng, đồng nghiệp thông qua công nghệ nhập vai, bao gồm môi trường 3D và VR hiện đã và đang diễn ra. Hãy nghĩ đến các cửa hàng trực tuyến, nơi chúng ta có thể duyệt và "thử" các mẫu quần áo, đồ trang sức và phụ kiện đại diện ảo. Chúng ta có thể sử dụng các phòng thay đồ ảo, để trang điểm cho hình đại diện của chính mình như Hugo Boss đã đi tiên phong - hoặc nó có thể liên quan đến AR, như được sử dụng bởi Walmart, để xem quần áo sẽ phù hợp với cơ thể thực tế của chúng ta hay không. Những xu hướng này sẽ tác động đến cả bán lẻ trực tuyến và ngoại tuyến.
Để khách hàng trải nghiệm tốt hơn, các doanh nghiệp cần nghĩ đến trải nghiệm của nhân viên, tức nhân viên phải có năng lực và lành nghề mới có thể đảm nhận được nhiệm vụ này. Xu hướng hướng sắp tới là trải nghiệm mạnh đến mức các thương hiệu như: Adobe và Adweek đã phải bổ nhiệm các giám đốc kinh nghiệm (CXO) để đảm bảo nó trở thành yếu tố nền tảng của chiến lược kinh doanh.
Tăng cường trải nghiệm khách hàng giúp giữ chân khách hàng và bán được nhiều sản phẩm hơn (nguồn:Linkedin) |
5. Khát nhân lực tài năng
Thời gian gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự chuyển động mạnh mẽ của những người tài năng, liên tục từ chức, chạy việc. Điều này gây áp lực lên các nhà tuyển dụng, vì vậy việc tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn là thách thức và cần thiết cho năm 2023.
Đào tạo, bồi dưỡng và quan tâm hơn đến đãi ngộ sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết được tình trạng thiếu nhân lực (Nguồn:Betterteam)
|
Trên hết, cần tăng tốc quá trình chuyển đổi kỹ thuật số để tự động hóa nơi làm việc, dây chuyền sản xuất. Con người sẽ ngày càng chia sẻ công việc với máy móc và robot thông minh. Điều đó có ý nghĩa rất lớn đối với các kỹ năng và nhân tài mà các công ty yêu cầu trong tương lai. Việc đào tạo lại kỹ năng và nâng cao kỹ năng cho nhân viên cũng quan trọng không kém gì tuyển dụng những người mới./.
Khắc Nam
Theo Forbes, tháng 10/2022
Bình luận