Triển vọng hoạt động ngoại thương của Việt Nam năm 2017
Nhìn lại năm 2016
Về kim ngạch xuất - nhập khẩu: Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2016 đạt 175,9 tỷ USD, tăng 8,6% so với năm 2015, chưa đạt mục tiêu kế hoạch năm 2016 đặt ra là 10%. Như vậy, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vẫn tiếp tục có xu hướng giảm trong 5 năm vừa qua (từ 18,3% năm 2012 xuống 15,3% năm 2013, 13,6% năm 2014 và 7,9% năm 2015) (Bảng).
Nguyên nhân kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2016 tăng thấp là do: Giá hàng hóa xuất khẩu bình quân giảm 1,8% so với năm trước, trong đó nhóm hàng nhiên liệu giảm tới 20,1%; nhóm hàng nông sản thực phẩm giảm 3,8%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2016 đạt 179,2 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm 2015.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận lợi, giá cả và thương mại toàn cầu giảm, trong nước gặp nhiều khó khăn do thời tiết, môi trường biển diễn biến phức tạp, thì đạt được mức tăng trưởng trên cũng được coi là thành công. Bên cạnh đó, mức tăng 8,6% là kết quả tăng trưởng khá cao trong tương quan so sánh với các nước trong khu vực có mức tăng trưởng thấp hoặc giảm, như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Singapore, Đài Loan, Ấn Độ... Điều đó cho thấy, sự nỗ lực trong việc mở cửa thị trường, sự cải tiến trong công tác xúc tiến tiêu thụ hàng hóa và hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu.
Nếu so với tốc độ tăng trưởng GDP (ước đạt 6,21% năm 2016), thì tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm nay đạt 1,4 lần, tiếp tục suy giảm so với những năm trước đó. Điều đó cho thấy, dư địa cho tăng trưởng xuất khẩu xét về số lượng đã không còn nhiều, đòi hỏi chúng ta phải có những cải cách mạnh mẽ về thể chế để nâng cao chất lượng xuất khẩu.
Khu vực FDI vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng cao cả trong kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng cao cả trong kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu. Năm 2016, tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI trong kim ngạch xuất khẩu của nước ta vẫn tiếp tục tăng nhẹ, chiếm 70,22% kim ngạch xuất khẩu, ước đạt 123,55 tỷ USD, tăng 11,8% so với năm 2015. So với các năm trước, khu vực doanh nghiệp có vốn FDI tiếp tục duy trì tỷ trọng cao và xu hướng tăng dần. Điều này chứng tỏ những nỗ lực của các doanh nghiệp trong nước trong việc bắt kịp khu vực FDI trong hoạt động ngoại thương vẫn chưa thực sự đủ mạnh và bền vững.
Về nhập khẩu, kim ngạch ước tính đạt 173,3 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm trước. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2016 đạt 183 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm 2015. Trong đó, khu vực có vốn FDI đạt 102,2 tỷ USD, tăng 5,1%, khu vực kinh tế trong nước đạt 71,1 tỷ USD, tăng 4%. Tính chung cả năm 2016, nước ta xuất siêu 2,68 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 21,02 tỷ USD; khu vực có vốn FDI xuất siêu 23,70 tỷ USD.
Mặc dù chúng ta vẫn tiếp tục duy trì được tình trạng xuất siêu trong 3 năm vừa qua, góp phần ổn định tỷ giá và cung cầu ngoại tệ trên thị trường nhưng hiệu quả mang lại cho nền kinh tế từ xuất, nhập khẩu hàng hóa chưa cao. Điều này thể hiện rõ qua giá trị gia tăng hàng xuất khẩu của khu vực có vốn FDI thấp, với chủ yếu là hàng gia công, chế biến.
