Còn nhiều dư địa để cải cách môi trường kinh doanh!
Đã có những bước tiến tích cực!
Phát biểu tại hội thảo “Thách thức của việc thay đổi chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam", ngày 07/12/2017, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết, trong 2 năm gần đây, Chính phủ đã có nhiều quyết tâm trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển được thể hiện bằng hàng loạt tuyên ngôn “Xây dựng chính phủ kiến tạo, liêm chính, phục vụ, chính phủ hành động” của người đứng đầu Chính phủ.
Để hiện thực hóa các tuyên ngôn này, năm 2016 và năm 2017, Chính phủ đã ban hành ngay Nghị quyết 35 và liên tục ban hành các nghị quyết 19 từ năm 2014 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam năm 2017 chứng kiến sự tăng bậc nhiều nhất trong thập niên qua, với vị trí 68/190 (tăng 14 bậc so với năm ngoái); thứ hạng của Việt Nam trong Bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2017 cũng tăng 5 bậc so với 2016 (lên thứ 55); Về xếp hạng Chính phủ điện tử (theo đánh giá của Liên hợp quốc), Việt Nam cũng đứng thứ 89 trên thế giới, tăng 10 bậc so với xếp hạng năm 2014… |
Đặc biệt, các buổi đối thoại với doanh nghiệp hàng nằm cũng được tổ chức thưởng xuyên để lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp. Ngay tại buổi đối thoại với doanh nghiệp vào tháng 5/2017 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành ngay Chỉ thị số 20 để chấn chỉnh việc thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, vào các tháng giữa năm 2017, Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ ngành tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rà soát và giảm các thủ tục kiểm tra chuyên ngành, từng bước giảm tỷ lệ kiểm tra chuyên ngành giai đoạn thông quan từ 30-35% xuống còn 15%.
Ngoài ra, cũng có nhiều hoạt động sửa đổi và ban hành nhiều đạo luật để phù hợp với bối cảnh mới, như: Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư và Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa..., cùng với hàng loạt các chính sách khuyến khích startup, đối mới công nghệ…
Theo bà Lan, với những quyết tâm đó, môi trường kinh doanh đã dần được cải thiện. “Xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam năm 2017 chứng kiến sự tăng bậc nhiều nhất trong thập niên qua, với vị trí 68/190 (tăng 14 bậc so với năm ngoái); thứ hạng của Việt Nam trong Bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2017 cũng tăng 5 bậc so với 2016 (lên thứ 55); Về xếp hạng Chính phủ điện tử (theo đánh giá của Liên hợp quốc), Việt Nam cũng đứng thứ 89 trên thế giới, tăng 10 bậc so với xếp hạng năm 2014…”, bà Lan cho biết.
Song, vẫn còn cách xa so với nhiều nước trong khu vực
Mặc dù, môi trường kinh doanh của Việt Nam có những bước tiến tích cực, song theo bà Lan, Việt Nam còn cách xa so với Singapore, Malaysia, Thailand và mục tiêu ASEAN 4. Chính vì vậy, dư địa để cải thiện môi trường kinh doanh còn rất nhiều.
Vị chuyên gia nhấn mạnh: "Nghị quyết 19, năm 2014 là 50 giải pháp nhưng chưa thực hiện được, có cái báo cáo lên trên cũng không địa phương nào làm nổi. Năm 2015, tiếp tục đưa ra 73 giải pháp để cải cách, thực hiện có vẻ tốt hơn với 67% số cải cách được thực hiện. Tuy nhiên, đo đếm bằng gì thì còn nghi ngờ, làm được tận cùng hay không".
Năm 2016, Nghị quyết 19 tiếp tục được ban hành với 83 nhóm giải pháp, tỷ lệ thực hiện vượt 30% so với năm trước nhưng đo lường tính xác thực rất khó. Ngành thuế thuế nói giảm, nhưng phía doanh nghiệp kêu khó khăn, thuế vẫn là gian nan nhất cho doanh nghiệp. Ngành thuế bảo họ làm nhiều nhưng số biên chế ngành thuế vẫn vậy.
Năm 2017, Nghị quyết 19 tiếp tục đưa ra 250 nhóm giải pháp cải cách môi trường kinh doanh, giao từng bộ ngành và địa phương. Tuy nhiên, hiện lực cản chính là bộ máy trong thực thi chính sách. Chính phủ kiến tạo, Thủ tướng hiện nhấn mạnh về hành động, xác định năm 2017 là năm cải cách, giảm thiểu thủ tục cho doanh nghiệp.
Rào cản trong môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều |
Trên thực tế, chi phí kinh doanh đang tăng cao và có xu hướng tăng: chi phí tuân thủ, dịch vụ hành chính, dịch vụ công, hạ tầng; quá nhiều loại thuế, phí, quỹ và các đóng góp khác nhau; chi phí thời gian lớn; tham nhũng… Nhiều chi phí tăng liên tục, khó dự liệu.
Trong khi đó, chúng ta chưa tạo ra sân chơi bình đẳng, doanh nghiệp nhà nước, một số doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tư nhân thân hữu được biệt đãi (tiếp cận các nguồn lực, quyền kinh doanh, đầu tư công/mua sắm của chính phủ, bảo hộ để né cạnh tranh…). Đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa ở vị thế bất lợi, không lớn lên được và dễ bị đào thải.
Đồng tình với ý kiến trên, GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng nhận định, môi trường kinh doanh vẫn có nhiều rào cản cho doanh nghiệp.
