Ngày 30/4/1975, nhân dân ta kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước lâu dài, gian khổ và ác liệt nhất trong lịch sử kháng chiến của dân tộc. 46 năm đã trôi qua, nhưng trang sử hào hùng và chói lọi chiến công của dân tộc vẫn là sức mạnh tinh thần to lớn cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục trên con đường phát triển mới của đất nước. Chặng đường 46 năm ấy đã chứng kiến sức mạnh kỳ diệu của khát vọng vươn lên của toàn dân tộc. Từ khát vọng hòa bình độc lập, khát vọng ấm no, hạnh phúc, đến Đại hội XIII, Đảng chủ trương khơi dậy ở một tầm cao mới khát vọng phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Nhân sự kiện này, Tạp chí Kinh tế và Dự báo có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương.

Chuyển đổi số quốc gia nhằm phát triển kinh tế số được Chính phủ Việt Nam xác định là nhiệm vụ trọng yếu nhằm tận dụng thời cơ đi tắt đón đầu, nâng tầm vị thế trong bản đồ kinh tế thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của thích ứng, chuyển đổi nhằm nắm bắt những cơ hội từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cho các nền kinh tế mới nổi, Chính phủ Việt Nam đã sớm ban hành chủ trương, chiến lược và chính sách nhằm phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam. Bài viết “Chính sách thúc đẩy chuyển đổi số nhằm phát triển kinh tế số tại Việt Nam”, tác giả Đặng Thị Huyền Anh tổng hợp các văn bản pháp lý về chủ trương, chính sách thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển kinh tế số cho nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021-2030, từ đó đem lại cái nhìn tổng thể về định hướng phát triển kinh tế số tại Việt Nam thời gian tới.

Xã hội loài người đã trải qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) và đang tiến hành cuộc CMCN lần thứ tư (tập trung vào công nghệ kỹ thuật số). Lịch sử đã cho thấy, công nghệ luôn là phương thức và công cụ mạnh nhất để xây dựng một xã hội thịnh vượng. Việt Nam không thể nằm ngoài xu thế của cuộc CMCN lần thứ tư trên toàn cầu. Thông qua bài viết “Áp dụng kỹ thuật số - Giải pháp tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm”, tác giả Nguyễn Bích Lâm chỉ ra rằng, việc áp dụng nhanh, mạnh kỹ thuật số chính là một giải pháp cho tăng trưởng và tạo thêm việc làm trong nền kinh tế.

Tổng cầu cuối cùng (GDP) là một trong những chỉ số của Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), thường phản ảnh tình hình kinh tế trong ngắn hạn và nhất thời. Tuy nhiên, con số GDP không nói gì về tính bền vững của tăng trưởng, hay mức độ đánh đổi tăng trưởng, hay mức sống trong tương lai để đạt được tăng trưởng hiện tại. Bởi lẽ, thu nhập không phải là mục tiêu mà là phương tiện để đạt mục tiêu. Bài viết “Chất lượng tăng trưởng của nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản: Nhìn từ năng suất nhân tố tổng hợp”, nhóm tác giả Nguyễn Quang Thái và Bùi Trinh cung cấp một góc nhìn về tăng năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) tác động tích cực vào chất lượng tăng trưởng thông qua những phân tích nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Thị trường bất động sản Việt Nam đã chứng kiến những khó khăn trong nửa đầu năm 2020. Tuy nhiên, giai đoạn cuối năm đã có sự hồi phục “thần tốc”, không chỉ trụ vững một cách ấn tượng, mà còn phát triển khá tốt ở một số phân khúc. Bài viết, “Phát triển thị trường bất động sản trong thời gian tới”, tác giả Nguyễn Tuấn Dũng đánh giá thực tiễn thị trường bất động sản năm 2020, những xu hướng, cũng như đưa ra một số vấn đề cấn lưu ý trong thời gian tới

Trong công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, bên cạnh những tác động tích cực, thì vẫn tồn tại những ảnh hưởng tiêu cực của FDI đối với quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Bài viết, “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về FDI ở Việt Nam”, tác giả Lâm Thùy Dương đánh giá tình hình thu hút FDI thời gian qua, nhất là công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động này, từ đó kiến nghị một số giải pháp trong thời gian tới.