Trong khi đó, khu vực trong nước vẫn nhập siêu mạnh, chứng tỏ sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài của sản xuất và tiêu dùng trong nước, chưa vươn lên để gia tăng tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm. Nhập khẩu và xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI đều tăng cao hơn so với nhập khẩu và xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước, cụ thể nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI tăng 5,1%, còn khối trong nước tăng 4%, xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI tăng 11,8% (không kể dầu thô), khối trong nước tăng 4,8%. Điều này cho thấy, sản xuất của các doanh nghiệp trong nước vẫn còn nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ năm 2016 ước tính đạt 12,3 tỷ USD, tăng 8,9% so với năm 2015, trong đó dịch vụ du lịch đạt 8,3 tỷ USD, chiếm 67,3% và tăng 12,2%; dịch vụ vận tải 2,4 tỷ USD, chiếm 20% và tăng 0,7%. Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ năm 2016 ước tính đạt 17,7 tỷ USD, tăng 7% so với năm trước, trong đó dịch vụ vận tải đạt 8,9 tỷ USD, chiếm 50,6% và tăng 3,8%; dịch vụ du lịch 4,5 tỷ USD, chiếm 25,4% và tăng 27,9%. Nhập siêu dịch vụ năm 2016 là 5,4 tỷ USD, bằng 44,1% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ.
Năm 2016, tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ so với GDP là 91,6%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ so với GDP là 88,4%; tính chung tỷ lệ xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ so với GDP là 180,0%. Điều đó cho thấy, độ mở của nền kinh tế Việt
Về cơ cấu mặt hàng: Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu trong vài năm gần đây thay đổi không đáng kể. Năm 2016, nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản ước ước đạt 3,47 tỷ USD, giảm 29,2% so với năm 2015. Riêng dầu thô, giá và lượng xuất khẩu giảm đã làm giảm kim ngạch khoảng 1,4 tỷ USD. Xuất khẩu dầu thô cả năm ước đạt gần 7 triệu tấn, kim ngạch đạt khoảng 2,35 tỷ USD, giảm 24,2% về lượng và 36,7% về trị giá so với năm 2015. Nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 141,2 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ và chiếm 80,2% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Một số nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, như: dệt may và da giày tăng thấp. Trên thực tế, tăng trưởng xuất khẩu dệt may và giày dép năm 2016 (ước đạt lần lượt là 3,3% và 7,6%) là tương đối thấp so với mức tăng trưởng xuất khẩu của các mặt hàng này trong năm 2015 (là 9,1% và 16,3%). Bên cạnh nguyên nhân khách quan là do thị trường xuất khẩu chủ yếu của các mặt hàng này là: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản... có tăng trưởng nhập khẩu dệt may, giày dép không cao, thì xuất khẩu dệt may, giày dép của nước ta còn chịu sự cạnh tranh mạnh từ các nước khác, như:
Trong bối cảnh các mặt hàng chủ lực truyền thống gặp khó khăn, năm 2016, điểm sáng về mặt hàng xuất khẩu thuộc về nông sản, đặc biệt là trái cây. Nhiều chủng loại rau quả của Việt Nam đã được chính thức thâm nhập vào các thị trường, như: vải, nhãn, chuối, xoài, dưa hấu, mít, thanh long, chôm chôm vào thị trường Trung Quốc; vải, xoài vào thị trường Úc; vải, nhãn, thanh long, chôm chôm vào thị trường Hoa Kỳ… Theo Bộ Công Thương, mặt hàng rau quả được nhận định còn nhiều tiềm năng phát triển, thậm chí có thể gia tăng kim ngạch xuất khẩu gấp 5-10 lần so với hiện tại.
Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu năm 2016, nhóm hàng tư liệu sản xuất đạt 157,9 tỷ USD, tăng 4,4% so với năm 2015 và chiếm 91,1% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu (giảm 0,2 điểm phần trăm so với năm 2015), trong đó nhóm máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 71,8 tỷ USD, tăng 5,6% và chiếm 41,4% (tăng 0,3 điểm phần trăm); nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu đạt 86,1 tỷ USD, tăng 3,5% và chiếm 49,7% (giảm 0,5 điểm phần trăm). Nhóm hàng tiêu dùng đạt 15,4 tỷ USD, tăng 6,8% và chiếm 8,9% (tăng 0,2 điểm phần trăm). Cơ cấu ngành hàng nhập khẩu chuyển biến tích cực với sự tăng trưởng chậm nhất của nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu (3,4%), trong khi nhập khẩu các mặt hàng cần thiết cho sản xuất, tiêu dùng trong nước cũng như các mặt hàng nhập khẩu phục vụ gia công, xuất khẩu đều tăng.
