Thời kỳ 2021-2030: Bạc Liêu lựa chọn kịch bản 2, tăng trưởng bình quân 10%-11%
Tại Hội nghị thẩm định Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, diễn ra sáng ngày 28/7, tỉnh Bạc Liêu đã công bố kịch bản tăng trưởng trong thời kỳ quy hoạch này.
Báo cáo Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng |
3 kịch bản thời kỳ 2021-2030
Theo đơn vị tư vấn quy hoạch, để có cơ sở lựa chọn mục tiêu tăng trưởng kinh tế vừa đáp ứng mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển, vừa đảm bảo tính khả thi trên cơ sở khai thác tiềm năng hiện có, Quy hoạch tỉnh xây dựng 3 kịch bản (dựa trên Kịch bản cơ sở) có thể theo khả năng phát triển năng lượng tái tạo (điện gió, điện khí, điện mặt trời, điện sinh khối) tác động đến tăng trưởng kinh tế của Tỉnh thời kỳ 2021-2030.
Bảng: Các kịch bản tăng trưởng tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021-2030
STT
| Các chỉ tiêu
| Giá trị 2020 (tỷ đồng)
| Giá trị đến năm 2030 (tỷ đồng) theo các kịch bản
| Tăng bình quân GĐ 2021-2030, %
|
| |||||
KBcs
| KB1
| KB2
| KB3
| KBcs
| KB1
| KB2
| KB3
|
| ||
1
| GRDP (giá ss 2010)
| 29,201
| 60,780
| 75,480
| 80,410
| 83,160
| 7,6
| 10,0
| 10,7
| 11,0
|
-
| Khu vực 1
| 12,771
| 21,790
| 21,790
| 21,790
| 21,790
| 5,5
| 5,5
| 5,5
| 5,5
|
-
| Khu vực 2
| 5,512
| 15,900
| 26,480
| 30,820
| 32,970
| 11,2
| 17,0
| 18,8
| 19,6
|
TĐ: Công nghiệp
| 3,123
| 9,710
| 18,370
| 21,960
| 23,310
| 12,0
| 19,4
| 21,5
| 22,3
|
|
-
| Khu vực 3 (Dịch vụ)
| 9,451
| 20,400
| 23,500
| 25,500
| 26,000
| 8,0
| 9,5
| 10,4
| 10,6
|
-
| Thuế, trừ trợ cấp SP
| 1,467
| 2,100
| 2,200
| 2,300
| 2,400
| 3,7
| 4,1
| 4,6
| 5,0
|
2
| GRDP (giá hiện hành)
| 49,665
| 142,713
| 182,900
| 195,210
| 201,900
|
|
|
|
|
-
| Khu vực 1
| 21,138
| 51,920
| 51,920
| 51,920
| 51,920
|
|
|
|
|
-
| Khu vực 2
| 9,538
| 38,780
| 65,290
| 76,170
| 81,430
|
|
|
|
|
TĐ: Công nghiệp
| 5,729
| 24,950
| 47,190
| 56,400
| 59,860
|
|
|
|
|
|
-
| Khu vực 3 (Dịch vụ)
| 16,466
| 46.200
| 57.320
| 62,200
| 63,420
|
|
|
|
|
-
| Thuế, trừ trợ cấp SP
| 2,523
| 4,500
| 4,710
| 4,920
| 5,130
|
|
|
|
|
3
| Cơ cấu VA (%)
| 100,0
| 100,0
| 100,0
| 100,0
| 100,0
|
|
|
|
|
-
| Khu vực 1
| 42.6
| 36.7
| 29.0
| 26.6
| 25.7
|
|
|
|
|
-
| Khu vực 2
| 19.2
| 27.4
| 36.4
| 39.0
| 40.3
|
|
|
|
|
-
| Khu vực 3
| 33.2
| 32.7
| 32.0
| 31.9
| 31.4
|
|
|
|
|
-
| Thuế, trừ trợ cấp SP
| 5.1
| 3.2
| 2.6
| 2.5
| 2.5
|
|
|
|
|
4
| GRDP/người (tỷ đ)
| 54,4
| 145,8
| 186,9
| 199,5
| 206,3
|
|
| |
Nguồn: Niêm giám Thống kê tỉnh Bạc Liêu năm 2021, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu, đơn vị tư vấn
Theo đơn vị tư vấn và lãnh đạo UBND tỉnh Bạc Liêu, thì kịch bản cơ sở - KBcs là kịch bản mà trong thời kỳ 2021-2030 chưa có thể xây dựng đưa vào hoạt động điện khí LNG-3200 MW; duy trì và đưa vào hoạt động 10 nhà máy điện gió đã và đang xây dựng đưa vào hoạt động trong năm 2021, 2022 với tổng công suất 661,2 MW. Dự kiến các khu vực kinh tế khác tăng trưởng có thể tăng nhanh hơn so với thời kỳ 2011-2020, nhưng tác động không lớn tới mức tăng trưởng kinh tế chung bằng phát triển năng lượng tái tạo, cụ thể: khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệp) tăng trưởng bình quân 5,0-5,5%; khu vực II (công nghiệp – xây dựng) tăng trưởng bình quân 10,0-10,5%; khu vực III (dịch vụ) tăng trưởng bình quân 9,5-10%. Do đó, tăng trưởng kinh tế chung toàn Tỉnh khoảng 8,5-9%/năm trong thời kỳ Quy hoạch.
