Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp FDI tại KCN tỉnh Bà rịa Vũng tàu
Từ khóa: chất lượng thông tin kế toán, báo cáo tài chính, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Summary
This study was conducted to find the impact of factors affecting the quality of accounting information on financial statements of foreign direct investment (FDI) firms in the Industrial Park in Ba Ria Vung Tau province. Research results show that there are 5 factors that have positive effect on the quality of accounting information in the financial statements of FDI enterprises in Ba Ria Vung Tau province, including: Internal control system; Manager; Information disclosure; Regulatory environment; Accounting apparatus.
Keywords: quality of accounting information, financial statement, Ba Ria - Vung Tau province
GIỚI THIỆU
Việt Nam đã nhận được sự đánh giá tích cực từ cộng đồng quốc tế về việc trở thành một trong những điểm đến thu hút FDI hiệu quả nhất không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới. Mặc dù đạt được những kết quả khả quan, song hoạt động thu hút FDI đang đứng trước những thách thức, như chất lượng thông tin BCTC từ các doanh nghiệp cũng là một vấn đề đáng chú ý. Thông tin không trung thực và không hợp lý có thể tạo ra sự hiểu lầm và không chắc chắn trong quá trình đưa ra quyết định kinh tế. BCTC có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp và việc thiếu tính minh bạch có thể ảnh hưởng đến đánh giá của nhà cung cấp vốn và các bên liên quan khác. Sự đảm bảo về chất lượng thông tin và minh bạch trong BCTC là rất quan trọng, đặc biệt là khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư, tín dụng, và phân bổ nguồn lực, góp phần vào việc cải thiện hiệu quả của thị trường chung. Điều này làm nổi bật tầm quan trọng của việc duy trì và nâng cao chất lượng thông tin trong môi trường kinh doanh quốc tế.
Từ những phân tích trên, tác giả nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên BCTC của các doanh nghiệp có FDI tại KCN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”. Thông qua nghiên cứu, việc xác định các nhân tố và đo lường mức độ tác động của chúng đối với chất lượng thông tin trên BCTC sẽ mang lại thông tin quan trọng về cách mà các doanh nghiệp FDI quản lý và báo cáo về tình hình tài chính của họ.
TỔNG QUAN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Tổng quan nghiên cứu
Theo Preobragenskaya và cộng sự (2003), một trong những nhân tố tiêu cực ảnh hưởng đến khả năng thu hút FDI là sự không tin cậy của thông tin BCTC, đặc biệt phổ biến ở các nền kinh tế đang chuyển đổi, nơi thiếu chuẩn mực BCTC như những nước phát triển đã phổ cập. Top of Form
Farooque và cộng sự (2010) đã xây dựng một mô hình mới để đánh giá sự hấp dẫn của FDI đối với môi trường quản trị doanh nghiệp, gồm các nhân tố như: Chuẩn mực kế toán/công bố thông tin; Quyền sở hữu; Sự mở cửa của thị trường và Cơ sở pháp lý/thể chế.
Nghiên cứu của Afiah và cộng sự (2014) cho thấy, Năng lực bộ máy và Hệ thống kiểm soát nội bộ đều có ảnh hưởng đáng kể đến Chất lượng BCTC. Đặc biệt, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, Chất lượng BCTC mang ý nghĩa quan trọng đối với việc thúc đẩy Quản trị Chính phủ tốt. Trong khi đó, Kewo và cộng sự (2017) cho rằng, cả hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ đều có ảnh hưởng tích cực đối với chất lượng BCTC.
Theo Lê Hoàng Vân Trang và cộng sự (2020), có 4 nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng thông tin kế toán trên BCTC của doanh nghiệp niêm yết. Các nhân tố này, theo thứ tự giảm dần về mức độ ảnh hưởng, bao gồm: Bộ máy kế toán; Nhà quản lý; Chứng từ kế toán; và Thuế.
Mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở các nghiên cứu liên quan, xét các điều kiện tương đồng về địa bàn nghiên cứu, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như Hình 1.
Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
(Nguồn: Tác giả đề xuất) |
Các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra như sau:
H1: Môi trường pháp lý ảnh hưởng tích cực đến Chất lượng thông tin kế toán trên BCTC
H2: Hệ thống kiểm soát nội bộ ảnh hưởng tích cực đến Chất lượng thông tin kế toán trên BCTC
H3: Công bố thông tin ảnh hưởng tích cực đến Chất lượng thông tin kế toán trên BCTC
H4: Nhà quản lý ảnh hưởng tích cực đến Chất lượng Thông tin kế toán trên BCTC
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tác giả đã tiến hành phát ra 210 phiếu khảo sát được gửi đến các kế toán viên, kế toán trưởng và các nhà quản lý doanh nghiệp FDI ngoài tại KCN của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Số câu hỏi thu về là 210 phiếu, trong đó có 10 phiếu không hợp lệ, còn lại là 200 phiếu hợp lệ dùng để nhập liệu phục vụ kiểm định mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (PSL – SEM) để đánh giá mô hình và làm rõ các giả thuyết nghiên cứu từ nguồn dữ liệu khảo sát. Khảo sát được thực hiện trong năm 2023.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kiểm định mô hình đo lường
Kết quả phân tích (Bảng 1) cho thấy, các thang đo của khái niệm đều đạt yêu cầu về độ tin cậy và giá trị hội tụ.
Bảng 1: Kết quả độ tin cậy và giá trị của thang đo
Nhân tố |
| Cronbach’s Alpha | Độ tin cậy (CR) | Tổng phươg sai trích (AVE) |
---|---|---|---|---|
Môi trường pháp lý (PL) | PL1 | 0,821 | 0,887 | 0,611 |
PL2 | 0,808 |
|
| |
PL3 | 0,828 |
|
| |
PL4 | 0,79 |
|
| |
Hệ thống kiểm soát nội bộ (NB) | NB1 | 0,847 | 0,878 | 0,644 |
NB2 | 0,842 |
|
| |
NB3 | 0,814 |
|
| |
NB4 | 0,797 |
|
| |
NB5 | 0,759 |
|
| |
Công bố thông tin (TT) | TT1 | 0,836 | 0,886 | 0,659 |
TT2 | 0,844 |
|
| |
TT3 | 0,737 |
|
| |
TT4 | 0,73 |
|
| |
TT5 | 0,752 |
|
| |
Nhà quản lý (QL) | QL1 | 0,869 | 0,906 | 0,66 |
QL2 | 0,802 |
|
| |
QL3 | 0,813 |
|
| |
QL4 | 0,719 |
|
| |
Bộ máy kế toán (BM) | BM1 | 0,843 | 0,921 | 0,745 |
BM2 | 0,822 |
|
| |
BM3 | 0,798 |
|
| |
BM4 | 0,813 |
|
| |
BM5 | 0,727 |
|
| |
Chất lượng Thông tin kế toán trên BCTC | CL1 | 0,863 | 0,9 | 0,642 |
CL2 | 0,879 |
|
| |
CL3 | 0,852 |
|
| |
CL4 | 0,859 |
|
|
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu
Đánh giá mô hình cấu trúc PSL –SEM
Bảng 3: Kết quả giá trị VIF, R2 , f2
| VIF | R2 | f2 |
Môi trường pháp lý (PL) | 1,157 |
| 0,083 |
Hệ thống kiểm soát nội bộ (NB) | 1,195 |
| 0,121 |
Công bố thông tin (TT) | 1,197 |
| 0,081 |
Nhà quản lý (QL) | 1,119 |
| 0,137 |
Bộ máy kế toán (BM) | 1,071 |
| 0,084 |
Chất lượng Thông tin kế toán trên BCTC (CL) |
| 0,507 |
|
Nguồn: Tính toán của tác giả
Kết quả phân tích (Bảng 3) cho thấy, hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến độc lập đều < 3, nên mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Hệ số xác định R2 = 0,507 cho thấy, 50,7% Chất lượng thông tin kế toán trên BCTC được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình. Hệ số f2 của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc đều > 0,08 và < 0,15, cho thấy mức độ ảnh hưởng lên biến phụ thuộc là nhỏ.
Hình 2: Kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính PSL – SEM
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu |
Dữ liệu được phân tích trong PLS được giả định là không phân phối chuẩn, nên ý nghĩa của các hệ số như hệ số đường dẫn không thể được kiểm tra bằng cách sử dụng phép thử quan trọng tham số trong phân tích hồi quy. Thay vào đó, PLS dựa vào phân tích bootstrap của phi tham số để kiểm tra ý nghĩa hệ số (Hair và cộng sự, 2014). Để kiểm tra xem hệ số đường dẫn có khác biệt đáng kể so với 0, giá trị t được tính toán thông qua bootstrapping. Trong nghiên cứu này, kỹ thuật bootstrapping phi tham số được kiểm định cho 200 quan sát, với lặp lại 1.000 lần để đảm bảo yêu cầu kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính.
