Tóm tắt

Trong những năm qua, công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn TX. Ayun, tỉnh Gia Lai đã đạt được một số kết quả tích cực. Hiệu quả của chương trình giảm nghèo của Thị xã không chỉ đơn thuần mang tính an sinh xã hội mà còn có ý nghĩa hết sức quan trọng trên nhiều lĩnh vực, cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Bài viết, đánh giá thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn TX. Ayun, từ đó khuyến nghị một số giải pháp trong thời gian tới.

Từ khóa: xóa đói giảm nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, TX. Ayun, tỉnh Gia Lai

Summary

In recent years, hunger eradication and poverty reduction for ethnic minorities in the Ayun town, Gia Lai province has achieved some positive results. The effectiveness of the town's poverty reduction program is not only significant for social security, but also very significant for many other fields, including politics, economy, culture and society. The article evaluates the current situation of poverty reduction for ethnic minorities in the Ayun town, thereby recommending some solutions in the near future.

Keywords: poverty reduction, ethnic minorities, Ayun town, Gia Lai province

GIỚI THIỆU

TX. Ayun Pa là vùng đất đồi núi và thung lũng, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Gia Lai, với 49,5% là người đồng bào dân tộc thiểu số, nên cuộc sống người đồng bào nơi đây hiện còn nhiều khó khăn. Chính vì thế, các giải pháp giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số cũng trở nên cấp bách và có tính đột phá. Điều này đòi hỏi sự đầu tư, hỗ trợ một cách toàn diện, đồng bộ và mang tính đặc thù rất cao mới có thể giải quyết được những vấn đề mà người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn TX. Ayun Pa, tỉnh Gia Lai đang gặp phải.

THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO CỦA CÁC HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TX. AYUN PA

Về số lượng hộ nghèo

Bảng 1: Thực trạng hộ nghèo giai đoạn 2020-2022 của TX. Ayun Pa

Loại hộ

Đơn vị

2020

2021

2022

Tốc độ phát triển (%)

1. Hộ nghèo

Hộ

271

417

252

96,12

Tỷ lệ

%

2,91

4,33

2,56

-

2. Hộ cận nghèo

Hộ

612

544

434

84,38

Tỷ lệ

%

6,58

5,65

1,8

-

3. Hộ Không nghèo

Hộ

8.425

8.169

9.160

104,23

Tỷ lệ

%

90,51

90,02

95,64

-

Nguồn: UBND TX. Ayun Pa

Số liệu (Bảng 1) cho thấy: Hộ nghèo và hộ cận nghèo trong 3 năm qua nhìn chung là có xu hướng giảm dần. Hộ nghèo mặc dù năm 2021 có tăng lên 146 hộ so với năm 2020, nhưng năm 2022 đã giảm xuống mạnh, nên tốc độ phát triển bình quân trong 3 năm là 96,12%. Hộ cận nghèo có xu hướng giảm dần qua các năm và trong 3 năm qua có tốc độ phát triển bình quân là 84,38%. Riêng hộ không nghèo trên địa bàn thị xã trong 3 năm qua tăng giảm không đều, nhưng tốc độ phát triển bình quân trong 3 năm qua vẫn tăng lên, đạt 104,23%. Kết quả trên cho thấy, trong 3 năm qua, trên địa bàn Thị xã công tác giảm nghèo đã được chính quyền quan tâm, tình hình nghèo đói được cải thiện, cuộc sống của đồng bào không ngừng được nâng lên.

Tổ chức thực hiện các chương trình giảm nghèo

Chương trình 30a (theo Quyết định 293/QĐ-TTg, ngày 05/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo)

Bảng 2: Tình hình hỗ trợ các hộ nghèo theo Chương trình 30a (2020-2022)

Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm

2020

Năm

2021

Năm

2022

Tốc độ phát triển (%)

Phân bón

Kg

13.550

20.850

12.600

96,12

Bò giống

con

35

07

05

37,68

Giống ngô

Kg

2.710

4.170

2.520

96,12

Muối

Kg

87.205

88.240

90.825

102,0

Nguồn: UBND TX. Ayun Pa

Kết quả số liệu Bảng 2 cho thấy: Trong giai đoạn 2020-2022, kết quả hỗ trợ các hộ nghèo trên địa bàn TX. Ayun Pa đang có xu hướng giảm dần, đa số các khoản hỗ trợ đều có tốc độ phát triển bình quân đạt thấp hơn 100%, riêng chỉ có muối ăn loại thực phẩm thiết yếu của đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa là vẫn đảm bảo tăng trưởng có tốc độ phát triển bình quân đạt 102%.