- Kịch bản 1 – KB1 (KBcs + thực hiện được 70% công suất tiềm năng điện gió đã nghiên cứu trong kỳ quy hoạch): đến năm 2030 đạt được như Kịch bản cơ sở và phấn đấu thực hiện được 70% điện gió.
- Kịch bản 2 – KB2 (KB1 + thực hiện được 50% điện khí LNG): Đến năm 2030 đạt được như Kịch bản 1 và phấn đấu thực hiện được 50% điện khí LNG.
- Kịch bản 3 – KB3 (KB1 + thực hiện được 70% điện khí LNG): Đến năm 2030 đạt được như Kịch bản 1 và phấn đấu thực hiện được 70% điện khí LNG, gồm các nhà máy điện gió: Bạc Liêu - GĐ 1, 2, quy mô công suất 99,2 MW (hoàn thành năm 2016); Đông Hải 1.
Các kịch bản được xây dựng dựa trên khả năng phát triển năng lượng tái tạo trên địa bàn Tỉnh. Trên cơ sở đó, Quy hoạch Tỉnh tính toán tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Bạc Liêu theo các kịch bản có thể xảy ra.
Tỉnh lựa chọn kịch bản 2 với mức tăng trưởng bình quân 10-11%
Dựa vào lợi thế và điều kiện thuận lợi của Tỉnh, để đảm bảo mục tiêu mà Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu đặt ra, Quy hoạch tỉnh 2021-2030 lựa chọn Kịch bản 2 để tính toán phương án phát triển các ngành, lĩnh vực.
Theo lý giải của đơn vị tư vấn và UBND Tỉnh, thì ngay cả trong trường hợp, nếu vì một lý do bất khả kháng mà Dự án điện khí LNG chưa thực hiện được trong thời kỳ 2021-2030, thì Kịch bản 2 sẽ trở về Kịch bản 1 vẫn đảm bảo mục tiêu mà Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu đặt ra, nếu phấn đấu thực hiện hơn 70% điện gió theo quy hoạch (điều này hoàn toàn nằm trong khả năng có thể của Tỉnh).
Về tính khả thi của Kịch bản 2, đơn vị tư vấn cũng chỉ ra các lý do.
Thứ nhất, Kịch bản 2 đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2021-2030 đạt bình quân khoảng 10-11%. Trong đó, Khu vực I (nông-lâm-ngư nghiệp, diêm nghiệp) đạt 5,5%, có tính khả thi cao với lý do: Sản lượng thủy sản tỉnh Bạc Liêu tăng bình quân giai đoạn 2016-2020 là 5,0%; năm 2020 đạt 380.750 tấn, tương đương giá trị sản xuất 35.660 tỷ đồng, chiếm tới 75% giá trị sản xuất của toàn ngành Khu vực I; đóng góp của ngành thủy sản vào tăng trưởng của toàn ngành khu vực I là rất lớn (khoảng 75%); đưa tăng trưởng toàn ngành Khu vực I đạt 4,8%/năm. Trong thời kỳ 2021-2030, Bạc Liêu dự báo sản lượng thủy sản tiếp tục tăng mạnh với lợi thế nổi trội về nuôi trồng thủy sản của Tỉnh, đạt tới 7,4%/năm. Như vậy, việc đặt ra mục tiêu cho Khu vực I tăng trưởng 5,8%/năm trong thời kỳ 2021-2030 là có cơ sở.