Bảng 4: kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Original Sample (O) | Sample Mean (M) | Standard Deviation (STDEV) | T Statistics (O/STDEV) | 2,50% | 97,50% | P Values | |
BM -> CL | 0,208 | 0,212 | 0,047 | 4,428 | 0,122 | 0,302 | 0 |
NB -> CL | 0,263 | 0,261 | 0,051 | 5,192 | 0,167 | 0,365 | 0 |
PL -> CL | 0,215 | 0,213 | 0,055 | 3,93 | 0,102 | 0,32 | 0 |
QL -> CL | 0,272 | 0,277 | 0,042 | 6,424 | 0,192 | 0,36 | 0 |
TT -> CL | 0,216 | 0,217 | 0,053 | 4,038 | 0,114 | 0,321 | 0 |
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu
Kết quả (Bảng 4) cho thấy, trọng số gốc có ý nghĩa với trọng số trung bình của boottrapping vì tất cả đều nằm trong khoảng tin cậy 95%. Như vậy, các ước lượng trong mô hình là đáng tin cậy. Bên cạnh đó, có 5 yếu tố tác động cùng chiều đến Chất lượng thông tin kế toán trên BCTC ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Trong đó, Hệ thống kiểm soát nội bộ (β = 0,263) có tác động mạnh nhất, thứ hai là Nhà quản lý (β = 0,272), thứ ba là Công bố thông tin (β = 0,216), thứ tư là môi trường pháp lý (β = 0,215), thứ năm là Bộ máy kế toán (β = 0,208).
Từ những phân tích trên, tác giả có thể kết luận rằng, mô hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu nghiên cứu và có 5 giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận.
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 nhân tố ảnh hưởng đến Chất lượng thông tin kế toán trên BCTC của các doanh nghiệp FDI tại KCN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, ba gồm: Hệ thống kiểm soát nội bộ; Nhà quản lý; Công bố thông tin; Môi trường pháp lý; Bộ máy kế toán. Trong đó, Hệ thống kiểm soát nội bộ có tác động mạnh nhất với hệ số β=0,263, thấp nhất là nhân tố Bộ máy kế toán với hệ số β = 0,208.
Hàm ý quản trị
Căn cứ vào kết qủa nghiên cứu, tác giả đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán trên BCTC của các doanh nghiệp FDI tại KCN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, gồm có:
Về hệ thống kiểm soát nội bộ. Doanh nghiệp cần: (1) Thiết lập một môi trường kiểm soát làm việc có sự tập trung cao, tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên nắm bắt và thực hiện các quy trình kiểm soát, thông qua việc cung cấp nguồn lực, đào tạo và hỗ trợ cần thiết; (2) Thực hiện đánh giá rủi ro đều đặn để xác định và ưu tiên các nguy cơ tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ và thiết lập quy trình để theo dõi và cập nhật đánh giá rủi ro theo thời gian và sau khi có sự thay đổi quan trọng trong môi trường kinh doanh; (3) Xây dựng và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả, bao gồm các quy trình, chính sách, và thực hiện kiểm tra định kỳ, liên tục đánh giá và cải tiến quy trình kiểm soát để đảm bảo tính hiệu quả và linh hoạt; (4) Xây dựng hệ thống thông tin và truyền thông trong nội bộ mà mọi người có thể dễ dàng tiếp cận và hiểu, Tạo ra các kênh thông tin để báo cáo về việc kiểm soát và chia sẻ thông tin quan trọng một cách rộng rãi; (5) Thực hiện giám sát đều đặn và không chệch lệch để đảm bảo rằng các hoạt động kiểm soát được thực hiện đúng cách và hiệu quả, Phát triển các công cụ giám sát, bao gồm cả các chỉ số và báo cáo để theo dõi sự tuân thủ và hiệu suất của hệ thống kiểm soát.
Về Nhà quản lý. Nhà quản lý doanh nghiệp cần xây dựng kiến thức sâu cho mình về lĩnh vực kế toán tài chính, bao gồm: các nguyên tắc kế toán, quy tắc và chuẩn mực hiện hành; Liên tục nâng cao hiểu biết của mình về các thay đổi pháp luật kế toán để đảm bảo tuân thủ và áp dụng chúng vào thực tế doanh nghiệp; Phát triển khả năng đọc và hiểu thông tin trong BCTC, bao gồm: tìm hiểu về cấu trúc báo cáo và các chỉ số quan trọng, phân tích và diễn giải dữ liệu được từ BCTC để hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Về Công bố thông tin. Để nâng cao công bố thông tin, cần có sự kết hợp làm việc giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Theo đó, doanh nghiệp cần công bố thông tin khi có sự kiện có ảnh hưởng lớn đến hoạt động hoặc tình hình quản trị của doanh nghiệp. Đồng thời, tuân thủ quy định về phương tiện, hình thức công bố thông tin, cung như tuân thủ quy định về thời điểm công bố thông tin. Việc công bố thông tin bất thường phải đươc hiểu và phải thực thi thống nhất với nhau.
