Đáp ứng hàng rào kỹ thuật để tận dụng tối đa ưu đãi từ VJEPA
Những thông tin trên được đưa ra tại Tọa đàm “Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định VJEPA giai đoạn 2015-2019 và cơ hội cho Việt Nam” do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phối hợp cùng Ban kinh tế và Xúc tiến thương mại tổ chức vào ngày 21/07 tại Hà Nội.
3.234 dòng hàng được xóa bỏ thuế
Trong 5 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Một trong những nhân tố tích cực giúp đạt được kết quả thương mại song phương giữa Việt Nam – Nhật Bản là do Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực từ ngày 01/10/2009 đã đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ hợp tác kinh tế hai nước.
Đây là FTA song phương đầu tiên của Việt Nam kể từ khi gia nhập WTO và là FTA thứ 2 mà Việt Nam và Nhật Bản cùng tham gia sau FTA ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) được ký kết từ năm 2008. Hiệp định VJEPA có nội dung toàn diện về tự do hoá thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và các hợp tác kinh tế khác giữa hai quốc gia.
Theo Hiệp định, trong vòng 10 năm kể từ khi thực hiện Hiệp định, Việt Nam cam kết tự do hoá đối với khoảng 87,66% kim ngạch thương mại và Nhật Bản cam kết tự do hoá đối với 94,53% kim ngạch thương mại. Vào năm cuối của Lộ trình giảm thuế tức là sau 16 năm thực hiện Hiệp định, Việt Nam cam kết tự do hoá đối với 92,95% kim ngạch thương mại.
Theo ông Hà Duy Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính, thực hiện theo lộ trình đã cam kết, ngày 14/02/2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 25/2015/TT-BTC kèm Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam theo Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) giai đoạn 2015 - 2019.
Theo đó, kể từ ngày 01/04/2015 sẽ có thêm 150 dòng hàng được cắt giảm thuế quan về 0%, nâng tổng số dòng hàng được xóa bỏ thuế kể từ khi VJEPA có hiệu lực lên 3.234 dòng, tương đương 34,09% toàn biểu thuế nhập khẩu.
Thuế quan được cam kết cắt giảm dần theo từng giai đoạn. Các mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử; nguyên phụ liệu dệt may, da giày có lộ trình xóa bỏ thuế quan sớm do đây là các mặt hàng công nghệ cao, linh kiện lắp ráp, nguyên liệu phụ trợ cần nhập khẩu trong nước chưa đáp ứng được, trong đó nhiều mặt hàng cũng có thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) 0%. Trong các giai đoạn tiếp theo, thuế nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng còn lại cũng sẽ giảm dần để tiến tới đưa về 0%.
Việc tham gia Hiệp định đã và đang mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa xuất khẩu nước ta thâm nhập vào thị trường Nhật Bản bởi theo Hiệp định, các sản phẩm của Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan nhiều nhất của Nhật Bản là các sản phẩm nông thủy sản và hàng dệt may - là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Cụ thể, thuế suất bình quân đối với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam sẽ giảm dần từ 6,1% năm 2015 xuống còn 3,7% vào năm 2018.
Các mặt hàng thủy sản, nông sản, dệt may, sắt thép, hóa chất, linh kiện điện tử có mức cam kết tự do hóa mạnh mẽ nhất.
Cụ thể: Sản phẩm nông sản là lĩnh vực Việt
Riêng rau quả tươi sẽ được hưởng thuế suất 0% sau 5 – 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Ngoài ra, thủy sản là lĩnh vực đem lại lợi ích xuất khẩu lớn nhất cho Việt Nam, thì Nhật Bản cũng sẽ giảm thuế từ mức bình quân 5,4% năm 2008 xuống 1,31% năm 2019.
Đặc biệt, lĩnh vực tôm, cua ghẹ và một số sản phẩm cá sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Hiện nay, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 4, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt
Chú trọng nâng cao chất lượng cho sản phẩm xuất khẩu
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt
Khi thuế suất nhập khẩu của hơn 3.200 dòng sản phẩm về 0% sẽ khiến cho hàng hóa từ Nhật Bản nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam. Tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng Việt
Nguyên nhân chính được ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt
Hiệp định VJEPA đã có hiệu lực từ năm 2009, song đến nay hàng hóa xuất vào nước này vẫn chưa tận dụng được ưu đãi thuế quan. Đặc biệt, nhiều vụ việc vi phạm kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm của hàng nông, thủy sản… bị phát hiện khiến doanh nghiệp khó tận dụng cơ hội thị trường.
Ông Nguyễn Sơn, Phó Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế và kinh tế, cũng chỉ ra thực tế từ năm 2012 đến nay kim ngạch xuất khẩu sang Nhật tăng trưởng tốt, song chỉ cao hơn mức trung bình.
Dẫn chứng theo số liệu WTO, nhập khẩu hàng hóa từ các nước và vùng lãnh thổ vào Nhật Bản là 886 tỷ USD, riêng Việt Nam là 13,56 tỷ USD. Như vậy, giá trị hàng hóa mà Việt
Theo ông Sơn, tác động của việc cắt giảm thuế quan từ Hiệp định chỉ ở mức độ nhất định, trong khi những rào cản kỹ thuật đặt ra đang khiến cho hàng hóa xuất khẩu gặp khó khăn. Do đó, để giải quyết bài toán tiếp cận thị trường Nhật Bản, cần phải xử lý được các vấn đề về tiêu chuẩn kỹ thuật.
Ông Sơn cũng khuyến cáo, nếu doanh nghiệp Việt Nam không sớm xử lý dứt điểm tình trạng nông, thủy sản xuất khẩu vi phạm Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật và xử lý nhanh việc kiểm dịch động thực vật với nhiều loại trái cây tươi, thịt gia súc gia cầm, thì ưu đãi từ VJEPA sẽ không tận dụng được.
Trong khi đó, ông Tạ Đức Minh, Phó trưởng phòng Đông Bắc Á, Vụ Thị trường châu Á – Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) cũng đưa ra khuyến nghị, nếu doanh nghiệp không chú trọng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã hàng hóa để đáp ứng yêu cầu của thị trường, thì sẽ rất khó để xuất khẩu vào Nhật Bản./.
Bình luận