Kết quả khảo sát của khoảng 100 doanh nghiệp trước thềm Hội nghị Đối thoại của Hội đồng tư vấn Cải cách Thủ tục hành chính, ngày 05/12 vừa qua cho thấy, có tới 73% doanh nghiệp cho rằng mối quan tâm lớn nhất hiện nay là thủ tục hành chính quá rườm rà; 64% doanh nghiệp cho hay thái độ giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan công quyền cũng là điểm vướng mắc lớn.
“Tiếp đó là sự chồng chéo giữa những cơ quan thực thi của các bộ ngành. Trong đó, vướng mắc cụ thể nhất và được nhiều doanh nghiệp đề cập nhất là thủ tục xuất nhập khẩu. Đây là những vấn đề đã có từ lâu và hiện giờ vẫn gây nhức nhối trong cộng đồng doanh nghiệp”. GS. Mại cho biết.
Đại diện về phía doanh nghiệp, ông Adam sitkoff, Giám đốc điều hành Hiệp hội thương mại Hoa kỳ tại Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp Hoa Kỳ phản ánh rằng, họ lo ngại về những thách thức trong môi trường kinh doanh cuẩ Việt Nam, như: tham nhũng, cũng như các điều kiện cấp phép và môi trường pháp lý quá phức tập, nhiều hạn chế và không rõ ràng.
Không chỉ vậy, các doanh nghiệp cũng thường xuyên gặp phải việc thực thi chính sách không đồng nhất, không hiệu quả và đối xử không công bằng giữa các khu vực. Trong một số trường hợp, các hiện tượng này còn nảy sinh những hình thức mới.
“Thực tế này gây khó khăn lớn cho hoạt động của các thành viên của chúng tôi, bất luận nó là hệ quả của tham nhũng, chủ nghĩa bảo hộ, việc thu thuế, hay Chính phủ đang chọn kẻ thắng người thua”, ông Adam sitkoff nhấn mạnh.
Cần nỗ lực cải thiện hơn nữa!
Trước thực trạng trên. chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, thời gian tới, tất cả các giải pháp cải cách thế chế, cải thiện môi trường kinh doanh đều phải hướng đến phát triển các loại thị trường, đảm bảo cạnh tranh công bằng và tăng mức độ cạnh tranh thị trường nhằm tăng hiệu quả kỷ thuật, hiệu quả phân bố và hiệu quả động năng, là động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, cũng cần nỗ lực trọng việc làm cho hoạt động KD tự do, thuận lợi, an toàn hơn, giảm rủi ro và chi phí, tăng lợi nhuận cho nhà ĐT, DN. Tiếp tục thực hiện mạnh mẽ hơn nữa các giải pháp cải cách thể chế, cải thiện MTKD hiện có cả về quy mô và cường độ. Đề cao trách nhiệm cá nhân của các bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh, thành; thúc đẩy, giám sát và tạo sức ép hành chính, sức ép công luận gia tăng tốc độ những chuyển động tích cực ở các bộ, địa phương.
Ngoài ra, cũng cần thường xuyên giám sát, đánh giá; báo cáo TTg và CP; đồng thời, công khai, minh bạch hóa kết quả, sự chậm trễ, chần chừ, không hành động của từng bộ, ngành, địa phương…
Còn theo GS. Nguyễn Mại, Chính phủ cần thực hiện đồng bộ “Chính phủ điện tử” trong toàn bộ hệ thống cơ quan nhà nước để giảm thiểu thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian và chi phí cho nhà đầu tư và doanh nghiệp. Trên cơ sở các mô hình thí điểm đã tỏ ra có hiệu quả, như: Trung tâm hành chính công, Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch... cần áp dụng ở tất cả tỉnh, thành phố để tạo ra bước đột phá về cải cách thủ tục hành chính.
Bên cạnh đó, cũng cần coi trọng chính sách kết nối doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước để khắc phục nhược điểm tác động lan tỏa của doanh nghiệp FDI còn hạn chế; phát triển công nghiệp hổ trợ, tham gia chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu, từ đó nâng cao tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp trong nước, hướng đến mục tiêu một triệu doanh nghiệp tư nhân vào năm 2020, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô lơn hơn nhiều lần hiện tại; có hàng trăm tập đoàn kinh tế tư nhân hoặc hỗn hợp tầm cỡ khu vực và thế giới.
Ở góc độ nhà đầu tư nước ngoài, ông Adam sitkoff kiến nghị rằng, các doanh nghiệp Hoa kỳ cần những nỗ lực cải cách để tạo ra một môi trường công bằng hơn và cạnh tranh hơn, nơi các quyết định được đưa ra nhanh hơn, thủ tục ít phức tạp hơn, các quy tắc được thực hiện một cách công bằng và các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trên các giá trị của họ, bao gồm cả việc tiếp cận đất đai và các cơ hội.
Ông Adam sitkoff cho biết, các doanh nghiệp Hoa Kỳ có niềm tin về việc tạo ra một môi trường kinh doanh tốt thông qua những hành động thực tế giúp tăng năng suất và giảm chi phí, rủi ro khi kinh doanh ở Việt Nam.
“Việc giảm chi phí và sự phức tạp của việc kinh doanh không chỉ giúp cho doanh nghiệp FDI, mà còn đạt mục đích quan trọng hơn là mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp Việt Nam, thúc đẩy tinh thần kinh doanh của nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó đảm bảo khả năng cạnh tranh và tăng trưởng của Việt Nam trong tương lai”, ông Adam sitkoff cho biết./.
Bình luận