Đầu tư nhà nước lớn, nhưng "lan man"
Quá ôm đồm
Cần phải khẳng định vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường là không thể phủ nhận, song câu hỏi đặt ra là nhà nước tác động vào lĩnh vực nào và như thế nào để hiệu quả.
Tại Hội thảo "Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường: Những vấn đề cải cách thể chế giai đoạn 2016-2020" diễn ra ngày 12/4, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng, với nguồn lực có hạn, Nhà nước không thể ôm đồm giải quyết mọi việc trong nền kinh tế. Nhà nước phải xác định rõ vị thế của mình trong nền kinh tế để quyết định nên làm gì, không nên làm gì và phương thức thực hiện phù hợp. Hay nói cách khác, phạm vi tham gia vào nền kinh tế hay việc xác lập hạng mục ưu tiên phải phù hợp với năng lực và nguồn lực của nhà nước.
Xét tổng thể, nhà nước đầu tư vì 2 lý do: (1) Nhà nước đầu tư vào những lĩnh vực mà tư nhân không muốn hay không thể tham gia; (2) Nhà nước đầu tư nhằm khắc phục những thiếu sót, khiếm khuyết của thị trường.
Ở Việt Nam, sau 30 năm đổi mới, vai trò, chức năng của Nhà nước đã có những đổi mới cơ bản. Theo đó, phạm vi, mức độ tham gia của Nhà nước vào các hoạt động kinh tế nói chung vào đầu tư nói riêng đã có những điều chỉnh, nhưng nhìn chung vẫn chưa mấy sáng sủa.
TS. Nguyễn Đình Cung cho hay, quy mô đầu tư công có xu hướng thu hẹp lại nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư xã hội (40%). Tỷ trọng này chỉ kém Trung Quốc và
Ông Cung ghi nhận đầu tư công vào các ngành, lĩnh vực kinh tế trong thời gian qua có giảm nhưng không đáng kể. Trong khi đó, đầu tư công cho những ngành dịch vụ công, liên quan trực tiếp đến phát triển con người thì hầu như không có sự chuyển biến rõ rệt.
Đáng chú ý là hiệu quả đầu tư công có xu hướng giảm, luôn thấp hơn hiệu quả đầu tư toàn nền kinh tế và khoảng cách có xu hướng ngày càng doãng rộng ra. Đầu tư công tập trung vào các lĩnh vực hạ tầng kém hiệu quả, dàn trải, quy mô nhỏ ảnh hưởng đến công suất, chất lượng.
Về doanh nghiệp nhà nước (DNNN), phạm vi đầu tư vốn nhà nước còn rất lớn. Trong số 781 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước (tính đến năm 2015), có đến 49,3% số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại. Nhiều doanh nghiệp 100% vốn nhà nước còn hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, văn hóa, dược phẩm, quản lý bến xe, du lịch, cơ khí, dịch vụ suất ăn hàng không, dịch vụ hàng hóa,…
TS. Nguyễn Đình Cung đánh giá, việc DNNN vẫn tập trung nhiều vào những ngành sản xuất kinh doanh thương mại mà các thành phần kinh tế khác có thể thực hiện được đã làm hạn chế cơ hội và có thể tạo môi trường cạnh tranh không bình đẳng cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước, đặc biệt khu vực tư nhân trong nước.
Phải có tiêu chí xếp thứ tự ưu tiên đầu tư
Do nguồn lực nhà nước có hạn nên cần phải tiến hành phân tích, đánh giá các phương án thay thế khác để lực chọn phương án tối ưu. TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng, phương án Nhà nước tham gia trực tiếp (đầu tư thành lập doanh nghiệp) để thực hiện chỉ là phương án cuối cùng. Nhà nước chỉ đầu tư vào những ngành, lĩnh vực then chốt, quan trọng đối với nển kinh tế, đối với chiến lược phát triển quốc gia.
