Môi trường kinh doanh vẫn chưa là “mảnh đất” tốt cho doanh nghiệp
Đã có nhiều chuyển biến tích cực
Tại hội thảo “Công bố báo cáo kết quả Chương trình phối hợp giám sát thuế – hải quan năm 2015”, ngày 12/12/2015, ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết, Chương trình phối hợp giám sát thuế - hải quan năm 2015 là một chủ trương hết sức quan trọng của Chính phủ nhằm đẩy mạnh cải cách môi trường đầu tư Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
6 cơ quan là Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Tài chính, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Liên minh Hợp tác xã, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hội Doanh nhân trẻ đã giám sát việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính liên quan cắt giảm, sửa đổi, bổ sung, thay thế các thủ tục thuế, hải quan không cần thiết, giảm bớt thời gian và chi phí cho doanh nghiệp trong việc kê khai nộp thuế, thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
Báo cáo kết quả Chương trình cho thấy, một điều đáng mừng là 75-80% các doanh nghiệp khi khảo sát cho đều cho rằng, những năm gần đây cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan đã có những tiến bộ nhất định.
“Điều này khẳng định quyết tâm và hành động cụ thể của các đơn vị giám sát phối hợp trong thời gian qua”, ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh mạnh.
Liên quan về việc cải cách thủ tục thuế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, Bộ đã thực hiện cắt giảm được khoảng 420 giờ thực hiện thủ tục hành chính về thuế giảm, từ 537 giờ xuống còn 117 giờ. Đồng thời giảm được 8 lần khai và nộp thuế giá trị gia tăng, giảm được 4 lần nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính. Đến nay đã có trên 98,95% số doanh nghiệp thực hiện khai thuế điện tử và ký kết thỏa thuận với 43 ngân hàng thương mại để triển khai nộp thuế điện tử tại 63 địa phương trong cả nước.
Về thủ tục hải quan, với việc thông qua Luật Hải quan năm 2014 và ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trong để đẩy mạnh cải cách thủ tục, hiện đại hóa quản lý hải quan qua việc thay đổi phương thức thực hiện thủ tục hải quan truyền thống, bán điện tử sang phương thức điện tử. Việc triển khai thành công Hệ thống VNACCS/VCIS đã giúp giảm thời gian thông quan đối với luồng xanh xuống chỉ còn 3 giây. Cơ chế hải quan một cửa quốc gia tại 12 cảng biển với sự tham gia của 9 bộ, ngành cũng được tích cực triển khai, qua đó doanh nghiệp chỉ phải nộp 1 bộ hồ sơ duy nhất và giảm được 10-20% chi phí thực hiện thủ tục hành chính, cắt giảm 30% thời gian thực hiện thủ tục hành chính về xuất khẩu, nhập khẩu…
Cũng đánh giá về những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam, ông Layton Pike, Phó Đại sứ Australia tại Việt Nam cho biết, việc cải cách về lĩnh vực thuế và hải quan cũng đã giúp vạch ra được lộ trình rõ ràng để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu hội nhập của doanh nghiệp, cũng như thể hiện được vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong việc này. Chính phủ
Vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan ngại
Thừa nhận việc cải cách thủ tục hành chính thuế và hải quan đã có những bước tiến và kết quả đáng kể, song các đại biểu tại hội thảo cũng thẳng thắn chỉ ra những vấn đề còn tồn tại của ngành thuế và hải quan.
Trình bày Báo cáo “Đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 19 trong lĩnh vực thuế và hải quan – Khuyến nghị chính sách từ cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã”, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, VCCI cho biết, mới chỉ 39% hiệp hội doanh nghiệp và liên minh hợp tác xã phản ánh cơ quan hải quan cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời và 47% cho rằng thông tin đơn giản, dễ hiểu
Ba nhóm thủ tục hải quan được các hiệp hội và liên minh hợp tác xã đánh giá phiền hà nhất là giải quyết khiếu nại, xử lý vi phạm hành chính và thủ tục thông quan. Các phiển hà chính vẫn là thời gian giải quyết quá dài (69%) và yêu cẩu cung cấp thêm nhiều loại thông tin, giấy tờ không cẩn thiết (62%).
Đặc biệt, tình trạng doanh nghiệp phải chi trả chi phí không chính thức trong lĩnh vực thuế vẫn là quan ngại của nhiều hiệp hội và liên minh hợp tác xã. Cụ thể: 55% doanh nghiêp được khảo sát có tâm lý e ngại sẽ bị phân biệt đối xử, như: kéo dài thời gian xử lý hồ sơ, yêu cẩu bổ sung giấy tờ… nếu không chi tiền cho cán bộ nhà nước.
Liên quan tới thái độ, động lực làm việc của cán bộ thuế, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương chia sẻ, nhiều doanh nghiệp cho rằng, họ không sợ bộ trưởng mà sợ cán bộ trực tiếp thu thuế. Cán bộ nói doanh nghiệp sai là sai, nói doanh nghiệp đúng là đúng. Chính vì vậy, ông Cung cho rằng vấn đề này cần được tiếp tục làm rõ để có những biện pháp xử lý.
Tiếp tục cải thiện hơn nữa!
Trước những tồn tại đó, ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh hơn nữa, nhất là trong ngành thuế và hải quan, để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cũng như của quốc gia.
“Những mặt làm tốt cần phát huy hơn nữa, việc làm chưa được thì cần củng cố thêm, việc làm gần được thì tiếp tục cố gắng”, ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.
Cũng theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, mặc dù vẫn còn nhiều điểm mà ngành thuế và hải quan vẫn cần phải cải cách hơn nữa, nhưng việc cải cách của Bộ Tài chính đã đi đúng hướng và mong sẽ duy trì “gia tốc” này trong thời gian tới. Hiện có con số đáng chú ý là có 20% doanh nghiệp đánh giá cán bộ công chức tận tình với doanh nghiệp, vậy số còn lại mới chỉ hoàn thành phận sự của mình hoặc có thể còn gây khó dễ. Đây là dư địa để Việt
Ông Nguyễn Hải Giang, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cũng nêu lên một thực trạng là, sự quyết liệt và quyết tâm từ trung ương là rất cao, nhưng dường như càng đi xuống địa phương thì lại càng giảm. Do vậy, trong thời gian tới cần phải làm quyết liệt hơn tới từng cán bộ trực tiếp làm việc. Có như vậy mới tạo niềm tin cho người dân, doanh nghiệp thực hiện.
“Trong thời gian tới cần có cơ chế để giám sát và phản biện tốt hơn giữa các đơn vị phối hợp. Bộ Tài chính vẫn giương cao ngọn cờ, chúng tôi là những người bên cạnh để đồng hành giám sát phối hợp để làm sao nâng cao cạnh tranh quốc gia và cải thiện môi trường cạnh tranh cho doanh nghiệp”, ông Giang nhấn mạnh.
Lắng nghe những ý kiến trên, các bộ, ngành cam kết tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hiệu quả hơn nữa để cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tháo gỡ khó khăn và tạo thuận lợi tốt nhất cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh trong nước và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế./.
Bình luận