Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2025
Về chỉ số GCI của WEF
Để đánh giá NLCT nền kinh tế trên phạm vi toàn cầu, từ năm 2005, WEF đã đề xuất sử dụng Chỉ số NLCT toàn cầu GCI (Global Competitiveness Index). Chỉ số này được tính dựa trên các yếu tố tạo nên năng suất lao động, bởi đây chính là nhân tố quyết định khả năng của một nền kinh tế có thể đạt được mức thu nhập cao.
Từ năm 2006 đến nay, hàng năm WEF thực hiện đánh giá chỉ số GCI của nhiều nền kinh tế trên thế giới. Số nền kinh tế tham gia đánh giá đã tăng từ 122 quốc gia (năm 2006-2007) lên 148 quốc gia (năm 2013-2014), chiếm trên 70% số nền kinh tế trên thế giới. Do vậy, đánh giá NLCT của WEF có thể xem là mang tính toàn cầu.
Chỉ số NLCT toàn cầu GCI được xây dựng trên 12 yếu tố (còn gọi là 12 trụ cột) của NLCT quốc gia. Các yếu tố này được phân thành 3 nhóm yếu tố NLCT quốc gia, xét theo động lực phát triển của quốc gia.
WEF cũng phân loại 3 giai đoạn phát triển của mỗi nền kinh tế tùy theo trình độ NLCT quốc gia.
Dựa trên 3 giai đoạn phát triển và 2 giai đoạn chuyển tiếp giữa chúng, các nền kinh tế được WEF phân thành 5 nhóm.
Trong đó, xếp hạng năm 2014-2015, Việt Nam nằm trong Nhóm nước ở giai đoạn 1, phát triển dựa vào các nhân tố cơ bản, cùng với các nước: Lào, Campuchia, Myanmar ở ASEAN và một số nền kinh tế châu Á khác (Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Pakistan, Tajikistan), một số nền kinh tế châu Phi (Burkina Faso, Cameroon, Ethiopia...), một số nền kinh tế Nam Mỹ (Haiti, Nicaragua).
Thực trạng NLCT quốc gia của Việt
Việt
Việt
Trong 10 lần đánh giá của WEF (2006-2015), vị trí của Việt
Điều đáng mừng là từ năm 2013 đến nay, vị trí của Việt Nam liên tục được cải thiện, từ thứ 70 năm 2013-2014 lên thứ 68 năm 2014-2015 và thứ 56 năm 2015-2016.
NLCT quốc gia của Việt
So sánh trong ASEAN: Trong 9 nước ASEAN (Brunei không tham gia đánh giá), từ năm 2006 đến năm 2012, NLCT quốc gia của Việt Nam đứng trên 4 nước (Philippines, Campuchia, Lào, Myanmar) và đứng dưới 4 nước (Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia). Song từ năm 2012 đến nay
Trong đánh giá mới nhất năm 2015-2016, Việt Nam xếp thứ 56, dưới Singapore (2), Malaysia (18), Thái Lan (32), Indonesia (37), Philippines (47) và trên Lào (83), Campuchia (90), Myanmar (131). Như vậy, ngay trong ASEAN gồm hầu hết là các nước đang phát triển (trừ Singapore), Việt Nam luôn nằm ở nhóm giữa trong 10 lần đánh giá vừa qua, chỉ đứng trên Campuchia, Lào và Myanmar
So sánh với Trung Quốc: Quốc gia này xếp hạng từ 26 đến 35 trong 10 lần đánh giá, Việt Nam xếp dưới khá xa: 6/10 năm xếp dưới Trung Quốc 40-46 bậc (các năm 2008-2009, 2009-2010, 2011-2012, 2012-2013, 2013-2014, 2014-2015) và 4/10 năm xếp dưới 28-34 bậc (các năm 2006-2007, 2007-2008, 2010-2011, 2015-2016).
Trong đánh giá mới nhất năm 2015-2016, khoảng cách được thu hẹp do vị trí của Việt Nam được cải thiện mạnh tăng 12 bậc so với năm trước đó, song mức chênh lệch vẫn khá lớn (28 bậc). Sự chênh lệch lớn về xếp hạng NLCT giữa 2 nước đã thể hiện qua thực tế là nhiều hàng hóa của Việt Nam khó cạnh tranh nổi với hàng Trung Quốc ngay tại sân nhà, cũng như trên thị trường thế giới.