Hỗ trợ cơ sở hạ tầng và hỗ trợ sản xuất

Bảng 3: Tình hình hỗ trợ giảm nghèo về cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất giai đoạn 2020-2022

Chỉ tiêu

Đơn vị

2020

2021

2022

Tốc độ phát triển (%)

I DA đầu tư hạ tầng

1. Đường giao thông

M

16.053

7.458

5.060

55,93

2. Kênh mương thủy lợi

M

3.247

3.489

5.760,72

132,87

3. Trường học

M2

3.658

2.356

1.253

58,24

4. Bệnh xá

M2

1.263

976

683

73,42

II DA hỗ trợ sản xuất

- Phân bón

Kg

13.550

20.850

12.600

96,12

- Giống ngô

Kg

2.710

4.170

2.520

96,12

- Giống lúa

Kg

5.420

8.340

5.040

96,12

III. Kinh phí

1. Ngân sách trung ương

Triệu đồng

7.774,753

5.268,326

3.987,564

71,89

2. Ngân sách địa phương

Triệu đồng

8.405,600

6.878,808

4.872,560

76,30

3. Vốn góp của dân

Triệu đồng

2.034,600

1.803,460

1.003,980

71,0

Nguồn: UBND TX. Ayun Pa

Kết quả số liệu Bảng 3 cho thấy: Về đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, có 4 hạng mục, thì có 3 hạng mục trong 3 năm qua có xu thế giảm xuống với tốc độ phát triển bình quân chỉ đạt từ 55,93% đến 73,42%, đó là hạng mục đường giao thông, trường học và bệnh xá. Riêng hạng mục đầu tư cho kênh mương thủy lợi trong 3 năm qua vẫn tăng lên không ngừng, với tốc độ phát triển bình quân đạt 132,87%, nguyên nhân vì thủy lợi vùng Ayun Pa vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng là mùa khô rất thiếu nước phục vụ cho sản xuất.

Hỗ trợ nhà ở (theo Quyết định số 435/QĐ-TTg, ngày 21/4/2018 của Thủ tướng chính phủ về Ban hành Chương trình công tác năm 2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020​)

Bảng 4: Tình hình hỗ trợ giảm nghèo bền vững theo Quyết định 435 giai đoạn 2020-2022

Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm

2020

Năm

2021

Năm

2022

Tốc độ phát triển (%)

1. Đăng ký thoát nghèo

Hộ

112

165

98

93,23

2. Nhà vệ sinh

Cái

57

23

15

51,00

3. Hỗ trợ bò giống

Con

35

07

05

37,68

4. Sửa chữa nhà và xây mới

Cái

15

08

06

63,05

5. Lắp nước sạch

Hộ

10

03

02

44,83

6. Hỗ trợ ti vi

Cái

8

02

0

-

7. Kinh phí hỗ trợ

Triệu đồng

1.415

523

458

57,06

Nguồn: Nguồn: UBND TX. Ayun Pa

Số liệu (Bảng 4) cho thấy: Tất cả các tiêu chí nhằm hỗ trợ giảm nghèo bền vững theo Quyết định số 435 giai đoạn 2020-2022 tại Thị xã đều có tốc độ phát triển bình quân đạt dưới 100%, thậm chí có 2 tiêu chí có tốc độ phát triển bình quân đạt dưới 50%, đó là hỗ trợ bò giống chỉ đạt 37,68% và hỗ trợ lắp đặt nước sạch chỉ đạt 44,83%. Cao nhất là tiêu chí đăng ký hộ thoát nghèo trong 3 năm qua có tốc độ phát triển bình quân đạt 93,23%, điều này chứng tỏ số hộ nghèo trên địa bàn Thị xã có xu hướng giảm dần, đây là một kết quả tốt trong quá trình thực hiện giảm nghèo.

Kết quả giảm nghèo (thoát nghèo)

Bảng 5: Số hộ và tỷ lệ hộ thoát nghèo trên địa bàn TX. Ayun Pa

Dân tộc

Đơi vị

Năm

2020

Năm

2020

Năm

2020

Tốc độ phát triển

(%)

