Để “Rồng xanh – sông Sài Gòn” trở thành thương hiệu đặc biệt của TP. Hồ Chí Minh
Dòng sông uốn lượn hình rồng, vắt qua thành phố, không chỉ là biểu tượng của đô thị sông nước, mà còn là chứng nhận của quá trình 325 năm hình thành và phát triển Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định – TP. Hồ Chí Minh |
Vai trò của sông Sài Gòn với sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh
Sông Sài Gòn dài 256km, đoạn chạy qua địa phận TP. Hồ Chí Minh dài khoảng 80km hợp lưu với sông Đồng Nai, chảy ra biển qua cửa Cần Giờ.
“Sài Gòn tiền thân là một thành phố cảng, với những lợi thế riêng biệt về vị trí và hệ thống sông rạch chằng chịt, là đầu mối giao thương các vùng kinh tế vùng nam bộ với kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và thế giới.
Sông Sài Gòn có một hình thái và đặc điểm tự nhiên rất độc đáo và đặc biệt. Đây là một nền tảng quan trọng cho việc nghiên cứu xây dựng hình ảnh đô thị giàu bản sắc, có tính đặc trưng rất riêng về tự nhiên, văn hóa lịch sử, kinh tế và môi trường, hình thành nên những giá trị đô thị rất độc đáo mà không đô thị nào trên thế giới có được” [1].
“Dòng sông uốn lượn hình rồng, vắt qua thành phố, không chỉ là biểu tượng của đô thị sông nước, mà còn là chứng nhận của quá trình 325 năm hình thành và phát triển Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định – TP. Hồ Chí Minh. Dọc theo triền sông và các kênh rạch, bến cảng, phố chợ, làng nghề, dịch vụ “ trên bến dưới thuyền” thật sự nhộn nhịp đã làm nên đặc trưng riêng có của thành phố. Theo mạch nguồn của sông, đô thị hiện đại ven sông sẽ đem đến cho du khách những trải nghiệm thú vị về sự thân thiện, cởi mở, hào sảng và phóng khoáng của người dân thành phố, lan tỏa niềm tự hào, truyền cảm hứng cho những sáng tác nghệ thuật, những hoạt động giáo dục, giải trí, thương mại dịch vụ… và là không gian dành cho sự khám phá của du khách trong nước và quốc tế khi đến với TP. Hồ Chí Minh [2].
“Đánh thức con Rồng Xanh” để TP. Hồ Chí Minh chuyển đổi xanh, phát triển bền vững
Trong xu hướng chuyển đổi xanh, phát triển bền vững và bao trùm, giảm thiểu phát thải, thích nghi với biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay. Đề án “Đánh thức con Rồng Xanh” đã định hình những giá trị của dòng sông và đề xuất những giải pháp huy động nguồn lực xã hội để quy hoạch thiết kế đầu tư và khai thách hiệu quả một hạ tầng xanh đa chức năng của dòng sông Sài Gòn. Phát triển kinh tế dịch vụ hài hòa với môi trường tự nhiên và đặc trưng văn hóa sông nước làm tăng giá trị di sản lịch sử và di sản kiến trúc cảnh quan của thành phố.
Đề án “Đánh thức con Rồng Xanh” gồm 3 trụ cột chính là:
- Kinh tế đô thị: Phát triển hành lang kinh tế đô thị, (công nghệ cao, du lịch và logistic), thúc đẩy chuyển đổi xanh gắn với hành lang văn hóa sông nước dựa trên một cấu trúc hạ tầng xanh đa chức năng.
- Kiến tạo không gian xanh cho xã hội, mọi người dân: Tạo dựng chuỗi không gian mở, công viên và dịch vụ phục vụ các hoạt động văn hóa xã hội, thể thao, giải trí, dịch vụ và sức khỏe của cộng đồng và người dân. Cùng các nhà chuyên môn về giống cây trồng, phủ xanh toàn bộ. Tổ chức trồng cây phù hợp, mật độ dày đặc với 60 triệu cây xanh trồng thêm xung quanh con sông Sài Gòn trên tổng số 100 triệu cây xanh trồng thêm cho TP. Hồ Chí Minh. Mơ ước kỳ quan thế giới mới.
- Xây dựng cấu trúc môi trường bền vững, một hạ tầng xanh: (xanh lam và xanh lục) có vai trò giảm ngập, lọc nước, đa dạng sinh học, giảm phát thải và cải thiện chất lượng môi trường, an ninh nguồn nước và thích nghi với biến đổi khí hậu.
Đề án “Đánh thức con Rồng xanh” hướng đến những gì dự án cụ thể trong chiến lược tái thiết, chỉnh trang Thành phố chính là giải pháp chủ lực thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 31-NQ/TW và của Bộ Chính trị, 30/12/2022 và Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020-2025).
|
Đề án “Đánh thức con rồng xanh” với giải pháp tổ chức nguồn lực đổi mới sáng tạo là một cách làm mới giúp huy động mọi nguồn lực xã hội (trong và ngoài nước), là sự phối hợp chặt chẽ giữ nhà trường (cao đẳng và đại học), nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức đầu tư xây dựng các dự án dọc hành lang sông Sài Gòn bằng cơ chế tài chính thông minh và cách làm đổi mới sáng tạo theo tinh thần Nghị quyết 98 (Nghị quyết số 98/2023/QH15, ngày 24/06/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh).
