Cảnh báo sự giảm sút của ngành công nghiệp
Giảm sâu
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, tốc độ tăng/giảm giá trị tăng thêm của ngành Công nghiệp trong quý I/2023 như sau (Biểu đồ 1).
Tốc độ tăng trưởng của ngành Công nghiệp trong quý I năm nay giảm so với cùng kỳ năm trước là hiện tượng hiếm thấy trong cùng kỳ của nhiều năm trước. Quý I năm nay giảm là ngược chiều với tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước (giảm 0,82% so với tăng 7,07%) và ngược chiều với tốc độ tăng của quý IV/2022 (tăng 3,6%). Do Công nghiệp giảm, dù Xây dựng tăng (1,95%), nên toàn nhóm ngành Công nghiệp- xây dựng vẫn bị giảm (0,4%) và đây là nhóm ngành duy nhất trong 3 nhóm ngành bị giảm (Nông, lâm nghiệp- thủy sản tăng 2,52%; Dịch vụ tăng 6,79%). Sự sụt giảm giá trị tăng thêm của nhóm ngành Công nghiệp- xây dựng là một trong những yếu tố hàng đầu làm cho tốc độ tăng GDP của toàn bộ nền kinh tế quý I/2023 chỉ tăng 3,32%, thấp hơn tốc độ tăng tương ứng của cùng kỳ năm trước (5,03%) và của quý IV năm trước (5,92%) và còn cách khá xa so với mục tiêu cả năm (6,5%) theo Nghị quyết của Quốc hội. Đây là một trong những cảnh báo về khả năng hoàn thành được mục tiêu đề ra cho cả năm. Đó cũng là điểm xuất phát của khuyến cáo có thể yên tâm hơn với việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, nhưng cần ưu tiên hơn với việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Giá trị tăng thêm giảm so với cùng kỳ năm trước của ngành Công nghiệp diễn ra ở 3 ngành cụ thể chiếm tỷ trọng lớn nhất của toàn ngành (Biểu đồ 2).
Ngành cung cấp nước tăng so với cùng kỳ năm trước, nhưng do chiếm tỷ trọng thấp nhất, nên tác động ít nhất đến sự tăng/giảm của toàn ngành Công nghiệp. Trong khi 3 ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất lại giảm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Công nghiệp chế biến, chế tạo vừa chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn ngành, vừa là tiêu chí quan trọng nhất trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa lại bị giảm, ngược chiều với tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước (7,79%) và tiếp tục đà giảm xuống trong quý III, quý IV của năm trước (tương ứng là 11,06% và 2,98%).
Chỉ số sản xuất của toàn ngành công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước bị giảm và sự sụt giảm của IIP diễn ra ở 3 ngành có tỷ trọng lớn nhất trong toàn ngành, nên tác động lớn đến tốc độ chung (Biểu đồ 3).
Ngành Khai khoáng bị giảm sâu, trong đó có 3 ngành cụ thể giảm, giảm sâu nhất là Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng (-18,3%), tiếp đến là Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên (-6%), Khai thác than (-0.6%).
Ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo giảm sâu hơn toàn ngành Công nghiệp, trong đó có 11/24 ngành cụ thể bị giảm. Đáng lưu ý có 9 ngành giảm sâu hơn tốc độ giảm chung của ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo và một số ngành có quy mô lớn của công nghiệp chế biến, chế tạo (Biểu đồ 4).
So với sản phẩm công nghiệp chủ yếu có 19 loại bị giảm, nhiều hơn số sản phẩm tăng (13), trong đó có 7 loại bị giảm sâu trên 10% và một số sản phẩm có giá trị lớn (Biểu đồ 5).
Nguyên nhân chủ yếu
Tốc độ tăng trưởng của ngành Công nghiệp giảm sâu do nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu như sau.
Trước hết là sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó Công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 2,4%; Sản xuất và phân phối điện giảm 1,7%; Cung cấp nước, hoạt động quản lý, xử lý rác thải, nước thải giảm 0,5%. Trong các ngành Chế biến, chế tạo có 16/24 ngành cụ thể bị giảm, trong đó có một số ngành giảm sâu hơn 5%, hoặc những ngành có quy mô lao động lớn (Biểu đồ 6).
Trong 63 tỉnh/thành phố, có 40 địa phương có chỉ số sử dụng lao động giảm, trong đó có 19 địa phương giảm sâu; một số địa phương tuy tốc độ giảm ít hơn nhưng lại có số lao động lớn hơn (Biểu đồ 7).
Hoạt động của doanh nghiệp công nghiệp- xây dựng gặp khó khăn. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới có 8.148 doanh nghiệp, giảm 9,6%, hay giảm 1.207 doanh nghiệp; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động có 6.060, giảm 10,5%. Trong khi đó, số doanh nghiệp giải thể có 1.031, tăng 7,2%; số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có 11.880, tăng 23,5%. Tuy không có số liệu số doanh nghiệp công nghiệp- xây dựng tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, nhưng các số liệu trên cũng chứng tỏ việc duy trì hoạt động là rất khó khăn. Ngay cả việc đăng ký thành lập mới, thì số vốn đăng ký giảm 22,4%, số lao động giảm 12,9%.
Việc tiêu thụ và tồn kho của công nghiệp chế biến, chế tạo cũng gặp nhiều khó khăn.
Chỉ số tiêu thụ giảm 2,9%. Có 14/24 ngành cụ thể bị giảm (nhiều hơn số ngành tăng), trong đó có 9 ngành giảm sâu (trên 10%) và một số ngành có quy mô sản phẩm lớn tiêu thụ cũng bị giảm (Biểu đồ 8).
Tiêu thụ giảm làm cho tồn kho tăng. Tồn kho tại thời điểm 31/3/2023 tăng tới 19,8%, trong đó có 16 ngành tăng (nhiều hơn số giảm có 6). Trong 16 ngành cụ thể tăng, có 13 ngành tăng rất cao (Biểu đồ 9).
Sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ yếu có một số mặt hàng bị giảm, trong đó có một số mặt hàng bị giảm nhiều hơn tốc độ giảm của toàn bộ nền kinh tế -11,9% và những mặt hàng có kim ngạch lớn (Biểu đồ 10).
Một nguyên nhân quan trọng nữa là những yếu kém của ngành Công nghiệp được khắc phục còn chậm. Các yếu kém này thể hiện ở 3 điểm: công nghiệp phụ trợ còn yếu; tính gia công, lắp ráp của công nghiệp còn lớn; tỷ trọng có trình độ kỹ thuật công nghiệp cao còn thấp.
Với các nguyên nhân trên, các giải pháp cần tập trung vào việc phân tích, đánh giá để có giải pháp quyết liệt, đồng bộ và kịp thời, trong đó tập trung vào giải pháp về vốn, hỗ trợ lãi suất, khắc phục nhanh các yếu kém…/.
Bình luận