I. Dân tộc Jrai

1. Số hộ thoát nghèo

Hộ

142

122

187

114,65

2. Tỷ lệ so với hộ nghèo

%

1,52

1,33

1,89

111,47

II. Dân tộc kinh

1. Số hộ thoát nghèo

Hộ

41

43

30

85,68

2. Tỷ lệ so với hộ nghèo

%

0,44

0,47

0,30

82,68

III Tổng toàn thị xã

Hộ

183

165

297

127,39

Nguồn: UBND TX. Ayun Pa

Kết quả số liệu tổng hợp (Bảng 5) cho thấy, tổng số hộ thoát nghèo của TX. Ayun Pa trong 3 năm qua có năm tăng, năm giảm nhưng nhìn chung đã tăng lên đáng kể với tốc độ phát triển bình quân hàng năm lên tới 127,39%. Đây là một kết quả đáng khích lệ vì trong 3 năm qua với tình hình dịch bệnh Covid-19 và tình hình kinh tế của địa phương gặp nhiều khó khăn, nhưng số hộ thoát nghèo trên địa bàn Thị xã đã tăng lên. Tuy nhiên, số hộ thoát nghèo của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số có tốc độ phát triển bình quân hàng năm thấp hơn so với người kinh, nhưng trong 3 năm qua, tốc độ phát triển bình quân hàng năm số hộ thoát nghèo của các hộ dân tộc thiểu số vẫn đạt 114,65%.

Đánh giá chung về công tác giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn TX. Ayun Pa

Những thành công đạt được

Điểm nổi bật của công tác xóa đói giảm nghèo trong những năm qua của TX. Ayun Pa là sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, đoàn thể, cá nhân và doanh nghiệp trong công tác xóa đói giảm nghèo. Các nguồn lực xã hội phục vụ công tác xóa đói giảm nghèo được huy động ngày càng nhiều và đa dạng hơn. Các chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo gắn với công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới, hướng dẫn cách làm ăn, chuyển đổi tập quán canh tác lạc hậu; thực hiện các chính sách trợ giúp về bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, học nghề, việc làm, chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và các chính sách an sinh xã hội khác đã được các cấp, các ngành, các xã, phường tập trung triển khai thực hiện.

Địa phương đã có những chính sách đột phá về giảm nghèo; mở rộng, tạo điều kiện để tăng cường sự tham gia của người dân về các hoạt động của việc xác định đối tượng thụ hưởng đến lập kế hoạch, triển khai, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện.

Kết quả thực hiện giảm nghèo hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, làm mới, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, hộ chính sách. Thực hiện tốt các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống đối với hộ chính sách, người nghèo. Các giải pháp trợ giúp người nghèo, như: vay vốn tín dụng ưu đãi, tập huấn khoa học, kỹ thuật, hỗ trợ giống, y tế, giáo dục được triển khai một cách đồng bộ. Hiệu quả của chương trình giảm nghèo của Thị xã không chỉ đơn thuần mang tính an sinh xã hội, mà còn có ý nghĩa hết sức quan trọng trên nhiều lĩnh vực, cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Hạn chế

Do trình độ dân trí của người dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo người đồng bào dân tộc thiểu số còn cao, một số hộ nghèo chưa mạnh dạn vay vốn để đầu tư sản xuất… việc triển khai thực hiện một số chương trình, dự án, chính sách chưa đồng bộ nhất là các chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, công tác chuyển giao khoa học, kỹ thuật và hướng dẫn cách làm ăn chưa được triển khai thường xuyên, chưa sát với điều kiện thực tế và trình độ của người dân.

Tỷ lệ tái nghèo, phát sinh nghèo còn cao cho thấy chất lượng giảm nghèo trên địa bàn TX. Ayun Pa chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo vẫn có thể xảy ra ở những hộ vừa thoát nghèo. Đặc biệt là một số hộ nghèo không có khả năng lao động, hộ có thành viên mắc bệnh hiểm nghèo, mắc tệ nạn xã hội…

Kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững, mặc dù tỷ lệ nghèo đã giảm nhanh, tuy nhiên khoảng cách thu nhập giữa các thành phần dân cư trên địa bàn còn cao. Tỷ lệ hộ tái nghèo, phát sinh nghèo hàng năm cao.

Chưa huy động được tối đa nguồn lực trong thực hiện giảm nghèo, chưa phát huy được nội lực trong nhân dân và chính người nghèo. Vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn ngân sách, tâm lý không muốn thoát nghèo để được hưởng ưu đãi của Nhà nước và có nhiều hộ gia đình còn muốn “được” nghèo.

GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHO CÁC HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

Một là, về ngun vn vay cho hộ nghèo

Ngân hàng Chính sách xã hội, các ngân hàng thương mại trên địa bàn TX. Ayun Pa cần đơn giản hóa thủ tục vay vốn để tạo điều kiện cho người nghèo được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi về lãi suất, thời hạn vay để cho hộ nghèo có sức lao động, có nhu cầu vay vốn mua sắm vật tư, thiết bị, giống cây trồng, vật nuôi; thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh tự tạo việc làm, tăng thu nhập; hoặc để giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch và học tập; trang trải các chi phí để đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, đồng thời có sự hướng dẫn sử dụng vốn một cách có hiệu quả.