So sánh với các nước khác: Trong 10 lần đánh giá vừa qua, Việt
NLCT quốc gia của Việt
Bảng 1 cho thấy, trong đánh giá năm 2015-2016, Việt Nam chỉ có 01/12 trụ cột được xếp hạng khá, đó là: Trụ cột 10 (Quy mô thị trường) xếp thứ 33: do Việt Nam có quy mô thị trường (gồm thị trường nội địa và thị trường quốc tế) khá lớn. Thị trường nội địa quy mô tương đối lớn với dân số hơn 92 triệu người có mức thu nhập bình quân trên 2.000 USD (mức thu nhập trung bình thấp của thế giới). Thị trường xuất - nhập khẩu của Việt
Bên cạnh đó, 03/12 trụ cột được xếp hạng trung bình là:
Trụ cột 7 (Thị trường lao động) xếp thứ 52: do Việt Nam hiện đang trong giai đoạn đạt tỷ lệ dân số vàng, có lực lượng lao động 45 triệu người, chiếm tỷ lệ cao trong dân số (tương đương 49%).
Trụ cột 4 (Y tế và giáo dục tiểu học) xếp thứ 61: do Việt
Trụ cột 3 (Môi trường kinh tế vĩ mô) xếp thứ 69: do những biện pháp của Chính phủ thực hiện từ năm 2011 đến nay, về cơ bản đã kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
Việt
Xếp hạng tổng thể | Xếp hạng từng trụ cột | |||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | |
Thể chế | Kết cấu hạ tầng | Môi trường KT vĩ mô | Y tế-GD tiểu học | GD đại học | Thị trường hàng hóa | Thị trường lao động | Thị trường tài chính | Sẵn sàng công nghệ | Quy mô thị trường | Mức độ tinh xảo KD | Đổi mới | |
56 | 85 | 76 | 69 | 61 | 95 | 83 | 52 | 84 | 92 | 33 | 100 | 73 |
Nguồn: Báo cáo NLCT toàn cầu 2015-2016 (WEF)
Trong khi đó, có 08/12 trụ cột có thứ hạng rất thấp (dưới 70) là: trụ cột 11 (Mức độ tinh xảo kinh doanh) xếp thứ 100, trụ cột 5 (Giáo dục đại học) xếp thứ 95, trụ cột 9 (Mức độ sẵn sàng công nghệ) xếp thứ 92, trụ cột 1 (Thể chế) xếp thứ 85, trụ cột 8 (Thị trường tài chính) xếp thứ 84, trụ cột 6 (Thị trường hàng hóa) xếp thứ 83, trụ cột 2 (Kết cấu hạ tầng) xếp thứ 76, trụ cột 12 (Đổi mới) xếp thứ 73.
Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt
Tăng trưởng theo chiều rộng
Trong bài này, tác giả xét giai đoạn 2001-2010 là 10 năm Việt
Bảng 2: Các chỉ số kinh tế vĩ mô giai đoạn 2001-2010 (bình quân năm)
Chỉ số | Tăng trưởng GDP (%) | Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (% GDP) | Hệ số ICOR | Tăng trưởng M2 (%) | Tăng trưởng tín dụng (%) | CPI (%) | Bội chi ngân sách (% GDP) | Tốc độ tăng năng suất lao động (%) |
Bình quân giai đoạn 2001-2010 | 7,3 | 40,8 | 5,7 | 27,9 | 32,0 | 8,4 | 5,2 | 1,39 |
Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của Tổng cục Thống kê
Giai đoạn 2001-2010, Việt
Quả thực, theo “Báo cáo năng suất Việt Nam năm 2010” của Viện Năng suất Việt Nam, tăng trưởng GDP giai đoạn 2001-2010 chủ yếu do phần đóng góp của tăng vốn (chiếm 55%) và tăng lao động (chiếm 25,21%). Còn phần đóng góp của tăng năng suất lao động (thông qua chỉ số TFP - năng suất nhân tố tổng hợp) chỉ chiếm 19,15% (so của các nước phát triển là trên 50%, các nước đang phát triển từ 30%-35%). Tốc độ tăng TFP bình quân giai đoạn trên chỉ đạt 1,39% (tốc độ tăng của các nước trong khu vực là 4%-5%).
