Nhiều yếu tố tác động, khả năng CPI tháng 4 sẽ tăng nhẹ
Tại phiên họp Tổ điều hành thị trường trong nước tháng 3 vào ngày 29/03, Báo cáo của Tổ điều hành thị trường trong nước cho thấy, trong tháng 3, thị trường các mặt hàng trở lại bình thường sau thời gian phục vụ Tết Nguyên đán.
Tuy nhiên đến cuối tháng 3, giá một số mặt hàng như xăng dầu, nguyên liệu, thực phẩm có xu hướng biến động tăng do ảnh hưởng của thị trường xuất, nhập khẩu hoặc sự thay đổi chính sách thuế đối với một số mặt hàng. Cụ thể, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng sau khi đã trích quỹ bình ổn. Mặt hàng thép xây dựng tăng khá cao do giá nguyên liệu tăng và tác động của việc đánh thuế tự vệ nhập khẩu đối với mặt hàng phôi thép. Bên cạnh đó, từ ngày 01/03/2016, phí dịch vụ y tế cũng đã được điều chỉnh tăng.
Với diễn biến thị trường như vậy, CPI tháng 3 đã tăng 0,57% so với tháng 2. Tính chung trong quý 1, CPI tăng 1,25% so với cùng kỳ năm 2015.
Theo dự báo của Tổ điều hành thị trường trong nước, trong tháng 04/2016, các mặt hàng nhiên liệu, năng lượng đang có xu hướng tăng. Giá một số mặt hàng nguyên vật liệu cũng đang có xu hướng tăng do tác động của một số chính sách quản lý mặt hàng. Chi phí sản xuất cho một số mặt hàng nông sản tăng do tác động của hạn hán, xâm ngập mặn sẽ tác động vào chỉ số hàng hóa thời gian tới.
Tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long được dự báo khiến giá lúa gạo tăng lên trong những tháng tiếp theo
Tuy nhiên, do nguồn cung hàng hóa, nhất là hàng tồn kho của các ngành còn cao, Chính phủ đã nhanh chóng có các biện pháp hỗ trợ cho các tỉnh bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn nên thị trường hàng hóa nhìn chung chưa có biến động lớn. CPI tháng 4 sẽ tăng nhẹ so với tháng 3.
Ngoài ra, trao đổi với báo giới, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cũng cho rằng, việc giá xăng dầu tăng trở lại vào ngày 21/03 vừa qua cũng là yếu tố tác động đến CPI tháng 4/2016 và CPI cả năm 2016.
Để tiếp tục triển khai các giải pháp thúc đẩy sản xuất nhằm bảo đảm cung ứng đủ nguồn hàng cho thị trường, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, Tổ điều hành thị trường trong nước đã đề ra nhiều giải pháp.
Cụ thể, với mặt hàng nông sản, trước tình hình hạn hán và xâm nhập mặn tại các tỉnh phía Nam đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các địa phương theo dõi sát diễn biến tình hình, đánh giá kịp thời ảnh hưởng tới sản xuất, sản lượng và nguồn cung nông sản để có biện pháp điều hành phù hợp.
Riêng với mặt hàng xăng dầu, kiểm sát chặt chẽ các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, lùi thời hạn thay thế xăng RON 92 bằng xăng E5 nhằm bình ổn thị trường trong mọi tình huống. Bộ Tài chính cần nghiên cứu, có giải pháp tài chính tổng thể xử lý hài hòa việc giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình của các FTA theo cam kết hội nhập quốc tế cũng như cam kết của Chính phủ đối với các dự án lọc dầu trong nước trên cơ sở đảm bảo lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng, đảm bảo an ninh năng lượng.
Các cơ quan chức năng được yêu cầu kiểm soát mặt hàng thép, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ găm hàng. Tổ điều hành cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt
Bình luận