Đề xuất tăng thuế xăng dầu: Nhiều nỗi lo!
Mức đề xuất tăng cao
Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường, trong đó, Bộ đã điều chỉnh loạt khung thuế môi trường với nhiều loại mặt hàng áp dụng. Hiệu lực thi hành trong Dự thảo được ấn định trong năm 2018.
Cụ thể, với xăng (trừ ethanol), khung thuế môi trường sẽ tăng lên mức 3.000 - 8.000 đồng/lít. Thuế môi trường cho xăng sinh học ở mức thấp hơn, trong đó xăng E5 là 2.700 - 7.200 đồng/lít, xăng E10 từ 2.500 - 6.800 đồng/lít. Ngoài ra, loạt các loại nhiên liệu khung thuế môi trường trong dự thảo cũng tăng mạnh như nhiên liệu bay lên 3.000 - 6.000 đồng/lít, dầu diesel là 1.500 - 4.000 đồng/lít, dầu hoả là 300 - 2.000 đồng/lít, dầu ma zut 900 - 4.000 đồng/lít, dầu nhờn là 900 - 4.000 đồng/lít, mỡ nhờn từ 900 - 4.000 đồng/kg.
So với Luật thuế Bảo vệ môi trường năm 2010, mức khung thuế bảo vệ môi trường ghi trong Dự thảo đã tăng rất mạnh. Cụ thể, Luật Thuế Bảo vệ môi trường năm 2010 áp dụng thuế với xăng là 1.000 - 4.000 đồng/lít, nhiên liệu bay từ 1.000 - 3.000 đồng/lít, dầu diesel 500 - 2.000 đồng/lít, dầu hoả 300 - 2.000 đồng/lít, dầu ma zut là 300 - 2.000 đồng/lít, dầu nhờn từ 300 - 2.000 đồng/lít (Bảng).
Bảng: So sánh mức điều chỉnh của Luật Thuế bảo vệ môi trường năm 2010 và Dự thảo sửa đổi của Bộ Tài chính
Như vậy, mặt hàng xăng dự kiến sẽ chịu thuế bảo vệ môi trường tối đa là 8.000 đồng/lít. Mức thấp nhất trong khung thuế mới này là 4.000 đồng/lít, ngang bằng mức trần của khung thuế bảo vệ môi trường hiện hành. Dầu diezel cũng dự kiến tăng lên 1.500-4.000 đồng/lít, gấp 2-3 lần khung thuế hiện hành (dầu diezel từ 500-2.000 đồng/lít).
Trong báo cáo đánh giá tác động của đề xuất tăng khung thuế bảo vệ môi trường xăng dầu, Bộ Tài chính nêu rằng: Theo quy định hiện hành thì mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu đã bằng hoặc gần bằng mức trần trong khung thuế.
Bộ này lý giải: Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu để phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ “là rất khó vì dư địa để điều chỉnh mức thuế còn lại là quá nhỏ hoặc đã hết”.
Vì vậy, Bộ Tài chính cho rằng, việc nới khung thuế này là để cần thiết để đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước.
Đầu năm 2015, Bộ Tài chính cũng quyết định tăng thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng xăng từ 1.000 đồng - 3.000 đồng/lít, khiến thuế, phí gánh trên mỗi lít xăng chiếm hơn 50% giá thành.
Nỗi lo tăng giá xăng đè nặng lên người dân
Như vậy, việc Bộ Tài chính đề xuất nâng khung thuế bảo vệ môi trường với xăng lên tối đa 8.000 đồng/lít đang gây ra nhiều lo ngại. Hầu hết các chuyên gia kinh tế đều cho rằng, điều này sẽ làm cho một lít xăng bán ra “cõng” quá nhiều thuế phí. Giá xăng vì thế sẽ tăng mạnh, tạo gánh nặng cho người dân, doanh nghiệp.
Lo ngại giá xăng tăng cao, tạo gánh nặng cho người dân, doanh nghiệp khi tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu
Dẫn lời ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội xăng dầu Việt
Tuy nhiên, ông Ruệ lưu ý mức tăng như thế nào cho phù hợp là điều đáng phải suy nghĩ. Vì thuế bảo vệ môi trường đã tăng lên 3.000 đồng/lít vào tháng 05/2015, nên có thể tăng tiếp lên khoảng 3.500-4.500 đồng/lít, chứ không nên tăng quá cao.
Ông Ruệ cũng cho rằng, thuế môi trường phải quay về bảo vệ môi trường, không thể đưa số tiền thu được này vào cân đối ngân sách để chi cho việc khác.
