“Giấy đi đường” trở về mẫu cũ
3 ngày qua, khối ngân hàng, chứng khoán gặp bối rối lớn do không thấy ngành mình thuộc vào “Nhóm 2” và cũng không có tên ở “Nhóm 6” trong 6 nhóm được cấp xem xét cấp “Giấy đi đường” của Công an TP. Hà Nội. |
Với phương án “Giấy đi đường” như cũ, dòng chảy hoạt động của TP. Hà Nội trở lại trạng thái bình thường, chứ không quá căng thẳng như 3 ngày vừa qua, người dân, doanh nghiệp chạy đôn chạy đáo đi xin cấp “Giấy đi đường”.
Phiên giao dịch ngày 8/9/2021 khởi đầu với tâm thái nhẹ nhõm của rất nhiều chủ thể, khi các ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ trút được áp lực phải bằng mọi cách xin “Giấy đi đường” cho ít nhất 10-20% nhân sự nhất định phải đến công ty làm việc, để đảm bảo hoạt động thông suốt của cả hệ thống. Lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán được ví như "huyết mạch" trong cơ thể nền kinh tế, trong mọi trường hợp, kể cả chiến tranh, đều cần phải được vận hành thông suốt để lưu chuyển dòng tiền đến mọi tổ chức, người dân. Đây cũng là lý do từ tháng 3/2020, ngay khi đại dịch xuất hiện tại Việt Nam, lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán đã được Chính phủ quy định thuộc ngành kinh doanh thiết yếu, được duy trì hoạt động liên tục trong nền kinh tế.
Trong 3 ngày qua, khối ngân hàng, công ty chứng khoán gặp bối rối lớn do không thấy ngành mình thuộc vào “Nhóm 2” và cũng không có tên ở “Nhóm 6” trong 6 nhóm được cấp xem xét cấp “Giấy đi đường” của Công an TP. Hà Nội (hai nhóm ngành có từ “thiết yếu”).
Trong ngành chứng khoán, nhằm đảo bảo TTCK hoạt động thông suốt, chiều ngày 7/9/2021, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã gửi thông tin đến các thành viên trong ngành cho biết, qua trao đổi với Lãnh đạo Công an TP. Hà Nội và đã đi đến thống nhất, chứng khoán thuộc danh mục ngành dịch vụ thiết yếu (thuộc Nhóm 1). “Do đó, để tạo điều kiện cho ngành chứng khoán hoạt động liên tục, an toàn, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ là đầu mối cấp giấy đi đường cho các công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán; công ty quản lý quỹ, chi nhánh công ty quản lý quỹ; thành viên lưu ký; văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam trên địa bàn TP. Hà Nội (gọi tắt là công ty)”.
Nếu Hà Nội còn phải làm mới "Giấy đi đường" mong rằng, quy định mới sẽ bao quát mọi phương diện hoạt động thực tế, để người dân, doanh nghiệp và các cơ quan thi hành không phải thêm một lần nữa rối tung với thủ tục “Giấy đi đường”. |
Thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nêu rõ, các công ty lập danh sách gửi về Ủy ban đến 20h, ngày 7/9/2021, trong đó, công ty chỉ được tỷ lệ tối đa 20% số lượng người lao động của công ty trên địa bàn TP. Hà Nội. Đối với trường hợp những công ty đã được Công an cấp phường, xã cấp giấy đi đường thì sử dụng như bình thường. “Các công ty phải tự chịu trách nhiệm về việc cấp giấy đi đường đúng đối tượng và quản lý chặt chẽ giấy đi đường theo quy định” - Thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ngay khi Bí thư Thành ủy Hà Nội có chỉ đạo được dùng “Giấy đi đường” như cách cũ, ngành chứng khoán đã có thông báo mới đến các thành viên trong ngành. Theo đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị các công ty không sử dụng giấy do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp và đề nghị các công ty gửi lại đầy đủ trước 9h sáng ngày 8/9/2021.
Trước đó, nhằm đảm bảo cho thị trường chứng khoán hoạt động liên tục, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có văn bản gửi Công an TP. Hà Nội đề nghị hỗ trợ chấp thuận cho các công ty được sử dụng giấy đi đường đã cấp trước đây cho đến khi hoàn thành việc cấp giấy đi đường theo quy định mới. Trong công văn chính thức gửi Công an TP. Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, đến 19h ngày 5/9/2021, các công ty vẫn chưa được cấp giấy đi đường do chưa xác định được các công ty thuộc Nhóm 2 hay Nhóm 6, theo hướng dẫn của Công an TP. Hà Nội.
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng kiểm tra công tác phòng chống dịch trên địa bàn Hà Nội |
Liên quan đến vấn đề phòng, chống Covid-19, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, đến nay, toàn Thành phố đã tiêm được hơn 2,2 triệu liều, đạt 26,65% dân số; công suất tiêm đạt khoảng 150.000 mũi/ngày. Cũng theo ông Đinh Tiến Dũng, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố tập trung chỉ đạo ngành Y tế tăng cường xét nghiệm, tận dụng tối đa thời gian, từ ngày 6/9 đến 21/9, để bóc tách triệt để các ca F0 ra khỏi cộng đồng. “Trong khi tỷ lệ tiêm vắc xin ở Thủ đô còn thấp, thì buộc phải thực hiện chặt chẽ các biện pháp khoanh vùng, cách ly, bảo đảm thực hiện giãn cách xã hội ở nơi có nguy cơ cao để bảo vệ an toàn tính mạng của người dân, không để dịch bùng phát mạnh dẫn tới mất kiểm soát”, ông nói.
Trường hợp Hà Nội phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch mạnh mẽ hơn, nhiều ý kiến mong rằng, việc cấp giấy đi đường sẽ được Thành phố tính toán khoa học, chuẩn mực, bao quát trên mọi phương diện hoạt động thực tế, để người dân, doanh nghiệp và các cơ quan thi hành không phải thêm một lần nữa rối tung với thủ tục cấp “Giấy đi đường”./.
Ngành ngân hàng, chứng khoán cần gấp giải pháp “Giấy đi đường” Việc xin cấp Giấy đi đường của ngành chứng khoán, ngân hàng gặp tắc nghẽn khi soi chiếu vào Công văn số 6482/CV-CAHN-PV01 mới nhất, ... |
Xin cấp giấy đi đường: Ngành chứng khoán "mắc kẹt" giữa Nhóm 2 và Nhóm 6 Tối ngày 5/9/2021, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Phạm Hồng Sơn đã ký Công văn số 5095/UBCK-VP kính gửi Công an ... |
Bình luận