Căn cứ vào đặc điểm của TTCK Việt Nam và các nghiên cứu thực nghiệm đã tổng hợp, bài viết đề xuất phương pháp đo lường thanh khoản cổ phiếu phù hợp cho các cổ phiếu giao dịch trên TTCK Việt Nam, từ đó mang lại thông tin tham khảo hữu ích cho các tổ chức và cá nhân khi xem xét tính thanh khoản của cổ phiếu trước khi đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả, giảm thiểu rủi ro.
Kinh tế thế giới năm 2022 có quá nhiều biến động bất thường, theo đó, giá dầu thô, khí đốt; giá năng lượng tại châu Âu; giá lương thực và thức ăn chăn nuôi; giá nhiều loại nguyên liệu thô khác trên toàn thế giới tăng cao, đặc biệt tăng rất lớn tại các nền kinh tế lớn. Lạm phát toàn cầu, đặc biệt là tại Mỹ, các nước khu vực Euro Zone… tăng cao trong hàng chục năm qua. USD tăng giá và Euro, Bảng Anh, Yên Nhật, Nhân dân tệ mất giá mạnh. Chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục bị đứt gẫy. Chỉ số chứng khoán trên các thị trường tài chính toàn cầu sụt giảm mạnh. Từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), đến Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) và trên 100 ngân hàng trung ương trên thế giới tăng lãi suất chủ đạo. Tất cả những diễn biến đó tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là vấn đề lãi suất, tỷ giá, tín dụng.
Bài viết tập trung nghiên cứu về việc vận dụng linh hoạt chính sách tài khóa (CSTK) và chính sách tiền tệ (CSTT) tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bối cảnh này đòi hỏi Chính phủ cần thực thi CSTK ngược chiều, trong đó tập trung vào 2 nhóm chính sách: (1) Miễn, giảm, giãn thuế; (2) Tăng cường chi tiêu công. Tuy nhiên, khi thực thi CSTK mở rộng sẽ tạo ra áp lực tăng lãi suất, do đó việc thực thi CSTK mở rộng cần phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả với CSTT.
Bình luận