Nhìn lại kinh tế thế giới tuần 24-30/11
EU công bố chi tiết bản kế hoạch đầu tư trị giá 300 tỷ Euro
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 công bố chi tiết kế hoạch đầu tư trị giá 300 tỷ Euro (371,4 tỷ USD) để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế châu Âu.
Theo ước tính chính thức, Quỹ Đầu tư Chiến lược châu Âu mới sẽ có khoản ngân quỹ 21 tỷ Euro, song những tác động mà các hoạt động đầu tư của quỹ này mang lại cho kinh tế khu vực sẽ lên tới khoảng 315 tỷ Euro (390 tỷ USD).
Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) có trụ sở tại
Kinh tế Nhật Bản vẫn ảm đạm
Ngày 28/11, Bộ Nội vụ và truyền thông Nhật Bản công bố các số liệu kinh tế, theo đó chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này trong tháng 10 tăng 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn so với mức 3% trong tháng 9.
Đây là tháng thứ 17 liên tiếp CPI của Nhật Bản tăng, nhưng là mức tăng thấp nhất từ khi bắt đầu thực hiện tăng thuế tiêu dùng hồi tháng Tư vừa qua.
Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 10 giảm xuống 3,5%, so với mức 3,6% tháng 9. Tỷ lệ có việc làm tăng lên 1,1% từ 1,09%.
Đồng Yên cũng tiếp tục sụt giá so với đồng USD, xuống còn 118,21 Yên đổi 1 USD ngày 27/11.
Giá dầu liên tục sụt giảm đe dọa sự ổn định kinh tế Trung Đông và Bắc Phi
Giá dầu thô trên thị trường thế giới đã giảm tới 31% chỉ trong vòng 5 tháng qua, một sự sụt giảm khá sâu và gây ngạc nhiên sau khoảng thời gian kéo dài tới 4 năm giá nhiên liệu hóa thạch này luôn ở mức xấp xỉ 100 USD/thùng.
Trung Đông và Bắc Phi là hai khu vực có nhiều nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ nhất trên thế giới. Khu vực này chiếm gần một phần ba lượng dầu thô trung chuyển và lượng khí đốt hóa lỏng xuất khẩu của toàn thế giới. Do đó, sự sụt giảm liên tục của giá dầu có thể đe dọa sự ổn định kinh tế của khu vực.
Nguyên nhân của tình trạng này được các chuyên gia phân tích đánh giá là do sự dư thừa nguồn cung, trong khi nhu cầu tiêu thụ giảm sút. Tuy nhiên, trong một phát biểu gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng việc giá dầu thế giới đi xuống là một phần hệ quả của sự thao túng mang động cơ chính trị.
Thực tế, dầu vẫn là mặt hàng quan trọng ảnh hưởng nhiều tới tình hình địa chính trị quốc tế và bất kỳ sự thay đổi mang tính cơ cấu nào trên thị trường dầu đều sẽ có ảnh hưởng ở toàn thế giới.
Chính phủ
Báo cáo công bố ngày 27/11 của Viện Địa lý và Thống kê
Với hai quý đầu năm 2014 liên tiếp ghi nhận tốc độ tăng trưởng âm, nền kinh tế
Venezuela, quốc gia Nam Mỹ đang có nguy cơ vỡ nợ trong bối cảnh giá dầu thô lao dốc và Chính phủ cạn kiệt tiền mặt, vừa được nước chủ nợ lớn nhất là Trung Quốc tung cho một “phao cứu sinh”.
Tờ Wall Street Journal dẫn thông tin từ tờ Công báo Venezuela cho biết, Bắc Kinh đã nới điều kiện thanh toán cho số tiền vay 50 tỷ USD mà Caracas đã mượn từ năm 2007. Tuần trước, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tuyên bố, Bộ trưởng Bộ Tài chính nước này Rodolfo Marco, sẽ sớm tới Trung Quốc để vay thêm tiền.
Giá dầu giảm mạnh thời gian gần đây càng khiến nền kinh tế
Bình luận