Khu vực I (nông-lâm-ngư nghiệp, diêm nghiệp) đạt 5,5-6%/năm, đóng góp 18,5% vào tăng trưởng kinh tế chung của Tỉnh. Ngành thủy sản chiếm khoảng 70 - 75% giá trị sản xuất Khu vực I ở Bạc Liêu. Trong thời kỳ 2021-2030, dự báo sản lượng thủy sản tiếp tục tăng nhanh với lợi thế nổi trội về nuôi tôm, bao gồm cả tôm giống, tôm thương phẩm xuất khẩu. Sản lượng tôm đến năm 2030 có thể đạt 330 -370 ngàn tấn, gấp 2,1-2,3 lần sản lượng năm 2020, góp phần quyết định cho mục tiêu tăng trưởng của Khu vực I tại Bạc Liêu.
Thứ hai, Kịch bản 2 đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2030 đạt bình quân khoảng 10-11%. Trong đó, Khu vực II (công nghiệp - xây dựng) đạt khoảng 18-19% là mang tính khả thi cao.
Lý do là giá trị gia tăng ngành công nghiệp chế biến của Tỉnh tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 9,1%/năm, góp phần đưa toàn ngành Khu vực II tăng 10,6%; đến năm 2020, giá trị gia tăng ngành công nghiệp chế biến đạt 3.974 tỷ đồng, chiếm 70% giá trị gia tăng khu vực công nghiệp. Trong thời kỳ 2021-2030, Bạc Liêu quyết tâm tập trung phát triển công nghiệp chế biến nhiều nhất có thể từ nguồn nguyên liệu tại chỗ, đặc biệt là công nghiệp chế biến tôm đang là lợi thế nổi trội của Tỉnh, nhanh chóng đưa Tỉnh trở thành trung tâm tôm của cả nước. Vì vậy, trong thời kỳ 2021-2030, với tốc độ tăng sản lượng tôm khoảng 8%/năm sẽ hy vọng ngành tôm đông lạnh góp phần quan trọng; cùng với các ngành công nghiệp chế biến khác sẽ đưa giá trị gia tăng ngành công nghiệp chế biến của Tỉnh đạt 14-14,5%.
Xây dựng lưới điện truyền tải 500 kV, 220 kV, 110 kV đồng bộ với các dự án điện gió, điện mặt trời, điện khí và điện sinh khối; thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng - kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp của Tỉnh, nhất là Khu công nghiệp Láng Trâm, Ninh Quới và Cụm công nghiệp Đông Hải, Vĩnh Lợi.
Đối với ngành năng lượng tái tạo, theo đơn vị tư vấn, đây sẽ là ngành kỳ vọng lớn của tỉnh Bạc Liêu tạo ra bước phát triển đột phá trong thời kỳ quy hoạch 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Với mục tiêu phát triển điện gió từ 99MW năm 2020 lên tới 5.467 MW vào năm 2030; tương đương sản lượng điện tăng từ 277 triệu Kwh năm 2020 lên khoảng 19.800 triệu kwh vào năm 2030. Với giá bán điện gió tạm tính 0,09 USD/Kwh, điện khí LNG là 0,07USD/Kwh, thì giá trị gia tăng do điện gió và điện khí tạo ra là rất lớn, góp phần đưa giá trị gia tăng ngành công nghiệp đạt tới 20% giá trị gia tăng toàn Tỉnh cho thời kỳ 2021-2030 mà Kịch bản 2 đặt ra là khả thi.
Thứ ba, theo đơn vị tư vấn và UBND Tỉnh, với mức tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2030 đạt bình quân 10-11%/năm, khoảng cách về GRDP bình quân đầu người của Bạc Liêu đến năm 2025 vượt lên trên mức trung bình vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tiệm cận gần mức trung bình của cả nước, bằng mục tiêu do đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2021-2025 đề ra; đến năm 2030 GRDP trên đầu người nằm trong nhóm 5 tỉnh đứng đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long, và cao hơn mức trung bình cả nước.
Thứ tư, đơn vị tư vấn đưa ra dự báo, nhu cầu vốn đầu tư phát triển cho tăng trưởng kinh tế khoảng 350.000-450.000 tỷ đồng (khoảng dao động hơn 100.000 tỷ chủ yếu được dự báo cho xây dựng các công trình năng lượng), trong đó vốn cho phát triển năng lượng (cả phát triển nguồn và lưới truyền tải) chiếm 60-65%, vốn cho phát triển giao thông vận tải chiếm 12-18%, vốn cho thủy lợi chiếm 6-10%, vốn đầu tư phát triển nông nghiệp thủy sản chiếm 6-10%... Phấn đấu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, giảm hệ số ICOR xuống 3,0-3,5.
