Với Việt Nam, đạt được mức thu nhập trung bình là kết quả của nỗ lực rất lớn trong 33 năm Đổi mới, với những bước chuyển trong nhận thức về tăng trưởng. Hiện nay, để vượt qua bẫy thu nhập trung bình, không cách nào khác, Việt Nam phải tăng trưởng bền vững và bao trùm, tăng trưởng hướng tới con người, “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Thông qua bài viết, “Tăng trưởng bền vững và bao trùm: “Chìa khóa” giúp Việt Nam vượt bẫy thu nhập trung bình”, tác giả Phùng Thị Phương Anh đánh giá một số kết quả đạt được từ nhận thức tới kinh tế, đồng thời đưa ra một số giải pháp trong thời gian tới nhằm thoát bẫy thu nhập trung bình, hướng tới nền kinh tế có sự phát triển bền vững và bao trùm.

Để tạo lập nền tảng pháp lý và tạo đà cho quá trình xanh hoá nền kinh tế ở Việt Nam, tăng trưởng xanh đã sớm được đưa vào dòng chảy chủ đạo của chính sách và được lồng ghép trong nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước. Nhờ đó, hoạt động tăng trưởng xanh đã đạt được những kết quả tích cực ban đầu. Tuy nhiên, thực tiễn cũng đặt ra một số thách thức trong quá trình triển khai. Điều này đòi hỏi cần nhiều giải pháp đồng bộ, nhất là vấn đề hoàn thiện chính sách về tăng trưởng xanh. Thông qua bài viết, “Một số đề xuất về hoàn thiện chính sách về tăng trưởng xanh”, tác giả Dương Lê Vân đánh giá mốt số kết quả đạt được trong việc thực hiện chính sách cho tăng trưởng xanh, đông thời kiến nghị 1 số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách này trong thời gian tới.

Nếu coi Chỉ thị số 1792/CT-TTg, ngày 15/10/2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ là văn bản khởi động quá trình cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công, thì đến nay quá trình tái cơ cấu này đã trải qua hơn 8 năm thực hiện. Bài viết, “Cơ cấu lại đầu tư công: Kết quả và những vấn đề đặt ra” của tác giả Đào Thị Hồ Hương sẽ đánh giá quá trình 8 năm thực hiện chỉ thị 1792, đồng thời kiến nghị 1 số giải pháp trong thời gian tới.

Cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước từ đầu năm 2010. Đặc biệt, sang nhiệm kỳ 2016-2020, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng tiếp tục được đẩy mạnh hơn, thực chất hơn. Thông qua bài viết, “Quá trình cơ cấu lại nền kinh tế 2016-2020: Phác thảo một vài kết quả chính và nhận định”, tác giả Nguyễn Đình Cung đánh giá một số kết quả đạt được trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, qua đó đưa ra một số hàm ý cần thực hiện trong thời gian tới.

Theo Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XIV, thì bức tranh thu - chi ngân sách nhà nước (NSNN) có nhiều điểm sáng, như: thu NSNN vượt 8% so với dự toán (trước đó, tháng 10/2018, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội số ước là vượt 3%); bội chi ngân sách không như mọi năm, thấp hơn dự toán, với mức 3,46% GDP (trong khi Chính phủ đã báo cáo 3,67%); nợ công ở mức 58,4% GDP (đã báo cáo 61,4%). Tuy nhiên, phía sau những con số, vẫn còn nhiều điều phải lo lắng. Để nhìn rõ hơn về bức trang thu – chi NSNN thời gian qua, mời bạn đọc đón đọc bài viết, “Bức tranh thu - chi ngân sách nhà nước: Vẫn còn nhiều vấn đề đáng lo!” của tác giả Hà Tuấn Minh, Phạm Thị Hồng.

Cùng với những nội dung trên, trong số Tạp chí này còn có nhiều bài nghiên cứu khác với nội dung phong phú trên các lĩnh vực, như: đầu tư, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ... Đây sẽ là những tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Phùng Thị Phương Anh: Tăng trưởng bền vững và bao trùm: “Chìa khóa” giúp Việt Nam vượt bẫy thu nhập trung bình

Dương Lê Vân: Một số đề xuất về hoàn thiện chính sách về tăng trưởng xanh

Đào Thị Hồ Hương: Cơ cấu lại đầu tư công: Kết quả và những vấn đề đặt ra

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Nguyễn Đình Cung: Quá trình cơ cấu lại nền kinh tế 2016-2020: Phác thảo một vài kết quả chính và nhận định

Hà Tuấn Minh, Phạm Thị Hồng: Bức tranh thu - chi ngân sách nhà nước: Vẫn còn nhiều vấn đề đáng lo!