Nhìn chung, cơ cấu hàng hóa xuất - nhập khẩu không có biến động so với nhiều năm trước đó. Cơ cấu xuất khẩu của nước ta vẫn tập trung vào những mặt hàng truyền thống và cơ cấu nhập khẩu vẫn hướng tới việc cung cấp nguyên liệu, đầu vào cho việc sản xuất hàng xuất khẩu.
Về cơ cấu thị trường: Về thị trường hàng hóa xuất khẩu năm 2016, Hoa Kỳ vẫn là thị trường dẫn đầu với 38,1 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2015. Tiếp đến là thị trường EU đạt 34 tỷ USD, tăng 10%; Trung Quốc đạt 21,8 tỷ USD, tăng 26,3%; Nhật Bản đạt 14,6 tỷ USD, tăng 3,4%; Hàn Quốc đạt 11,5 tỷ USD, tăng 29%; riêng xuất khẩu sang thị trường ASEAN đạt 17,4 tỷ USD, giảm 4,8%. Về nhập khẩu năm 2016, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta với kim ngạch đạt 49,8 tỷ USD, tăng 0,5% so với năm 2015; Hàn Quốc đạt 31,7 tỷ USD, tăng 14,6%; ASEAN đạt 23,7 tỷ USD, giảm 0,3%; Nhật Bản đạt gần 15 tỷ USD, tăng 4,3%; EU đạt 11,1 tỷ USD, tăng 6,7%; Hoa Kỳ đạt 8,7 tỷ USD, tăng 11,6%.
Có thể nói, Việt Nam đã tận dụng khá tốt kết quả của các hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực và các cam kết trong các khuôn khổ hợp tác kinh tế quốc tế để đẩy mạnh xuất khẩu. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc ước đạt 11,5 tỷ USD, tăng 29%. Bên cạnh đó, xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục gia tăng tại các thị trường lớn có sụt giảm hoặc tăng thấp về nhập khẩu, như: Hoa Kỳ, EU. Bất chấp những biến động từ cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ và sự kiện Anh rời châu Âu (Brexit), xuất khẩu vào 2 thị trường này vẫn tiếp tục tăng cao trên 10% và là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, điều này sẽ đặt ra những nguy cơ phụ thuộc vào một số thị trường xuất khẩu (Hàn Quốc, EU). Trong bối cảnh độ mở cửa của nền kinh tế khá cao, thì việc này sẽ làm tăng mức độ dễ bị tổn thương của hoạt động ngoại thương của Việt
Triển vọng ngoại thương năm 2017 và một số đề xuất
Kinh tế Việt
Tuy nhiên, giá dầu và lương thực có xu hướng tăng gây sức ép lạm phát tăng trở lại. Việc ổn định tỷ giá và lãi suất cũng sẽ gặp khó khăn do áp lực điều chỉnh theo sự tăng giá của đồng ngoại tệ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu. Việc tham gia cộng đồng ASEAN và việc ký kết, triển khai các FTA mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng tạo ra những thách thức rất lớn, nhất là việc phát triển thị trường, tăng khả năng cạnh tranh cả ở thị trường quốc tế và trong nước.
