Năm 2011-2016 là giai đoạn có nhiều thay đổi về chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) gắn với quá trình thay đổi mô hình doanh nghiệp và sắp xếp cơ cấu lại DNNN, cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Hàng loạt chính sách của Chính phủ được ban hành nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt động của DNNN. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải bàn thảo trong quá trình xây dựng các chính sách liên quan tới việc nâng cao chất lượng hoạt động của DNNN. Thông qua bài viết “Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp”, tác giả Nguyễn Phương Thảo đề xuất, cần rà soát, xây dựng và thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát. Đồng thời, kiên quyết xử lý dứt điểm các DNNN, các dự án đầu tư chậm tiến độ, hoạt động thua lỗ, kém hiệu quả theo cơ chế thị trường. Ngoài ra, cần tăng cường minh bạch thông tin đối với tất cả các DNNN theo các tiêu chí áp dụng đối với công ty đại chúng…

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung sẽ là một thử thách lớn đối với năng lực điều hành và cải cách kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Diễn biến kinh tế vĩ mô trong nửa đầu năm 2018 có nhiều điểm sáng, song thực tiễn cải cách và điều hành chính sách trong 6 tháng đầu năm vẫn bộc lộ một số hạn chế. Vì vậy, trong bài viết “Kinh tế Việt Nam: Cải cách và triển vọng trong một thế giới nhiều biến động”, tác giả Nguyễn Đình Cung cho rằng, trong bối cảnh hiện tại, chúng ta cần có cách điều hành chính sách phù hợp, khôn ngoan để có thể đạt được những mục tiêu Quốc hội đặt ra.

Thị trường bất động sản (BĐS) nửa đầu năm 2018 đối mặt với nhiều biến động, như: sốt đất nền, sốt đất đặc khu, đặc biệt là áp lực tâm lý từ câu chuyện cháy nổ chung cư... Mặc dù vậy, thị trường vẫn xuất hiện các dự án mới, thanh khoản vẫn đảm bảo. Vậy, thị trường BĐS sẽ như thế nào ở nửa cuối năm nay? Chính sách của Nhà nước sẽ tác động, điều chỉnh ra sao tới thị trường này? Bài viết “Một số vấn đề về phát triển thị trường bất động sản hiện nay” của tác giả Nguyễn Thế Phán sẽ phần nào giải đáp được những vấn đề nêu trên.

Hiện nay, ngành chế biến, chế tạo nói chung, chế tạo điện – điện tử nói riêng đóng vai trò là động lực tăng trưởng chính của ngành công nghiệp nói riêng và tăng trưởng GDP nước ta nói chung. Tuy nhiên, để ngành này phát triển và tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị sản phẩm điện tử toàn cầu, thì việc nâng cao năng lực của các doanh nghiệp (DN) trong ngành cần được chú trọng hơn nữa. Với bài viết “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất chế tạo điện - điện tử Việt Nam”, tác giả Triệu Đình Phương đưa ra một số giải pháp như sau: Thứ nhất, cần thay đổi lại nhận thức của toàn bộ cán bộ trong DN từ những cán bộ quản lý cấp cao đến các nhân viên; Thứ hai, các DN cần phát triển các liên kết với nhà cung cấp và khách hàng thông qua liên kết công nghệ, chia sẻ thông tin nhằm phát triển và cải tiến chất lượng sản phẩm.

Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ở Việt Nam là một quá trình lâu dài, khó khăn và phức tạp, nó có ý nghĩa cả về kinh tế và chính trị. Sự thành công của quá trình tái cấu trúc sẽ đem lại diện mạo mới, sức sống mới và tầm vóc mới cho DNNN, song nếu thất bại hậu quả của nó là khôn lường. Do vậy, việc nghiên cứu, vận dụng những kinh nghiệm cải cách, đổi mới các DNNN của các nước trên thế giới là cần thiết và quan trọng. Một trong số các quốc gia mà Việt Nam có thể học tập đó là kinh nghiệm cải cách DNNN của Trung Quốc. Đó là những nội dung chính được nhóm tác giả Tô Hiến Thà và Nguyễn Đức Long đề cập trong bài viết “Kinh nghiệm cải cách DNNN ở Trung Quốc và một số gợi ý cho Việt Nam”.

Trong khi đó, bài viết “Một số giải pháp nhằm quản lý hiệu quả Quỹ Bảo hiểm xã hội TP. Hà Nội trong thời gian tới” của tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo sẽ đánh giá hoạt động quản lý Quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP. Hà Nội, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý hiệu quả Quỹ này, từ đó, giải quyết tốt hơn nữa vấn đề an sinh xã hội trong lĩnh vực BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người dân của Thủ đô.