Ngoài ra, chính sách mở rộng đầu tư: thể hiện qua tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2001-2010 đạt mức cao, bằng 35,4%-46,5% GDP (bình quân 40,8% năm). Trong khi đó, hiệu quả sử dụng vốn thấp, thể hiện qua hệ số ICOR giai đoạn này từ 4,9-8,1 (bình quân 5,7 năm), cao nhất là năm 2009, ICOR lên đến 8,1 do Chính phủ đưa ra gói kích thích kinh tế lớn trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu (ICOR các nước trong khu vực chỉ từ 3-4).
Chính sách mở rộng tín dụng thể hiện qua tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán (M2) và tăng trưởng tín dụng cao. Tốc độ tăng M2 giai đoạn 2001-2010 là từ 17,6% đến 46,1% (bình quân 28%/năm). Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2001-2010 là từ 21,4% đến 53,9% (bình quân 32% năm).
Hệ quả là bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài, môi trường thiên nhiên bị hủy hoại
Chính sách tăng trưởng theo chiều rộng, dựa chủ yếu vào khai thác các yếu tố đầu vào và các biện pháp mở rộng đầu tư và tín dụng giai đoạn 2001-2010 tất yếu đã dẫn đến lạm phát và các bất ổn kinh tế vĩ mô khác, không chỉ trong giai đoạn đó, mà cả những năm tiếp theo. Cụ thể là:
Lạm phát cao. Tốc độ tăng M2 và tăng trưởng tín dụng cao gấp nhiều lần tốc độ tăng GDP, đã duy trì liên tục nhiều năm, gây mất cân đối nghiêm trọng giữa tiền và hàng, khiến lạm phát tăng mạnh. Chỉ số CPI trong những năm 2007-2010 dao động trong khoảng từ 12,6% đến 19,9% (ngoại trừ năm 2009 giảm mạnh còn 6,9% do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, song vẫn là mức cao).
Năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam còn thấp
Nợ công tăng nhanh, bội chi ngân sách lớn. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (đặc biệt đầu tư công) cao trong khi hiệu quả sử dụng vốn thấp khiến vốn bỏ ra lớn song không mang lại hiệu quả, dẫn đến nợ công tăng nhanh. Năm 2001 nợ công bằng 36% GDP, năm 2010 lên đến 54,3% và năm 2015 đã vượt trần 65% GDP (nếu theo cách tính quốc tế thì nợ công cao hơn nhiều). Bội chi ngân sách giai đoạn 2001-2010 luôn dao động trong khoảng 4,6%-6,9%.
Tài nguyên khoáng sản cạn kiệt, môi trường hủy hoại. Chính sách tăng trưởng theo chiều rộng dựa vào khai thác tài nguyên khiến các nguồn lực về tài nguyên, khoáng sản ngày càng cạn kiệt. Công nghệ sản xuất lạc hậu và tiêu tốn nhiều năng lượng đã gây ô nhiễm khiến môi trường thiên nhiên bị hủy hoại. Ô nhiễm môi trường không chỉ ở các thành phố lớn và các khu vực công nghiệp tập trung, mà ngay ở nhiều vùng nông thôn, đã đến mức báo động. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015 được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố vào ngày 29/09/2016, GDP của Việt
Triển vọng NLCT quốc gia và tăng trưởng kinh tế Việt
Nỗ lực của Chính phủ nhằm nâng cao NLCT quốc gia và tăng trưởng bền vững
Nhận thức được hậu quả đối với nền kinh tế gây ra bởi chính sách tăng trưởng ngắn hạn theo chiều rộng trong những năm qua (dựa vào khai thác các yếu tố đầu vào đồng thời mở rộng đầu tư và tín dụng), từ năm 2011 đến nay, Việt Nam đã thực hiện hàng loạt các chính sách để ổn định kinh tế vĩ mô và cải thiện môi trường kinh doanh. Theo đó, ngày 24/02/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Năm 2013, ban hành Đề án tổng thể “Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, năng suất và năng lực cạnh tranh”. Tiếp theo, trong 3 năm 2014, 2015, 2016, Chính phủ tiếp tục ban hành các nghị quyết số 19 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nâng cao NLCT quốc gia. Ngày 16/05/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.
