Xuất khẩu gỗ sẽ chạm mốc 8 tỷ USD trong năm nay
Theo Vifores, tính từ đầu năm nay đến hết tháng 11/2017, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đạt gần 7 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2016. Với tăng trưởng năm nay tăng mạnh gấp nhiều lần con số tăng trưởng 1,1% của năm ngoái, thì chỉ trong 11 tháng, ngành gỗ đã vượt qua cả năm 2016.
Xét về thị trường tiêu thụ đồ gỗ năm nay, Hoa Kỳ, Trung Quốc, và Nhật Bản, EU và Hàn Quốc là 5 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 90% trong tổng giá trị kim ngạch mặt hàng này.
Trong đó, Hoa Kỳ chiếm thị phần lớn nhất - chiếm 42,7%; tiếp đến Trung Quốc chiếm 14,1%; Nhật Bản chiếm 13,7%. Xuất khẩu gỗ năm nay tăng mạnh vào các nước: Hoa Kỳ tăng 18,8%, Hàn Quốc tăng 14,2%,
Xuất khẩu gỗ sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới vì khai thác thêm nhiều thị trường mới
Nguyên nhân mang lại tốc độ tăng trưởng trên, theo Vifores, là do năm 2017, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ván nhân tạo, ván dăm, MDF và gỗ viên nén tăng rất mạnh trong khi những năm trước, tỷ lệ xuất khẩu mặt hàng này ở mức thấp.
Bên cạnh đó, ngành gỗ Việt
Theo Vifores, với tốc độ tăng trưởng bình quân gần 11%/tháng, và thời vụ xuất khẩu chính của ngành gỗ là 3 tháng cuối năm thì con số 7,8 tỷ USD xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cả năm chắc chắn sẽ đạt được, có khả năng còn đạt tới mốc 8 tỷ USD.
Đối với thị trường EU, Vifores nhận định, suốt thời gian qua, thương mại gỗ giữa Việt
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ chính thức có hiệu lực trong năm 2018, thuế suất các mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam vào EU về 0%, sẽ tạo ra sự bứt phá thực sự cho xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu lên khoảng 1 tỷ USD.
Đến nay, xuất khẩu gỗ vào EU chủ yếu vào 5 nước Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha và Italy, nhưng với Hiệp định EVFTA, thị trường sẽ được mở rộng. Do thực tế, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gỗ của EU một năm khoảng 80-85 tỷ USD. Nhu cầu đó hiện đang lớn hơn rất nhiều so với kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt
Bên cạnh đó, EU có công nghệ chế biến gỗ tiến bộ nhất khi tiết kiệm được năng lượng, nhiên liệu và trình độ quản trị kinh doanh rất tốt, làm tăng năng suất lên khoảng 15%-20%. Với Hiệp định EVFTA, ngoài vấn đề thuế suất về 0%, các doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong quá trình mua máy móc, thiết bị, học hỏi công nghệ chế biến gỗ cũng như trình độ quản trị doanh nghiệp từ EU.
Tuy nhiên, thị trường EU khá khó tính với những chỉ số kỹ thuật hàng hóa khắt khe, hầu hết theo tiêu chuẩn Euro 3. Trong khi các doanh nghiệp ở khu vực miền
Vì vậy, để tận dụng tốt cơ hội thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa vào EU, doanh nghiệp cần không ngừng học hỏi, cập nhật thông tin, tự hoàn thiện mình hơn nữa.
Đối với thị trường Hoa Kỳ, một số chuyên gia dự báo trong những năm tới đồ gỗ sẽ giảm tốc. Hoa Kỳ đang có chính sách hướng nội, mong muốn mang lại công việc trở lại nước Hoa Kỳ. Như vậy, sau Trung Quốc (hàng năm xuất khẩu khoảng 8 tỷ USD mặt hàng gỗ vào Hoa Kỳ), Việt Nam có thể là nước tiếp theo bị “để ý” khi kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đã vào khoảng 2,7 tỷ USD./.
Bình luận