Tiếp tục phát huy hiệu quả các tổ chức nhận ủy thác vay vốn và các tổ tiết kiệm vay vốn của các tổ chức đoàn thể. Thực hiện cho vay có điều kiện, hộ nghèo có nhu cầu vay vốn phải có phương án sản xuất, kinh doanh và được các tổ chức đoàn thể tín chấp cho vay; đồng thời, có kế hoạch xử lý theo quy định đối với các hộ có nợ đọng kéo dài, không có điều kiện trả nợ.

Đảm bảo nguồn vốn cho vay, rà soát các thủ tục, cơ chế cho vay, thu nợ đảm bảo đúng kỳ hạn, quay vòng vốn nhanh và có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo có điều kiện tiếp cận được các nguồn vốn vay.

Hai là, tăng cường h trợ đất sản xuất, đất ở cho hộ nghèo

Tổ chức điều tra, rà soát, thống kê, lập danh sách số hộ nghèo gặp khó khăn về đất sản xuất, đất làm nhà ở để có cơ sở thực hiện hỗ trợ hộ nghèo về đất sản xuất, đất làm nhà ở.

Vận động toàn xã hội tham gia đóng góp vào Quỹ vì người nghèo để có nguồn lực hỗ trợ xóa nhà tạm, sửa chữa nhà ở.

Thực hiện hỗ trợ khai hoang, phục hóa đất sản xuất, đất rừng, kết hợp với tổ chức hỗ trợ phát triển trồng trọt, chăn nuôi tạo việc làm cho người nghèo.

Ba là, phát triển giáo dục, đào tạo, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho hộ nghèo

Cần xây dựng một chương trình tổng thể về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đối tượng là hộ nghèo, bao gồm cán bộ quản lý, khoa học, kỹ thuật và cả đội ngũ làm công tác giảm nghèo. Ưu tiên đào tạo và bố trí việc làm cho con em đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng về địa phương.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại miền núi phải gắn với nhiệm vụ thực tế, phải tiến hành thường xuyên, có nội dung cụ thể, thiết thực; chú trọng thực chất trong công tác đào tạo, cũng như thực chất giá trị của người được đào tạo. Người nghèo tại TX. Ayun Pa đa số là các dân tộc thiểu số, do điều kiện sống kép kín, ít giao lưu tiếp xúc với bên ngoài, nên nhận thức nhiều mặt còn hạn chế, nên cần chú ý phát triển loại trường thanh niên dân tộc vừa học, vừa làm để đào tạo cán bộ địa phương, vừa có văn hóa, vừa có kỹ thuật, kỹ năng và giỏi lao động; đồng thời, tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hóa địa phương.

Bốn là, tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất tăng thu nhập

Đẩy mạnh công tác cho vay từ các nguồn vốn, nhất là vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm, đồng thời có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tuyển dụng lao động là con, em các hộ chính sách, hộ nghèo và hộ bị thu hồi đất nông nghiệp vào làm việc nhằm hoàn thành chỉ tiêu giải quyết việc làm cho người lao động.

Tập trung và quan tâm hỗ trợ kinh phí cho công tác đào tạo dạy nghề cho người nghèo, đồng thời tổ chức hướng nghiệp cho học sinh phổ thông để có định hướng học nghề phù hợp với điều kiện kinh tế của từng vùng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng miền.

Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn việc giảm nghèo bền vững theo tiêu chí tiếp cận đa chiều trên địa bàn Thị xã và học tập kinh nghiệm của các địa phương khác, để giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân tại Thị xã./.

ThS. Trần Thanh Liêm - Trường Đại học Lâm nghiệp,

Nguyễn Đăng Khoa - Liên đoàn Lao động TX. Ayun Pa

(Theo Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 19, tháng 7/2023)


Tài liệu tham khảo

1. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2015), Văn kiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2016-2020.

2. Chính phủ (2015), Quyết định số 59/2015/NĐ-CP, ngày 19/11/2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.

3. Phạm Bảo Dương (2012), ADCB và tiếp cận xóa đói, giảm nghèo bền vững,

Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 4(407), 57-63

4. UBND TX. Ayun Pa (2020, 2021, 2022), Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế, xã hội của TX. Ayun Pa năm 2020, 2021 2022.