Doanh nghiệp khởi nghiệp: Suy ngẫm từ thông điệp của Tổng thống Obama
Khởi nghiệp còn nhiều khó khăn
Theo báo cáo Chỉ số khởi nghiệp toàn cầu (GEM) công bố năm 2015, dù là một trong các quốc gia có tinh thần khởi nghiệp cao nhất trên thế giới song tỷ lệ khởi nghiệp tại Việt
Đặc biệt, tỷ lệ doanh nghiệp khởi nghiệp thành công ở Việt
Giải thích nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, tại buổi Giao lưu Khởi nghiệp 2016 chủ đề “Khởi nghiệp cùng Công nghệ thông tin” ngày 20/05, ông Chu Xuân Vinh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hyperlogy cho biết, trong quá trình khởi nghiệp, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vốn, kinh nghiệm ít, khó tiêu thụ sản phẩm, mẫu thuẫn nội bộ...
“Trong đó, vốn là khó khăn lớn nhất đối với một doanh nghiệp mới khởi nghiệp. bởi, hiện nay, có quỹ đầu tư mạo hiểm sẵn sàng cho vay vốn, nhưng không phải doanh nghiệp nào họ cũng cho vay”, ông Vinh nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ngoài những nguyên nhân từ những yếu kém nội tại của doanh nghiệp khởi nghiệp, thì còn có những nguyên nhân xuất phát từ môi trường bên ngoài.
Nhận định về vấn đề này, tại hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đổi mới và phát triển doanh nghiệp, ngày 26/03/2016, ông Nguyễn Quốc Toản, Phó Chánh Văn phòng, Ban Kinh tế Trung ương cho biết, nguyên nhân khiến doanh nghiệp khởi nghiệp còn ít về số lượng và kém về chất lượng xuất phát phần lớn từ các nền tảng cơ bản cho phát triển doanh nghiệp, cũng như đầu tư mạo hiểm, phát triển hệ thống ươm tạo và doanh nghiệp khoa học, công nghệ (gọi chung là Hệ sinh thái khởi nghiệp) của nước ta vẫn còn yếu kém, bằng chứng rõ nhất là các yếu tố chấp nhận rủi ro, mức độ quốc tế hóa, kỹ năng khởi nghiệp, khả năng cạnh tranh, cơ hội khởi nghiệp, khả năng nhận biết và nắm bắt cơ hội còn dưới mức trung bình so với thế giới và khu vực.
Và thông điệp ý nghĩa của Tổng thống Obama tới doanh nhân trẻ
Trong chuyến công du 2 ngày tới Việt Nam (từ 23-24/05) của Tổng thống Mỹ Obama, ngoài những hoạt động nghị đàm về kinh tế, chính trị hai nước với các lãnh đạo cấp cao của nước ta, thì ngài Tổng thống còn có một cuộc gặp gỡ riêng đối với doanh nhân trẻ Việt Nam. Động thái này đã phần nào cho thấy, vị Tổng thống nước Mỹ rất đề cao vai trò và vị trí của lực lượng doanh nhân trẻ đối với nền kinh tế.
Tổng thống Obam trò chuyện với các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam
Trò chuyện với các doanh nhân trẻ, Tổng thống Mỹ nói rằng, ông rất chia sẻ với những khó khăn và thách thức mà các bạn trẻ khởi nghiệp đang đối mặt. Tuy nhiên, ông tin rằng, phần lớn trong số bạn trẻ ngồi đây là đi du học, trong đó nhiều nhất là ở Mỹ, nên các bạn đủ tự tin, bản lĩnh để bước vào kinh doanh.
Đặc biệt, tại cuối buổi gặp gỡ, Tổng thống Obama đã tặng cho doanh nhân Nguyễn Trung Tín, CEO trung tâm Dreamplex, bức tranh có chữ ký của mình và căn dặn: Dream big Dreams - Mơ những giấc mơ lớn! Điều này cho thấy, tầm quan trọng của doanh nghiệp trẻ, doanh nghiệp khởi nghiệp và Chính phủ cần quan tâm đến việc thúc đẩy niềm đam mê và sáng tạo, hứng khởi cho các bạn trẻ, bởi đây là đối tượng có rất nhiều ý tưởng, nắm bắt thông tin tốt, năng nổ và nhiệt huyết...
Kinh nghiệm thế giới cho thấy, các nền kinh tế phát triển đều bắt đầu từ các hoạt động tạo dựng hệ sinh thái khởi nghiệp và biết nắm bắt các cơ hội sáng tạo là một cách tuyệt vời để phát triển đất nước của họ như ngày nay.
Điển hình như Israel, nhờ tạo được một làn sóng khởi nghiệp rộng khắp mà từ một quốc gia không có tài nguyên thiên nhiên, trong những năm qua, Israel đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về công nghệ cao, với nhiều sản phẩm thống lĩnh thị trường trong các lĩnh vực, như: công nghệ thông tin, công nghiệp quốc phòng, nông nghiệp...
Như vậy, trong điều kiện, hoàn cảnh hiện tại, có lẽ chỉ đầu tư cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, Việt Nam mới hy vọng tăng tốc để phát triển đất nước - đây là con đường duy nhất để chúng ta sớm đạt mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong tương lai không xa.
Với tinh thần đó, để thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, mới đây Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” tại Quyết định số 844/QĐ-Ttg, ngày 18/05/2016. Có lẽ đây là tín hiệu mừng đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam.
Mục tiêu của Đề án là đến năm 2020 hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thiết lập được Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia; hỗ trợ được 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó 50 doanh nghiệp gọi được vốn thành công từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập, với tổng giá trị ước tính khoảng 1.000 tỷ đồng.
Đến năm 2025, hỗ trợ phát triển 2.000 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ phát triển 600 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; 100 doanh nghiệp tham gia Đề án gọi được vốn đầu tư từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập, với tổng giá trị ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng.
Các biện pháp hỗ trợ khởi nghiệp của Đề án, đó là: Xây dựng Khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Hỗ trợ một phần kinh phí cho hoạt động đào tạo; Phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Khuyến khích sử dụng quỹ của các cơ quan để góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp; Cơ chế thuế ưu đãi./.
Bình luận