Trần Thị Thanh Hà: Giải pháp nâng cao năng suất lao động của Việt Nam hiện nay

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Nguyễn Thị Oanh: “Bẫy thương mại tự do” và vai trò của bảo hộ mậu dịch: Nghiên cứu một số nước đang phát triển

Nguyễn Ngọc Trung: Thực trạng xuất khẩu thời kỳ 2014-2018 và một số đề xuất cho giai đoạn đến năm 2030

Hoàng Thị Vân Anh: Khai thác cơ hội phát triển thương mại của Việt Nam trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)

Lưu Đức Khải: Sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dân

Hoàng Vũ Quang, Nguyễn Tiến Định, Vũ Thị Thu Giang: Phát triển hợp tác xã nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Bùi Đức Hòa, Nguyễn Văn Hoan: Một số giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp ở nước ta hiện nay

Vũ Thị Hoàng Yến: Thực trạng cơ cấu đội tàu vận tải biển Việt Nam hiện nay

Nguyễn Đức Thịnh, Lê Hải Trung: Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội

Trần Cao Tùng: Công nghệ thông tin với cải cách hành chính

Phan Thị Yến: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Công ty Cổ phần Bia, Rượu Sài Gòn - Đồng Xuân

Vũ Thị Kim Oanh: Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc

Phạm Thị Kim Thành: PPP trong đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông: Nhìn từ thực tế tại TP. Hồ Chí Minh và Quảng Ninh

Đặng Hoàng Thanh Nga: Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp

NHÌN RA THẾ GIỚI

Trần Minh Thu: Xu hướng sử dụng bao bì thân thiện với môi trường trên thế giới và gợi ý cho Việt Nam

Đỗ Thị Lan Anh: Xu hướng phát triển bưu chính thế giới và những vấn đề đặt ra đối với ngành bưu chính Việt Nam

Nguyễn Thế Nhâm: Kinh nghiệm thực hiện phúc lợi cho người lao động ở một số quốc gia và những gợi ý cho Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Phạm Thị Huyền: Phát triển kinh tế hộ dịch vụ ở quận Hà Đông, TP. Hà Nội

Phí Văn Hạnh, Phạm Văn Vương: Giải pháp phát triển sản xuất công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Ngô Ngân Hà: Đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: Thực trạng và giải pháp

Y Thanh Hà Niê Kdăm, Nguyễn Thanh Phương, Biện Thị Lan Dung: Vai trò của chính quyền tỉnh Đắk Lắk trong việc thúc đẩy thu hút đầu tư tư nhân phát triển kinh tế

Huỳnh Quang Linh, Nguyễn Văn Phú, Trần Huy Hoàng: Thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch huyện Châu Phú, An Giang: Thực trạng và giải pháp

CHUYÊN TRANG ĐÀ NẴNG

Trần Văn Miên: Đà Nẵng phấn đấu hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019

Trần Phước Sơn: Đà Nẵng nỗ lực “Năm tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư”

Phạm Trường Sơn: Định hướng phát triển công nghiệp công nghệ cao tại Đà Nẵng

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Phung Thi Phuong Anh: Sustainable and inclusive growth: “The key” for Vietnam to overcome the middle income trapDuong Le Van: Some proposals for completing policies on green growth

Dao Thi Ho Huong: Public investment restructuring: Results and some raised issues

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Nguyen Dinh Cung: The process of economy restructuring in the period 2016-2020: Some key findings and comments

Ha Tuan Minh, Pham Thi Hong: The picture of state budget revenue and expenditure: So many issues to worry about!

Tran Thi Thanh Ha: Schemes to improve labor productivity of Vietnam today

RESEARCH - DISCUSSION

Nguyen Thi Oanh: “Free trade traps” and the role of trade protection: A study on some developing countries

Nguyen Ngoc Trung: Export situation in the period of 2014-2018 and some proposals up to 2030

Hoang Thi Van Anh: Take advantage of AEC opportunities to boost the trade of Vietnam

Luu Duc Khai: The usage of agricultural land of farmer households

Hoang Vu Quang, Nguyen Tien Dinh, Vu Thi Thu Giang: To boost agricultural cooperatives to adapt to climate change in the Mekong Delta

Bui Duc Hoa, Nguyen Van Hoan: Solutions to develop agricultural tourism in our country today

Vu Thi Hoang Yen: Current structure of Vietnam’s shipping fleet

Nguyen Duc Thinh, Le Hai Trung: Management of interest rate risk at Military Commercial Joint Stock Bank

Tran Cao Tung: Information technology and administrative reform

Phan Thi Yen: Solutions to improve the performance of Sai Gon - Dong Xuan Beer Alcohol JSC

Vu Thi Kim Oanh: Promote foreign direct investment into Vinh Phuc province

Pham Thi Kim Thanh: PPP investment in transport infrastructure: From the reality in cities of Ho Chi Minh and Quang Ninh

Dang Hoang Thanh Nga: Social enterprises in Vietnam: Current situation and solutions

WORLD OUTLOOK

Tran Minh Thu: The trends towards using environmentally friendly packaging in the world and suggestions for Vietnam

Do Thi Lan Anh: The trends in the development of international postal sector and some raised problems of Vietnamese postal industry

Nguyen The Nham: Experience in implementation of welfare for workers in some countries and suggestions for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Pham Thi Huyen: Development of service households in Ha Dong district, Hanoi city

Phi Van Hanh, Pham Van Vuong: Solutions to industrial production development in Bac Ninh province

Ngo Ngan Ha: Public investment in Thai Nguyen province: Current situation and solutions

Y Thanh Ha Nie Kdam, Nguyen Thanh Phuong, Bien Thi Lan Dung: The role of Dak Lak authorities in promoting private investment in economic development

Huynh Quang Linh, Nguyen Van Phu, Tran Huy Hoang: Attracting investment in tourism in Chau Phu district, An Giang province: Current situation and solutions

SPECIAL PAGES ABOUT DA NANG

Tran Van Mien: Da Nang strives to complete the socio-economic development plan for 2019

Tran Phuoc Son: Da Nang takes effort for “The year of continued investment promotion”

Pham Truong Son: Orientation of developing high-tech industry in Da Nang