Trong những năm qua, với những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) Việt Nam đã phát triển lớn mạnh và tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột của nền kinh tế quốc dân trong việc thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, nâng cao giá trị xuất khẩu, tạo nhiều công ăn việc làm ổn định cho người lao động, tăng thu ngân sách nhà nước, góp phần phát triển bền vững các KCN, KKT trên địa bàn cả nước. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, nhất là trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, thì cần có những hướng đi tích cực hơn. Bài viết, “Phát triển bền vững các KCN, KKT ở Việt Nam hiện nay”, tác giả Nguyễn Ngọc Trung sẽ đi sâu phân tích những nội dung này.

Cùng với đó, trong số tạp chí kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

CHÀO MỪNG 46 NĂM GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975-30/4/2021)

46 năm (30/4/1975-30/4/2021): Từ khát vọng hòa bình, độc lập đến khát vọng phồn vinh, hạnh phúc

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Đặng Thị Huyền Anh: Chính sách thúc đẩy chuyển đổi số nhằm phát triển kinh tế số tại Việt Nam

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Nguyễn Bích Lâm: Áp dụng kỹ thuật số - Giải pháp tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm

Nguyễn Quang Thái, Bùi Trinh: Chất lượng tăng trưởng của nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản: Nhìn từ năng suất nhân tố tổng hợp

Nguyễn Tuấn Dũng: Phát triển thị trường bất động sản trong thời gian tới

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Lâm Thùy Dương: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về FDI ở Việt Nam

Nguyễn Ngọc Trung: Phát triển bền vững các KCN, KKT ở Việt Nam hiện nay

Đặng Thị Hiền: Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ hậu Covid-19

Vũ Thanh Nguyên, Nguyễn Duy Đồng: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ hậu Covid-19: Cơ hội và thách thức

Nguyễn Hương Anh: Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trần Thị Thanh Huyền: Chuyển đổi số đối với các DNNVV: Xu hướng tất yếu trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Nguyễn Anh Đức: Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam khởi nghiệp sáng tạo

Lưu Ngọc Lương, Trần Đình Thao, Nguyễn Hữu Nhuần, Dương Nam Hà: Giải pháp thúc đẩy đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp thông minh trong xu thế phát triển kinh tế số tại Việt Nam

Nguyễn Thị Quỳnh Trang: Nhượng quyền thương mại trên thị trường bán lẻ Việt Nam

Trần Thị Ngọc Ánh: Giải pháp phát triển ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện nay

Bùi Thị Hoàng Lan: Thúc đẩy Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu

Nguyễn Anh Quyền: Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động tỉnh Quảng Trị trong bối cảnh hiện nay

NHÌN RA THẾ GIỚI

Vũ Thị Phương Thụy: Bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu và một số hàm ý cho Việt Nam

Đinh Cao Khuê, Nguyễn Thị Thủy, Trần Đình Thao: Xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam

Cung Thị Tuyết Mai, Nguyễn Quốc Toàn: Liên kết ngành công nghiệp vùng ở các nước châu Á và một số kinh nghiệm cho vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Lê Mạnh Tuyến: Xây dựng đô thị thông minh tại tỉnh Quảng Ninh: Những kết quả đạt được và giải pháp trong thời gian tới

Nguyễn Thị Tươi, Trần Xuân Văn, Nguyễn Quốc Tuấn: Phát triển công nghiệp hỗ trợ TP. Hải Phòng: Cơ hội, thách thức và định hướng đến năm 2030

Nguyễn Hải Biên: Phát triển chuỗi giá trị nông sản: Hướng đi bền vững của nông nghiệp TP. Hà Nội