Nhu cầu vốn đầu tư thời kỳ 2021-2030 tăng gấp 3-3,5 lần so với 10 năm 2011-2020 (kể cả lạm phát), đòi hỏi phải có những thay đổi lớn trong hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt là môi trường thể chế; đổi mới hoạt động vận động, thu hút đầu tư trong và ngoài Tỉnh, đặc biệt là hút đầu tư nước ngoài, nắm bắt và đồng hành giải quyết đúng nhu cầu, vướng mắc của nhà đầu tư đến với Bạc Liêu.
Thứ năm, với kịch bản tăng trưởng lựa chọn, năng suất lao động xã hội tăng bình quân hàng năm 8,9%, gấp hơn 1,6 lần mức tăng của 10 năm 2011-2020, trong đó năng suất lao động Khu vực I tăng 9,6%/năm, Khu vực II tăng 12,7-13%/năm, Khu vực III tăng 5.5-6%/năm.
"Các trụ cột khác của tăng trưởng GRDP ít thay đổi so với các trường hợp phát triển nguồn điện. Vì vậy, Kịch bản chọn tăng trưởng 10-11%/năm là có tính khả thi chấp nhận được. Khu vực II có đóng góp lớn nhất khoảng 53% vào tăng trưởng, tiếp đến là Khu vực III đóng góp 31% và Khu vực I đóng góp 16%", đơn vị tư vấn đưa lý do lựa chọn Kịch bản 2.
Cụ thể, công nghiệp chế biến, chế tạo, trong đó mũi nhọn quan trọng nhất là sản xuất năng lượng tái tạo trở thành ngành có vai trò dẫn dắt tăng trưởng kinh tế toàn Tỉnh, tỷ trọng Khu vực II chiếm 39% tổng GRDP vào năm 2030; tiếp theo là ngành nuôi, chế biến, xuất khẩu liên quan đến cả Khu vực I và Khu vực III, mà mũi nhọn là ngành tôm, dù quy mô sản xuất nhỏ hơn năng lượng, nhưng có mức tăng trưởng hàng năm đứng thứ 2, sử dụng phần lớn tài nguyên đất, nước, khí hậu, lao động xã hội toàn Tỉnh trên phạm vi rộng lớn.
Các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã bám sát mục tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2021-2025, khoảng cách GRDP/người vượt lên trên mức trung bình của cả nước và mức khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Khu vực II chiếm tỷ trọng lớn nhất kéo theo cơ cấu kỹ thuật thay đổi, trình độ công nghệ trung bình và tiên tiến chiếm vị trí dẫn dắt, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tăng nhanh, tỷ trọng đóng góp TFP vào tăng trưởng GRDP khoảng 30%, năng suất lao động (giá so sánh) tăng 8,5-9%/năm, phần lớn do đóng góp của công nghiệp chế biến chế tạo, chất lượng của tăng trưởng tiếp tục được cải thiện nhanh hơn.
Doanh nghiệp đi tiên phong trong phát triển kinh tế thị trường; hỗ trợ, khuyến khích cộng động doanh nghiệp phát triển trong thị trường cạnh tranh, phấn đấu đến năm 2030 có khoảng 5.500-6.000 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, mật độ doanh nghiệp trên 1.000 dân khoảng 6,1 doanh nghiệp so với 2,2 doanh nghiệp hiện nay.
Kinh tế số từng bước trở thành động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Phấn đấu đến năm 2030, kinh tế số chiếm khoảng 25% GRDP trên địa bàn Tỉnh, chủ yếu do đóng góp từ các ngành công nghiệp năng lượng và thương mại điện tử (so với khoảng hơn 1% hiện nay).
"Tăng trưởng kinh tế gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề trọng tâm trong phát triển kinh tế. Việc tính toán các kịch bản tăng trưởng kinh tế gắn với tính toán các phương án khai thác tiềm năng, phát triển các ngành nghề trụ cột như: năng lượng, thủy sản cùng với một số sản phẩm chủ yếu nhằm mục đích nhận diện rõ hơn", đơn vị tư vấn nêu rõ việc tính toán trong dự thảo quy hoạch./.
Bình luận