Trong khi đó, trao đổi với phóng viên Tạp chí Kinh tế và Dự báo, PGS, TS. Ngô Trí Long nêu quan điểm, chính sách thuế của Nhà nước phải hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
“Tháng 05/2015, thuế bảo vệ môi trường tăng từ 1.000 đồng/lít lên 3.000 đồng/lít đã gây ra tác động mạnh. Khi đó Quốc hội chất vấn lãnh đạo Bộ Tài chính tăng thuế lên như vậy thì liệu ảnh hưởng giá xăng không?. Câu trả lời là không. Nhưng bắt đầu áp dụng tăng thuế từ tháng 05/2015 thì đến tháng 07/2015, giá xăng bắt đầu tăng”, ông Long chia sẻ.
Do vậy, việc đưa ra mức khung thuế bảo vệ môi trường với xăng lên tới 8.000 đồng/lít, theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, “là rất cao”. Ngoài thuế môi trường thì xăng dầu còn chịu nhiều mức thuế nữa như thuế nhập khẩu, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, chưa kể các loại phí khác nữa.
Ngoài ra, việc Bộ Tài chính thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu kể từ 01/07/2016 cũng đã làm xăng tăng thêm gần 200 đồng/lít.
Theo ông Long, bình thường xăng dầu đã chịu nhiều thuế, phí, ngay cả thuế môi trường lên đến 3.000 đồng trên 17.500 đồng/lít xăng là rất cao. Vì vậy, nếu tăng đến 8.000 đồng thì giá xăng sẽ lên quá cao.
PGS, TS. Ngô Trí Long lưu ý: Bộ Tài chính nên hiểu rằng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn rất hạn chế, chi phí đầu vào tăng sẽ khiến cho chi phí doanh nghiệp tăng, giá cả tăng.. Vì thế, việc thu thuế cần được cân nhắc kỹ.
Đồng quan điểm, dẫn lời TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương trên Báo điện tử Dân trí cũng cho rằng, đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu lên đến 8.000 đồng/lít là mức nâng quá cao, làm tăng thêm chi phí vận tải, hàng hoá hành khác và chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp.
"Tôi đề nghị xem xét thận trọng việc nâng thuế lên mức 8.000 đồng. Trước đây đã là 3.000 đồng nên giờ chỉ nên tăng lên 1.000 - 2.000 đồng thôi chứ không nên tăng cao quá. Tôi hiểu Bộ Tài chính đang khó khăn trong ngân sách, đánh vào thuế bảo vệ môi trường với xăng là dễ nhất ai mua xăng là Bộ Tài chính thu ngay được tiền tươi thóc thật, nhưng tác động tới lạm phát, ảnh hưởng đến cạnh tranh hàng hoá", ông Doanh nói.
Vấn đề minh bạch cũng được ông Doanh đặt ra. Theo ông, thuế môi trường cũng vậy, không thể thu nhưng cuối cùng không chi cho môi trường, điều này không đúng mục đích mà chúng ta nói.
"Tôi đề nghị công khai. Thuế môi trường cả người dân, doanh nghiệp cũng phải gánh chịu. Môi trường đã tới giới hạn không thể chịu đựng được rồi, cần có tổ chức bảo vệ môi trường, từ rác thải rắn…nước thải cũng phải xử lý. Doanh nghiệp phải xử lý nghiêm", TS. Doanh nói.
Trao đổi với báo chí, TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính cũng cho rằng, tăng thuế bảo vệ môi trường sẽ ảnh hưởng đến lạm phát trong ngắn hạn là chưa thể có. Tuy nhiên, ở góc độ sản xuất thì sức cạnh tranh của hàng hóa bị ảnh hưởng, trực tiếp từng người tiêu dùng bị thiệt.
Dẫn lời TS. Vũ Đình Ánh trên Báo điện tử Tuổi trẻ, việc tăng thuế lên cao như vậy thì người dân sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Theo chuyên gia kinh tế này, nếu tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu lên thêm nữa, doanh nghiệp sẽ càng khó khăn hơn, nhưng người chịu thiệt thòi nhất, bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là người dân. Song, bản chất của việc kiến nghị tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu không phải chỉ là câu chuyện giá xăng dầu sẽ tăng cao hay thấp mà là đặt lợi ích trong thu ngân sách hay đặt lợi ích của người tiêu dùng là người dân lên trên?
Theo TS. Ánh, giá xăng dầu hiện là giá chung trên thị trường thế giới, nhưng tại sao ở Mỹ giá xăng khi quy đổi theo tỷ giá là hơn 16.000 đồng/lít, thấp hơn giá xăng ở Việt
Tham khảo từ các nguồn:
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/bo-tai-chinh-nang-thue-moi-truong-voi-xang-de-tranh-buon-lau-20170118094918066.htm
Bình luận