Về Môi trường pháp lý. Để nâng cao môi trường pháp lý trong doanh nghiệp, doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình, Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý pháp lý hiệu quả để theo dõi các thay đổi pháp luật, đồng thời thực hiện những điều chỉnh cần thiết để đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật. Hiểu rõ vai trò và ảnh hưởng của nhà nước đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động của mình, Xây dựng mối quan hệ tích cực với các cơ quan quản lý và tổ chức liên quan để giữ cho doanh nghiệp luôn đáp ứng được các yêu cầu và quy định của Nhà nước; Tham gia vào các tổ chức và hiệp hội kế toán để có cơ hội chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và đồng thời tham gia vào quá trình định hình chính sách của doanh nghiệp; (Hiểu rõ và tuân thủ các quy định về thuế liên quan đến doanh nghiệp, duy trì sự minh bạch trong tài chính để đảm bảo tuân thủ về thuế và tránh rủi ro pháp lý.
Về Bộ máy kế toán. Doanh nghiệp cần thiết lập một hệ thống kế toán đầy đủ, bao gồm cả quy trình và chính sách, để đảm bảo việc ghi chú, báo cáo và kiểm tra là minh bạch và hiệu quả; Cập nhật định kỳ các chính sách kế toán để phản ánh sự thay đổi trong môi trường kinh doanh và pháp luật. Tổ chức một bộ phận kế toán riêng biệt để tăng cường sự chuyên nghiệp và tập trung vào nhiệm vụ kế toán; Đảm bảo rằng nhóm kế toán có đủ nhân sự và kỹ năng để xử lý tất cả các khía cạnh của công việc kế toán. Áp dụng công nghệ thông tin để tối ưu hóa quá trình kế toán và giảm thiểu sai sót; Đầu tư vào các phần mềm kế toán và hệ thống quản lý để nâng cao khả năng tự động hóa và tích hợp thông tin hiệu quả. Tạo ra một môi trường làm việc khuyến khích trách nhiệm cá nhân và tập thể trong công tác kế toán; Phát triển chính sách thưởng phạt công bằng để tăng cường tinh thần trách nhiệm của nhân viên kế toán. Yêu cầu nhân viên kế toán ký hợp đồng lao động để đảm bảo rõ ràng về trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ; Thường xuyên cập nhật hợp đồng lao động để phản ánh các thay đổi trong nhiệm vụ và trách nhiệm của nhân viên kế toán./.
Tài liệu tham khảo
1. Afiah, N. N., and Rahmatika, D. N. (2014), Factors influencing the quality of financial reporting and its implications on good government governance, International Journal of Business, Economics and Law, 5(1),111-121.
2. Farooque, O. A., and Yarram, S. R. (2010), Corporate governance and foreign direct investment inflows: cross-sectional international evidence, American Journal of Finance and Accounting, 2(1), 1-15.
3. Fornell, C., and Larcker, D. F. (1981), Structural Equation Models with Unobservable Variables and Measurement Error: Algebra and Statistics, Journal of Marketing Research, 18, 382-388.
4. Garson, J. (2016), A critical overview of biological functions, Cham: Springer International Publishing.
5. Hair, J. F., Black, W. C., Babin B. J., and Anderson R. E. (2014). Multivariate data analysis (7th International ed.), Harlow, UK: Pearson Education Limited.
6. Henseler, J., Ringle, C. M., and Sarstedt, M. (2015), A new criterion for assessing discriminant validity in variance-based structural equation modeling, Journal of the Academy of Marketing Science, 43(1), 115-135.
7. Kewo, C. L., and Afiah, N. N. (2017), Does quality of financial statement affected by internal control system and internal audit?, International Journal of Economics and Financial Issues, 7(2), 568.
8. Lê Hoàng Vân Trang, Võ Văn Hiền, Nguyễn Hoàng Thơ (2020), Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên BCTC của các doanh nghiệp niêm yết tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Ninh - Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 15(2), 159-175.
9. Preobragenskaya, G., and McGee, R. W. (2003), The role of International Accounting Standards in foreign direct investment: A case study of Russia, International Trade and Finance Association, Forthcoming.
Nguyễn Thị Đức Loan - Khoa Kinh tế- Luật, Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
(Theo Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 02, tháng 01/2024)
Bình luận