Theo đó, ông Cung nhấn mạnh, Nhà nước cần phải rút lui mạnh khỏi nền kinh tế với tư cách là nhà đầu tư, nhà sản xuất trong doanh nghiệp, nhất là những ngành, như: nhà hàng, khách sạn, văn hóa, dược phẩm, quản lý bến xe, du lịch... Tiếp tục điều chỉnh, thu hẹp ngành, lĩnh vực Nhà nước duy trì vốn, cả trên văn bản quy phạm pháp luật lẫn trong tổ chức thực hiện. Tiếp tục thoái vốn đầu tư ngoài ngành.
Ông Cung đưa ra kinh nghiệm từ Trung Quốc thực hiện phương châm “nắm lớn buông nhỏ”, theo đó, Nhà nước giữ lại những DNNN quy mô lớn, tập trung ở những ngành, lĩnh vực chiến lược, trụ cột của nền kinh tế.
Hay như ở Hàn Quốc đã tiến hành tư nhân hóa và thực hiện chính sách chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế do khu vực tư nhân dẫn dần (a private sector – led model). Hàn Quốc đã đẩy mạnh cải cách DNNN, chỉ tập trung vào một số ngành, lĩnh vực chiến lược của nền kinh tế như an ninh, quốc phòng, đường sắt, đường cao tốc, điện lực, bưu chính viễn thông, khí đốt, thép, giao dịch tài chính,…
Bên cạnh đó, ông Cũng cho rằng, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, phải xác định rõ được mục tiêu hoạt động và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả rõ ràng và có thể định lượng, đo lường được.
Trong đầu tư công phải tiếp tục đổi mới trong lựa chọn dự án, đặc biệt chú ý đển việc phân tích định lượng lợi ích - chi phí để thẩm định dự án và sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư. Hiện nay, vấn đề công bằng đang được chúng ta sử dụng như là động cơ chính để phân bổ ngân sách đầu tư, trong khi vấn đề hiệu quả chưa được tôn trọng. Các chỉ tiêu phân bổ vốn đầu tư theo quyết định phân bổ vốn giai đoạn 5 năm của Thủ tướng Chính phủ xác định các hệ số phân bổ vốn nhằm đảm bảo công bằng vùng miền, giữa địa phương khó khăn và không khó khăn, giữa miền núi, hải đảo với đồng bằng,…
Cùng với đó là cần nâng cao chất lượng của các quy hoạch về phát triển hạ tầng quốc gia. Tăng cường kỷ luật, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý chi ngân sách, kiểm soát chặt chẽ nợ công và giữ vững an ninh tài chính quốc gia.
Tham khảo kinh nghiệm các nước đều thấy họ có những cải thiện thể chế quản lý để nâng cao hiệu quả đầu tư. Ông Cung dẫn chứng kinh nghiệm của Hàn Quốc khi nước này áp dụng hệ thống đánh giá đầu tư công trong tất cả các giai đoạn thực hiện dự án, gồm đánh giá trước, trong và sau khi thực hiện dự án. Điều này giúp đánh giá tính khả thi tổng thể của dự án, nâng cao hiệu quả chi tiêu tài chính, quản lý chi phí thực hiện dự án, đánh giá kết quả hoạt động.
Hay tại Trung Quốc, tất cả các dự án đầu tư công phải nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt mới được chuẩn bị đầu tư. Tất cả các dự án đầu tư công đều phải lập Báo cáo đề xuất dự án. Việc điều chỉnh dự án phải được sự chấp thuận của cơ quan phê duyệt quy hoạch đó.
Ở một số nước phát triển được thực hiện công khai, minh bạch hóa dự án; tăng cường đánh giá từ bên ngoài trước khi dự án được bắt đầu để đảm bảo chất lượng dự án công. Kế hoạch chiến lược quốc gia được sử dụng như là cơ sở để định hướng ưu tiên đầu tư (như tại
Do vậy, ông Cung cũng kiến nghị phải tăng cường áp dụng kỷ luật và cạnh tranh thị trường trong việc cấp vốn cho các dự án đầu tư công. Giai đoạn 2016-2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần xây dựng và ban hành Danh mục các dự án hạ tầng ưu tiên dựa trên việc thẩm định khoa học các đề xuất dự án hạ tầng do các bộ, ngành địa phương đề nghị. /.
Bình luận