Tăng trưởng kinh doanh song hành cùng trách nhiệm với môi trường và xã hội

Liên quan đến việc thực thi trách nhiệm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, tìm hiểu tại Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) được biết, từ nhiều năm nay, Ngân hàng đã thực hiện các giải pháp đồng bộ từ nội bộ tới kinh doanh bên ngoài. Hoạt động đào tạo, tuyên truyền liên tục được đẩy mạnh nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ nhân viên về bảo vệ môi trường nơi làm việc, nâng cao ý thức sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Chiến lược tín dụng xanh của SHB
Thông tin về phát triển bền vững được tích hợp trong Báo cáo thường niên của SHB

Cùng với đó, SHB phát huy vai trò thiết thực của mình trong việc thúc đẩy các hoạt động kinh tế phát triển theo hướng bền vững và thân thiện với môi trường. Nhận thức rõ hệ thống ngân hàng đóng vai trò như một mắt xích trung gian có tác động đến môi trường thông qua hoạt động của khách hàng, SHB đã “xanh hóa” dòng vốn đầu tư thông qua việc hướng các nguồn lực tài chính vào những lĩnh vực xanh như doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các dự án năng lượng tái tạo, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp nông thôn, các dự án thủy điện nhỏ và vừa, sinh khối, xử lý nước thải, rác thải..., nhằm tăng dần tỷ trọng tín dụng xanh trong cơ cấu danh mục đầu tư tín dụng, góp phần thúc đẩy khách hàng vay vốn chuyển đổi dự án và mục đích sử dụng vốn vay sang các dự án thân thiện với môi trường.

SHB luôn kiểm soát an toàn, bền vững khi tài trợ các dự án. Các dự án phải đáp ứng được các điều kiện khắt khe theo tiêu chuẩn quốc tế và trong nước về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên. Vì vậy, khi đánh giá các dự án, SHB dựa vào bộ công cụ đánh giá rủi ro môi trường xã hội do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phối hợp với IFC ban hành. Theo đó, với việc ra quyết định tín dụng, SHB sẽ thường bổ sung trong hợp đồng vay vốn: trách nhiệm và cam kết của khách hàng trong việc cải thiện quản lý rủi ro môi trường xã hội, kế hoạch hành động và thời gian biểu để giảm thiểu rủi ro trước hoặc sau khi giải ngân khoản vay, những hành động của SHB để giới hạn trách nhiệm liên quan tới môi trường xã hội do các giao dịch gây ra. Ngoài ra, SHB hỗ trợ các chủ dự án bằng cách tư vấn an toàn kỹ thuật theo các quy định của nhà tài trợ, hỗ trợ cung cấp chương trình tài chính cacbon, các chương trình đào tạo, bảo lãnh khoản vay… là một số công cụ có thể giúp nâng cao tính khả thi của việc tài trợ cho các lĩnh vực xanh và phát triển bền vững.

Khi ngân hàng tăng cường quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cho vay sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất theo hướng sạch hơn. Từ đó, nâng cao nhận thức của khách hàng về tài chính và dịch vụ ngân hàng, các vấn đề về bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển bền vững. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp, hộ nông thôn mở rộng hoạt động kinh doanh, thúc đẩy phát triển các ngành nông nghiệp, lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng hiệu quả tại Việt Nam. Đồng thời kết nối các doanh nghiệp theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, xuất khẩu; tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động...

Chiến lược tín dụng xanh của SHB

Chiến lược tín dụng xanh của SHB

Đại diện SHB, Bà Ngô Thu Hà - Phó Tổng Giám đốc vinh dự nhận giải thưởng “Ngân hàng Tiêu biểu vì Tín dụng xanh” năm 2020

Chiến lược tín dụng xanh của SHB
Kiên định nỗ lực phát triển bền vững, SHB có nhiều cơ hội được các tổ chức/định chế tài chính quốc tế hỗ trợ nguồn vốn ưu đãi để cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp

Thực thi Chiến lược tín dụng xanh, SHB đã, đang và sẽ phấn đấu duy trì vị trí TOP 1 trong số các ngân hàng TMCP tư nhân về tín dụng xanh. Những năm gần đây, Ngân hàng luôn tích cực, chủ động tiếp cận các nguồn vốn xanh của các định chế tài chính quốc tế (WB, ADB, KfW, IIB…), xem xét phát hành trái phiếu xanh, nhằm tài trợ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của Việt Nam, đặc biệt là các dự án năng lượng xanh. SHB cũng tập trung hỗ trợ khách hàng nâng cao nhận thức về hoạt động kinh tế xanh, đặc biệt là tuân thủ các yêu cầu về đánh giá tác động môi trường của các dự án xin vay vốn. Đối với các dự án tài trợ nước ngoài, Ngân hàng tham gia hỗ trợ cung cấp tư vấn an toàn kỹ thuật, đào tạo về yêu cầu và việc đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn E&S của nhà tài trợ.

Kiên định nỗ lực phát triển bền vững, SHB có nhiều cơ hội được các tổ chức/định chế tài chính quốc tế tiếp tục hỗ trợ nguồn vốn ưu đãi để cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh huy động vốn từ khách hàng khó khăn. Từ đó, các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ sẽ có thể tiếp cận được những nguồn năng lượng tái tạo mới ở mức giá vừa phải mà không phải hy sinh quá đáng những lợi ích lâu dài về mặt môi trường.

Với nhiều giải pháp thiết thực, SHB vinh dự được các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế vinh danh nhiều giải thưởng: “Ngân hàng Tiêu biểu về Tín dụng Xanh 2020” trong khuôn khổ giải thưởng uy tín Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu; “Ngân hàng có Sáng kiến Quản lý đại dịch COVID tốt nhất 2021” - Hạng mục ngân hàng bán buôn; giải thưởng “Ngân hàng trách nhiệm xã hội - Ngân hàng xanh 2021”... Những giải thưởng là sự ghi nhận của xã hội, đồng thời khẳng định, SHB là ngân hàng đi đầu, tích cực triển khai các chương trình về tín dụng xanh vì những nỗ lực duy trì và đẩy mạnh chính sách tín dụng xanh, hướng dòng vốn phục vụ cho các dự án, công trình “xanh”.

Bên cạnh đó, trách nhiệm với cộng đồng - xã hội luôn là yếu tố gắn kết chặt chẽ song hành với hoạt động kinh doanh của SHB, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển cộng đồng, góp phần chung tay triển khai kế hoạch hành động quốc gia về phát triển bền vững. Với văn hóa nhân văn đã hình thành trong suốt quá trình phát triển, SHB chủ động và thường xuyên đóng góp vai trò trong các hoạt động an sinh xã hội: vì người nghèo, hỗ trợ đồng bào thiên tai bão lũ, phát triển thế hệ trẻ... Đặc biệt, đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân cả nước phòng chống Covid-19, SHB luôn tích cực và chủ động với nhiều hành động thiết thực. Tính đến nay, tổng số tiền mà Tập đoàn T&T Group, Ngân hàng SHB và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã ủng hộ, đóng góp cho công tác phòng chống dịch trong cả nước lên tới hơn 1.300 tỷ đồng./.