Theo đó, mức thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng như sau: Đối với hàng hóa bị điều tra của Việt Nam, mức thuế chống bán phá giá đối với các nhà xuất khẩu của Việt Nam là 4,06%.

Đối với hàng hóa bị điều tra của Ucraina, mức thuế chống bán phá giá đối với các nhà xuất khẩu của Ucraina là 19,06%. Đối với hàng hóa bị điều tra của Ấn Độ, mức thuế chống bán phá giá đối với các nhà xuất khẩu của Ấn Độ là 7,48% - 19,06%. Thời hạn áp dụng mức thuế này là 5 năm.

Mức thuế chống bán phá giá đối với các nhà xuất khẩu của Việt Nam là 4,06%

Trước đó, ngày 7/12/2016, Ủy ban Thương mại Hàn Quốc (KTC) đã ra thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm nói trên nhập khẩu từ Việt Nam, Ukraine và Ấn Độ theo điều 60.3 của Luật Hải quan Hàn Quốc.

Ngày 31/05/2017, KTC đã áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời với mức thuế 7,48% đối với các nhà sản xuất/xuất khẩu của Việt Nam. Ngày 14/9/2017, KTC đã ban hành kết luận cuối cùng của vụ việc theo đó mức thuế chống bán phá giá đối với ba nước là từ 4,06% đến 19,06%.

Bộ Công Thương Việt Nam cũng cho biết, nguyên đơn của vụ kiện là các doanh nghiệp: Dongbu Metal, Simpac Metal, Simpac Metalloy và Taekyung Industrial. Sản phẩm bị cáo buộc là hợp kim Ferro-Silico-Manganese có mã HS: 7202.30.0000. Ngày nộp đơn kiện là ngày 29/9/2016. Giai đoạn điều tra phá giá từ ngày 1/7/2015 – 30/6/2016. Giai đoạn điều tra thiệt hại từ ngày 1/1/2013 – 30/6/2016./.