Các văn bản nói trên đã đề ra các biện pháp quyết liệt nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao NLCT doanh nghiệp và quốc gia, trong bối cảnh nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới. Việc triển khai thực hiện các chính sách đó đã đạt kết quả bước đầu trong việc chuyển từ mô hình tăng trưởng theo chiều rộng (dựa trên khai thác các yếu tố đầu vào, đồng thời, mở rộng đầu tư và tín dụng) sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu (dựa trên nâng cao năng suất lao động và NLCT quốc gia).
Cần làm gì để nhanh chóng nâng cao NLCT quốc gia Việt
NLCT quốc gia của Việt Nam hiện còn thấp là do chỉ có 1 trụ cột xếp hạng khá (quy mô thị trường), trong khi 3 trụ cột xếp hạng trung bình và 8 trụ cột xếp hạng thấp. Để nâng cao NLCT quốc gia cần tập trung cải thiện các trụ cột còn yếu, mà trước hết thực hiện các biện pháp sau.
Thứ nhất, tiếp tục xử lý 3 điểm nghẽn của kinh tế Việt
Thứ hai, kiên trì thực hiện chính sách ổn định kinh tế vĩ mô để tạo môi trường ổn định lâu dài (trụ cột 3), làm tiền đề cho tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn.
Thứ ba, tiếp tục thực hiện mạnh mẽ việc hoàn thiện cơ chế thị trường nhằm nâng cao hiệu năng của các thị trường hàng hóa, thị trường lao động, thị trường tài chính và mức độ tinh xảo kinh doanh (các trụ cột 6, 7, 8, 11).
Thứ tư, điểm quan trọng hơn cả, là phải thay đổi mô hình tăng trưởng ngắn hạn theo chiều rộng trong những năm qua sang mô hình tăng trưởng bền vững dài hạn theo chiều sâu, trên cơ sở đầu tư đổi mới công nghệ và đào tạo nhân lực chất lượng cao, tăng năng suất lao động và hiệu quả (trụ cột 12), chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ phương thức gia công có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng thấp sang các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Ba kịch bản chính cho triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt
Triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam từ nay đến năm 2025 phụ thuộc rất lớn vào quyết tâm chính trị của Chính phủ nhằm nâng cao NLCT quốc gia và hiệu quả các biện pháp mà Chính phủ áp dụng. Triển vọng phát triển của kinh tế thế giới tuy đóng vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, song vẫn xếp sau nhân tố thay đổi cấu trúc nội tại của nền kinh tế. Do vậy, trong 3 kịch bản dự báo sau, tác giả dựa chủ yếu trên yếu tố nội tại của nền kinh tế Việt
Bảng 3: Ba kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt
| Kịch bản 1 NLCT quốc gia cải thiện chậm | Kịch bản 2 NLCT quốc gia cải thiện tốc độ trung bình | Kịch bản 3 NLCT quốc gia cải thiện nhanh |
Tốc độ cải thiện NLCT quốc gia trung bình (bậc/năm) | 1 | 1,5 | 2,2 |
Xếp hạng NLCT quốc gia năm 2025 | 46 | 41 | 34 |
Tốc độ tăng trưởng GDP | 5,7%-6,2% | 6,1%-6,6% | 6,4%-6,9% |
Nguồn: Dự báo của tác giả
Kịch bản 1: NLCT quốc gia của Việt
Trong kịch bản này, dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt
Kịch bản 2: NLCT quốc gia của Việt
Trong kịch bản này, dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt
Kịch bản 3: NLCT quốc gia của Việt
Trong kịch bản này, dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt
Tài liệu tham khảo
1. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) (2006-2015). Báo cáo NLCT toàn cầu từ năm 2006 đến 2015
2. Tổng cục Thống kê (2001-2010). Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội các năm từ 2001 đến 2010
3. Viện Năng suất Việt
4. Lê Quốc Phương (2012). Việt
5. Lê Quốc Phương (2012). Quyết liệt đầu tư cho công nghệ để có năng lực cạnh tranh cao, Kinh tế Việt Nam và Thế giới, số 674, tháng 4/2012
Bình luận