Năm 2016, kinh tế thế giới chứng kiến 2 biến động lớn về hội nhập quốc tế, đó là việc nước Anh bỏ phiếu đồng ý rời khỏi EU (Brexit) và việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ. Nhìn chung, sự cố Galaxy Note 7 của hãng Samsung không ảnh hưởng nhiều đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nói chung, cũng như đối với nhóm hàng điện thoại và linh kiện nói riêng, do hãng điện tử này đã ra đời các dòng sản phẩm khác để bù đắp. Trong 3 tháng cuối năm 2016, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện vẫn tăng so với cùng kỳ (tháng 10 đạt 2,8 tỷ USD, tăng 6,4%; tháng 11 đạt 3,3 tỷ USD, tăng 17,7%; tháng 12 đạt 2,9 tỷ USD, tăng 67,9%). Tính chung cả năm, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện đạt 34,5 tỷ USD, tăng 14,4% so với năm 2015 (năm 2015 đạt 30,2 tỷ USD, tăng 28% so với năm trước). Tuy sự cố Galaxy Note 7 không ảnh hưởng nhiều đến việc giảm kim ngạch xuất khẩu của Việt
Về tác động của sự kiện Brexit đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam: Trong khối EU, Anh là đối tác thương mại đứng thứ 3 về xuất khẩu của Việt Nam sau Đức và Hà Lan với tỷ trọng chiếm khoảng 13%-15% tổng kim ngạch xuất khẩu với EU. Về nhập khẩu, Anh đứng thứ 4 sau Đức, Pháp và Italia, chiếm khoảng 7% kim ngạch nhập khẩu của Việt
Theo chúng tôi, nhìn chung, với độ mở cửa cao, kinh tế và ngoại thương của Việt
Về cơ cấu mặt hàng xuất - khẩu nhập, trong ngắn hạn và trong năm 2017 nói riêng, việc đạt được những thay đổi lớn về cơ cấu hàng hóa là hết sức khó khăn. Vì vậy, Việt
- Các tỉnh Tây Nguyên, như: Đắk Nông, Gia Lai có thể quy hoạch, phát triển vùng nguyên liệu chanh leo, khoai lang Nhật, ngô ngọt, ngô rau, đậu tương rau, rau chân vịt, hồ tiêu với số lượng rất lớn. Đây đều là các sản phẩm thị trường thế giới đang có nhu cầu.
- Các tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc, như: Lào Cai, Sơn La, Lai Châu… thích hợp để quy hoạch phát triển các vùng trồng dứa thay thế cho diện tích cây cao su đang kém hiệu quả. Ngoài vùng nguyên liệu, việc quy hoạch, đầu tư xây dựng các nhà máy, trung tâm chế biến cũng cần chú trọng hơn nữa theo hướng sử dụng các thiết bị tiên tiến, hiện đại và phải đồng bộ có cả chế biến đồ hộp, chế biến nước quả, nước quả cô đặc, chế biến đông lạnh và sấy khô. Bởi chỉ có sự đồng bộ mới có được sự hỗ trợ hiệu quả từ các dây chuyền sản xuất với nhau, đa dạng hóa được sản phẩm sản xuất và có cơ hội chế biến được nhiều loại nguyên liệu trong vùng.
Về cơ cấu thị trường, thông qua kết quả của các FTA và các khuôn khổ hợp tác kinh tế quốc tế đã tạo ra mức độ tự do hóa thuế quan của Việt Nam với các đối tác FTA đã giảm ở mức khá cao: Trong ATIGA đạt khoảng 93%, FTA ASEAN - Trung Quốc 84% số dòng thuế về 0%, FTA ASEAN - Hàn Quốc 78% và FTA ASEAN - Nhật Bản 62%. Với kết quả của các FTA, thị trường nhập khẩu đã tiếp tục được mở rộng, đa dạng hóa, giảm dần sự phụ thuộc vào các thị trường nguyên liệu truyền thống. Chúng ta cần tận dụng cơ hội này để nhập khẩu máy móc thiết bị và công nghệ từ những thị trường nguồn.
Bên cạnh đó, thách thức trong năm 2017 từ sự gia tăng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước do sự gia tăng nhanh chóng nguồn hàng nhập khẩu từ các nước do giá thành rẻ hơn, chất lượng và mẫu mã đa dạng, cũng như sự gia tăng của các nhà cung cấp nước ngoài do mở cửa thị trường dịch vụ. Theo Bộ Công Thương, các doanh nghiệp FDI đã chiếm khoảng 17% thị phần bán lẻ qua trung tâm thương mại, siêu thị; khoảng 70% thị phần bán lẻ qua cửa hàng tiện lợi; khoảng 15% thị phần của phương thức bán hàng qua siêu thị mini và khoảng 50% thị phần bán lẻ không thông qua cửa hàng (bán hàng trực tuyến qua internet, qua truyền hình, qua điện thoại...)./.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Công Thương (2017). Báo cáo tổng kết tình hình phát triển công nghiệp và thương mại năm 2016, định hướng và giải pháp thực hiện năm 2017, tháng 01/2017
2. Tổng cục Thống kê (2012-2016). Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội các năm từ 2012 đến năm 2016
Bình luận