Nguyễn Văn Khoa, Nguyễn Thị Lan Anh: Liên kết chuỗi giá trị để phát triển các sản phẩm nông nghiệp của Điện Biên

Nguyễn Thị Hạnh, Lê Tuấn Anh: Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng: Thực trạng và giải pháp

Tống Thị Hạnh: Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến cơ cấu lao động TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Hồng Thu, Nguyễn Văn Chiến: Tăng trưởng kinh tế Bình Dương giai đoạn 2015-2020 và triển vọng giai đoạn 2021-2025

IN THIS ISSUE

CELEBRATING 46 YEARS OF LIBERATION OF THE SOUTH FOR REUNIFICATION (30/4/1975-30/4/2021)

46 years (4/30/1975-4/30/2021): From the desire for peace, independence to the desire for prosperity and happiness

FROM POLICY TO PRACTICE

Dang Thi Huyen Anh: Policies to promote digital transformation so as to boost digital economy in Vietnam

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Nguyen Bich Lam: Digital adoption - Solution to economic growth and job creation

Nguyen Quang Thai, Bui Trinh: Growth quality of the agriculture, forestry and fishery sectors: From the perspective of total factor productivity

Nguyen Tuan Dung: Development of real estate market in the coming time

RESEARCH - DISCUSSION

Lam Thuy Duong: Improve the efficiency of state management on FDI in Vietnam

Nguyen Ngoc Trung: Sustainable development of industrial zones and economic zones in Vietnam today

Dang Thi Hien: Opportunities and challenges for Vietnam’s exports in the post-Covid-19 era

Vu Thanh Nguyen, Nguyen Duy Dong: Vietnam’s economic growth after Covid-19: Opportunities and challenges

Nguyen Huong Anh: Solutions for developing the corporate bond market

Tran Thi Thanh Huyen: Digital transformation in SMEs: An inevitable trend in the context of the Covid-19 pandemic

Nguyen Anh Duc: Schemes to promote Vietnamese creative startups

Luu Ngoc Luong, Tran Dinh Thao, Nguyen Huu Nhuan, Duong Nam Ha: Solutions to boost investment of businesses in smart agriculture in the trend of digital economic development in Vietnam

Nguyen Thi Quynh Trang: Retail franchising in Vietnam

Tran Thi Ngoc Anh: Schemes to expand logistics services in Vietnam today

Bui Thi Hoang Lan: Develop the Mekong River Delta towards sustainability and adaptation to climate change

Nguyen Anh Quyen: To boost labor export activities in Quang Tri province in the current context

WORLD OUTLOOK

Vu Thi Phuong Thuy: Situation of global financial market and some implications for Vietnam

Dinh Cao Khue, Nguyen Thi Thuy, Tran Dinh Thao: Experiences of some countries in exporting fruits and vegetables to Japan and lessons for Vietnam

Cung Thi Tuyet Mai, Nguyen Quoc Toan: Industrial clusters in Asian countries and some experiences for the Southern key economic region

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Le Manh Tuyen: Building a smart city in Quang Ninh province: Achievements and solutions in the coming time

Nguyen Thi Tuoi, Tran Xuan Van, Nguyen Quoc Tuan: Development of supporting industry in Hai Phong city: Opportunities, challenges and orientations to 2030

Nguyen Hai Bien: Expand value chain of agricultural products: Sustainable direction of Hanoi’s agriculture

Nguyen Van Khoa, Nguyen Thi Lan Anh: Linking value chain to develop agricultural products of Dien Bien

Nguyen Thi Hanh, Le Tuan Anh: Foreign direct investment in Lam Dong province: Current situation and solutions

Tong Thi Hanh: Impact of the Fourth industrial revolution on Ho Chi Minh City’s labor structure

Nguyen Hong Thu, Nguyen Van Chien: Economic growth in Binh Duong in the period 2015-2020 and prospects for the period 2021-2025