Tạp chí số này còn giới thiệu một số bài viết về tiềm năng, lợi thế, những thành tựu đạt được cũng như định hướng về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.

Bên cạnh một số bài viết trên, Tạp chí số này còn có nhiều bài nghiên cứu khác với nội dung phong phú trên các lĩnh vực: đầu tư, tài chính - ngân hàng, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ... sẽ là những tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Phạm Đức Trung: Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Yêu cầu và kiến nghị chính sách

Đỗ Phương Thảo: Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp: Nhìn từ góc độ ban hành chính sách

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Nguyễn Đình Cung: Kinh tế Việt Nam: Cải cách và triển vọng trong một thế giới nhiều biến động

Hồ Đình Bảo, Bùi Trinh, Nguyễn Việt Phong: Vì sao FDI Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh?

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Trần Văn Hưng: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Nguyễn Thế Phán: Một số vấn đề về phát triển thị trường bất động sản hiện nay

Đỗ Thu Hằng: Phát triển lực lượng sản xuất trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Trần Long Giang: Bàn về tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Triệu Đình Phương: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện - điện tử Việt Nam

Huỳnh Thị Kim Hương: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn

NHÌN RA THẾ GIỚI

Tô Hiến Thà, Nguyễn Đức Long: Kinh nghiệm cải cách DNNN ở Trung Quốc và một số gợi ý cho Việt Nam

Đinh Thế Thuận: Kinh nghiệm tham gia phát triển công nghiệp hỗ trợ của các doanh nghiệp CNQP Hoa Kỳ

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Bùi Thị Minh Nguyệt: Kinh nghiệm cho thuê môi trường rừng và những gợi ý cho Việt Nam

Nguyễn Thị Phương Thảo: Một số giải pháp nhằm quản lý hiệu quả quỹ bảo hiểm xã hội TP. Hà Nội trong thời gian tới

Ngô Thị Phương Liên: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang: Thực trạng và giải pháp

Lương Chí Công: Kinh tế đối ngoại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2017: Chủ động hội nhập để phát triển bền vững

Phạm Thế Viết Tiến: Phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh

Văn Khắc Vũ: Phát triển kinh tế biển tại tỉnh Phú Yên: Những vấn đề đặt ra

CHUYÊN TRANG QUẢNG BÌNH

Quảng Bình: Hợp tác và phát triển bền vững

Đinh Hữu Thành: Đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Bình

Phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Phạm Văn Năm: Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Quảng Bình: Nỗ lực cải cách, thu hút đầu tư

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Pham Duc Trung: State Capital Management Committee in enterprises: Requirements and Policy Recommendations

Do Phuong Thao: Improve the efficiency of management and use of state capital and assets in enterprises: From the perspective of promulgating policies

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Nguyen Dinh Cung: Vietnam’s economy: Reform and prospects in a world of upheaval

Ho Dinh Bao, Bui Trinh, Nguyen Viet Phong: Why did China’s FDI into Vietnam surge?

RESEARCH – DISCUSSION

Tran Van Hung: Attracting foreign direct investment into Vietnam: Current issues and solutions

Nguyen The Phan: Several problems in real estate market development nowadays

Do Thu Hang: Development of production forces in the context of the industrial revolution 4.0

Tran Long Giang: Discuss about credit for agricultural and rural areas in Vietnam

Trieu Dinh Phuong: To improve the competitiveness of Vietnam's electronics and electric equipment manufacturing enterprises

Huynh Thi Kim Huong: Some solutions to improve vocational training for rural labors

WORLD OUTLOOK

To Hien Tha, Nguyen Duc Long: Experience in reforming state enterprises in China and some suggestions for Vietnam

Dinh The Thuan: Experience in participating in supporting industry development of US’ enterprises in the defense industry

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Bui Thi Minh Nguyet: Forest environment leasing experience and suggestions for Vietnam

Nguyen Thi Phuong Thao: Some solutions to effectively manage the social insurance fund in Hanoi in the coming time

Ngo Thi Phuong Lien: Develop agricultural commodities in the value chain in Tuyen Quang province: Current issues and solutions

Luong Chi Cong: Foreign economic cooperation in Thai Nguyen province in the period from 2010 to 2017: Active integration for sustainable development

Pham The Viet Tien: Economic development in new rural construction in Can Gio district, Ho Chi Minh City

Van Khac Vu: Sea economic development in Phu Yen province: Current problems

SPECIAL PAGES ABOUT QUANG BINH PROVINCE

Quang Binh: Cooperation and sustainable development

Dinh Huu Thanh: To boost the attraction of foreign direct investment in Quang Binh province

Develop tourism in Quang Binh into a spearhead economic sector

Pham Van Nam: Board of Economic Zone Management of Quang Binh province: Efforts to reform, attract investment