Hiện nay, chuyển đổi số (CĐS) đang trở thành xu hướng tất yếu, khách quan, các quốc gia trên thế giới và Việt Nam muốn phát triển kinh tế phù hợp với bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, cần phải thực hiện CĐS. Trong quá trình CĐS, công nghệ được cho là phương tiện còn con người là yếu tố quyết định sự thành công. Do đó, để thực hiện CĐS thành công đòi hỏi phải có nguồn nhân lực phát triển tương xứng nhằm triển khai, tổ chức thực hiện và vận hành nền kinh tế số một cách hiệu quả. Bài viết phân tích thực trạng nguồn nhân lực của Việt Nam, nhận diện những hạn chế mà nguồn nhân lực đang phải đối mặt, hiểu rõ thực trạng nguồn nhân lực để có những giải pháp nhằm chuẩn bị tốt nhất cho giai đoạn CĐS hướng tới phát triển mạnh nền kinh tế số ở Việt Nam.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, nguồn nhân lực luôn đóng vai trò rất quan trọng. Đặc biệt, trong điều kiện toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức, yếu tố tạo nên sự cạnh tranh giữa các quốc gia là con người. Do vậy, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa luôn xác định phát triển thị trường lao động là một trong những khâu đột phá để phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Bởi vậy, những năm qua, các cấp, ngành, địa phương trong Tỉnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nghiên cứu này phân tích thực trạng thị trường lao động tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2023 và đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định và phát triển thị trường lao động thời gian tới.
Thông qua khảo sát 365 khách du lịch ở Tiền Giang, tác giả chỉ ra và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển du lịch bền vững tỉnh Tiền Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 yếu tố ảnh hưởng tích cực đến Phát triển du lịch bền vững ở Tiền Giang, xếp theo mức độ tác động từ cao xuống thấp bao gồm: Cộng đồng dân cư; Tài nguyên du lịch; Cơ sở hạ tầng; Chính sách du lịch; Nguồn nhân lực. Đồng thời, Du lịch bền vững có tác động tích cực đến Sự trở lại của du khách.
Bình luận