Ứng xử ra sao trước những rủi ro, khó khăn hội nhập đem lại?
Đó là nhận định mà TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra tại Hội thảo Đánh giá tác động của các hiệp định đầu tư song phương (BIT) và các hiệp định thương mại tự do (FTA) đang đàm phán (như TPP) tới các mục tiêu phát triển dài hạn của Việt Nam: Trường hợp ngành chế biến thực phẩm và điện tử do CIEM tổ chức ngày 29/6.
Thế mạnh bị lấn sân
Khi các FTA được ký kết, doanh nghiệp Việt sẽ thế nào, liệu rằng có tiếp tục lớn mạnh được không nếu các chính sách bảo hộ, hỗ trợ của Nhà nước đang ngày càng thu hẹp, trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động với nhiều ưu đãi hơn.
Theo Báo cáo của Nhóm nghiên cứu do CIEM phối hợp cùng Actionaid, cụ thể:
Đối với trường hợp ngành công nghiệp thực phẩm, khi thuế suất nhiều loại thực phẩm nhập khẩu giảm theo cam kết, ngành chế biến trong nước sẽ chịu sức ép cạnh tranh từ sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài.
Như sữa nội khó cạnh tranh với sữa ngoại, đặc biệt là sữa bột với 75% thị phần sữa bột tại Việt Nam là của các hãng nước ngoài.
Cùng với đó, thuế suất nhập khẩu sản phẩm thịt từ Úc, Newzealand sẽ giảm về 0%-5% khiến giá thịt nhập khẩu rẻ đi. Như năm 2014, khoảng 400 triệu USD đã được sử dụng để nhập khẩu các sản phẩm thịt chế biến từ thị trường này.
Trong khi đó, thách thức về xuất khẩu là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật tại các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản rất khắt khe. Các khía cạnh quy chuẩn/tiêu chuẩn kỹ thuật bị kiểm soát rất chặt, rủi ro trừng phạt bởi biện pháp phòng vệ thương mại tại nước nhập khẩu: chống bán phá giá và chống trợ cấp… đang thách thức doanh nghiệp trong nước.
Ông Nguyễn Anh Dương, Phó trưởng Ban Chính sách kinh tế vĩ mô (CIEM), cho rằng khi gia nhập các FTA, Việt Nam đã cắt giảm thuế ưu đãi quá nhanh (ngay cả với một số mặt hàng cơ bản như gạo, thức ăn chăn nuôi), ảnh hưởng đến giá trị gia tăng của ngành. Từ năm 2011, ngay khâu thu mua nông sản cũng mở rộng cửa cho thương nhân nước ngoài. Kết quả là doanh nghiệp trong nước bị ảnh hưởng vì liên quan đến cạnh tranh mua nguyên liệu đầu vào, nhiều doanh nghiệp hoạt động không đủ công suất.
Xu hướng cắt giảm thuế quan của Nhà nước với ngành công nghiệp chế biến còn diễn ra mạnh mẽ và đi trước lộ trình cam kết.
“Lẽ ra phải 10 năm thuế nhập khẩu mới giảm về 0% nhưng chỉ sau 5 năm, Việt Nam đã hoàn tất lộ trình giảm thuế, vô tình mang lại rủi ro cho doanh nghiệp trước hàng nhập khẩu nếu các hiệp định thương mại tự do được ký kết”, ông Dương nói.
Đối với ngành công nghiệp điện tử, hiện có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ngành điện tử phát triển nhưng đây là các chính sách chung cho cả doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Trong khi đó, ở Việt
Theo CIEM, trường hợp Samsung là một ví dụ. Khi đầu tư vào Việt
Cụ thể Samsung "xin": Miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu xây dựng dự án; Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu và linh kiện dùng cho sản xuất trong vòng 5 năm kể từ ngày bắt đầu đưa dự án vào sản xuất, hoặc cho tới khi tất cả các dòng thuế của Việt Nam được cắt giảm còn 0% theo các cam kết trong ATIGA; Cơ chế ưu đãi liên quan đến thủ tục hải quan/thông quan.
Tổng giá trị miễn thuế theo đề xuất ước tính tương đương khoảng 15,5 triệu USD, bao gồm 7,5 triệu USD miễn thuế cho các đầu vào nhập khẩu dùng cho sản xuất các sản phẩm tiêu dùng nội địa và 8 triệu USD miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên vật liệu xây dựng.
Trong khi đó, thu ngân sách từ Samsung lại tương đối thấp do mức miễn giảm thuế cao. 5 tháng đầu năm 2013, mức miễn giảm thuế của Samsung lên đến 18 triệu USD, còn mức đóng thuế ròng chỉ ở mức 17,3 triệu USD. Ưu đãi lớn là vậy, song sự tham gia của doanh nghiệp trong nước vào chuỗi giá trị của Samsung và chuyển giao công nghệ còn hạn chế, vì các doanh nghiệp trong nước chủ yếu tham gia vào các công đoạn sản xuất giản đơn.
Ứng xử thế nào?
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là càng gia nhập nhiều, chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho doanh nghiệp trong nước càng thu hẹp, khi đó doanh nghiệp Việt có đứng vững trước làn sóng cạnh tranh khốc liệt hay không?
Hay theo TS. Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Trong khi các ưu đãi của doanh nghiệp trong nước còn thua xa doanh nghiệp FDI, vấn đề hội nhập lại đẩy doanh nghiệp trong nước vào thế “buộc phải cạnh tranh để phát triển”.
Theo các BIT và các FTA đang đàm phán (như TPP), những giải pháp, như: quy định về tỷ lệ xuất khẩu, hàm lượng nội địa... không còn nhiều giá trị. Trong một số trường hợp, các nhà đầu tư nước ngoài thậm chí được hưởng nhiều ưu đãi hơn so với các nhà đầu tư trong nước.
Các quy định mới ban hành trong năm 2014 đã đưa ra nhiều ưu đãi hơn, không giới hạn ở ưu đãi tài chính. Những chính sách ưu đãi này không chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, xét về tiêu chuẩn để hưởng ưu đãi xét về quy mô vốn và trình độ công nghệ..., các doanh nghiệp trong nước khó có khả năng được hưởng.
Với những bất lợi trước mắt trong hội nhập, TS. Võ Trí Thành nhận định: “Hội nhập có rủi ro, có khó khăn, nhưng rủi ro lớn nhất là không hội nhập thì không phát triển. Chúng ta chọn con đường hội nhập, chấp nhận khó khăn để phát triển”.
“Do vậy, chúng ta cần nghiên cứu sâu để có cách ứng xử tốt nhất, qua đó tận dụng điều kiện cần là hội nhập và gắn với việc tận dụng chính sách tốt, chuyển đổi chức năng Nhà nước (từ chỗ việc gì cũng can thiệp đến việc phải hỗ trợ về mặt đào tạo, thông tin, kết cấu hạ tầng...), như vậy là thêm được điều kiện đủ cho sự phát triển của đất nước”, vị Phó Viện trưởng nói./.
Bình luận