Đề án “đánh thức con rồng xanh” là cơ hội tăng cường đáng kể diện tích cây xanh và hạ tầng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân TP. Hồ Chí Minh, tạo cơ hội cho các hoạt động văn hóa sông nước. Công trình góp phần tiên phong thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, du lịch, giải trí, kinh tế cộng đồng. và xây dựng thương hiệu cho TP. Hồ Chí Minh trong xu hướng giảm thiểu phát thải, thích nghi và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
Định hình "Rồng xanh – sông Sài Gòn” - thương hiệu đặc biệt của TP. Hồ Chí Minh
Để xây dựng thương hiệu cho TP. Hồ Chí Minh, có nhiều ý kiến cần chọn một sản phẩm, dịch vụ xuất sắc để gây dựng thương hiệu. Khi nhắc đến sản phẩm đó, dịch vụ đó, thế giới sẽ nghĩ ngay đến TP. Hồ Chí Minh.
Nhiều quốc gia nhỏ có nền văn hóa hoặc tài nguyên thêm nhiều giàu có như Bhutan hay Maldives nhất quán trong dịch vụ thương hiệu quốc gia là một điểm đến du lịch. Cũng như Thái Lan được xếp hạng cao về thương hiệu quốc gia liên quan đến điểm du lịch.
“Địa lý tự nhiên của những thành phố trên thế giới có các dòng sông chảy qua đều mang dấu án đặc sắc của nền văn minh nhân loại; điển hình như sông Sein (Paris Pháp), sông Đông và sông Hudson (New York Mỹ), sông Cheonggyecheon (Seoul Hàn Quốc). Trong suốt quá trình phát triển, chính quyền các thành phố này đã nỗ lực và bền bỉ xây dựng, cải tạo những dòng sông trở thành cảnh quan du lịch, mang lại giá trị kinh tế cao, trở thành điểm đến hấp dẫn cho người dân và du khách, góp phần quảng bá thương hiệu cho thành phố” [3].
Triển khai thực hiện đề án: “Đánh thức con Rồng Xanh” trong thời gian 2024 đến năm 2030 tầm nhìn 2045 với giải pháp huy động nguồn lực từ xã hội (trong và ngoài nước) phát huy hiệu quả những giá trị tiềm năng đặc biệt của hành lang sông Sài Gòn, nêu bật những hiệu quả thiết thực cho cộng đồng, xã hội từ việc chung tay góp sức vào một công trình mang lại lợi ích to lớn, toàn diện và lâu dài cho toàn thành phố trong kế hoạch nền kinh tế xanh và hê sinh thái dịch vụ, làm giàu đời sống văn hóa – xã hội và nâng cao chất lượng môi trường cảnh quan và chất lượng cuộc sống đô thi. Đề án “ Đánh thức con rồng xanh” là công trình tập trung, tạo điểm nhấn trong toàn bộ chương trình phát triển kinh tế - xã hội của TP. Hồ Chí Minh với mục đích và ý nghĩa đó”.
Rồng xanh - sông Sài Gòn: mơ ước kỳ quan thế giới mới. Rồng xanh - sông Sài Gòn là một tác phẩm kiến trúc – thiên nhiên – văn hóa, là biểu tượng thiêng liêng, quý giá, là niềm tự hào của người dân TP. Hồ Chí Minh.
Để hiện thực hóa tầm nhìn trên, rất cần mỗi người dân chung tay góp sức bằng tình yêu, ước mơ, những nỗ lực bền bỉ, sáng tạo và những hành động cụ thể mỗi ngày. Khi đó, “Rồng xanh – sông Sài Gòn” trở thành thương hiệu đặc biệt của TP. Hồ Chí Minh./.
Tài liệu tham khảo
(1) Trang 56 – 57 sách Đánh thức con Rồng Xanh, tác giả CEO Đặng Đức Thành, TS Nguyễn Anh Tuấn, Nxb ĐHQG.
(2) Trích Lời giới thiệu của Chủ tịch TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi, trang 10 – 11 sách đánh thức con Rồng Xanh, tác giả CEO Đặng Đức Thành, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Nxb ĐHQG: 31/08/2023.
(3) Trích lời giới thiệu của Chủ tịch UBND TP. Phan Văn Mãi sách: Đánh thức con Rồng xanh, Nxb ĐHQG.
CEO Đặng Đức Thành
Chủ tịch Câu lạc bộ Các nhà kinh tế (VEC)
UVBCH Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI)
TP. Hồ Chí Minh hướng đến khu đô thị xanh - những việc cần làm ngay Rồng xanh – sông Sài Gòn là tác phẩm kiến trúc thiên nhiên và văn hóa là biểu tưởng thiên nhiên, quý giá, là niềm ... |
Rồng xanh sông Sài Gòn, mơ ước kỳ quan thế giới mới Quy hoạch và phát triển sông Sài Gòn để “Rồng xanh – Sông Sài Gòn” là 1 tác phẩm kiến trúc, thiên nhiên và văn ... |
"Đánh thức con rồng xanh" định hình những giá trị và đề xuất giải pháp "gọi rồng xanh thức giấc" Với bố cục gồm 9 chương, cuốn sách "Đánh thức con rồng xanh" định hình những giá trị và đề xuất những giải pháp huy ... |
Bình luận