Ngày 19/06/2018, Tạp chí Kinh tế và Dự báo (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức “Diễn đàn phát triển doanh nghiệp Việt Nam 2018” tại Hà Nội. Diễn đàn đã nhận được sự quan tâm của đông đảo các nhà quản lý, nhà khoa học, các doanh nghiệp và giới báo chí, truyền thông. Đây là sự kiện thường niên được tổ chức năm thứ hai.

Theo đó, các diễn giả tại Diễn đàn đã nhấn mạnh đến vai trò của nhiều chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước được ban hành để đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp thành lập mới liên tiếp đạt kỷ lục về cả số lượng và số vốn đăng ký; Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ngày càng mở rộng; Môi trường đầu tư kinh doanh có nhiều khởi sắc

Tuy nhiên, các nhà quản lý, chuyên gia tại “Diễn đàn phát triển doanh nghiệp Việt Nam 2018” cũng đề cập đến những khó khăn, cản trở tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp hiện nay. Đó là: Sức khoẻ của doanh nghiệp tư nhân chưa thay đổi căn bản; Công tác đăng ký kinh doanh vẫn còn một số mặt hạn chế; Cải thiện môi trường kinh doanh đang đối mặt với thách thức về thời gian; Phong trào khởi nghiệp còn nhiều khó khăn.

Vì vậy, để doanh nghiệp phát triển bền vững trong thời gian tới, các diễn giả cho rằng, cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh. Đồng thời, cải thiện hệ sinh thái khởi nghiệp để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp và phát triển kinh doanh ở Việt Nam.

Ngày 22/5/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 714/QĐ-TTg về Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, bao gồm 6 cơ sở dữ liệu quốc gia, trong đó có Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đánh giá, trong 6 cơ sở dữ liệu quốc gia theo danh mục tại Quyết định số 714/QDD-TTg nói trên, chỉ có Cơ sở Dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đã đi vào vận hành, là kho dữ liệu có giá trị pháp lý cung cấp thông tin gốc về doanh nghiệp. Thông qua bài viết “Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: Nền tảng chia sẻ thông tin số về doanh nghiệp’” của tác giả Trần Thị Hồng Minh đã khái quát về sự hình thành cũng như tình hình hoạt động của hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Đây chính là tiền đề tạo lập nền tảng phát triển Chính phủ điện tử.

Trong nền kinh tế hiện nay, vận tải biển đang là phương thức vận tải chính nhờ những lợi thế, như: vận chuyển được lượng hàng hoá lớn, chi phí vận chuyển thấp hơn các phương thức khác... Bởi thế, nếu có thể chiếm lĩnh được thị trường thì vận tải biển sẽ đem lại những đóng góp rất lớn cho nền kinh tế quốc gia. Ý thức được điều đó, thời gian qua, đội tàu biển Việt Nam đã luôn nỗ lực phát triển để có thể nâng cao sản lượng vận tải của mình. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn còn khiêm tốn. Trong bài viết “Nâng cao sản lượng vận tải của đội tàu biển Việt Nam”, tác giả Vũ Thị Hoàng Yến nhận định: Chất lượng của đội tàu biển Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường; Việc tính toán đầu tư đội tàu biển Việt Nam chưa hợp lý; Nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh doanh vận tải biển chưa được hoàn thiện; Khả năng giành đơn hàng trên sân nhà của đội tàu biển Việt Nam vẫn khá hạn chế. Từ đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sản lượng vận tải của đội tàu biển Việt Nam.

Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nhưng cho đến nay, nông nghiệp Việt Nam, trên tổng thể, vẫn là nền nông nghiệp manh mún với hàng triệu hộ nông dân sản xuất nhỏ. Vì vậy, ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp được coi là con đường thoát nghèo cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ này. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để hàng triệu hộ nông dân nước ta có diện tích đất canh tác ít, quy mô sản xuất rất nhỏ có thể nhanh chóng nghiên cứu, áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, cũng như tăng thu nhập, cải thiện được cuộc sống của họ? Thông qua bài viết “Một số giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân sản xuất nhỏ Việt Nam”, theo tác giả Trương Đình Chiến, cần tập trung vào các hoạt động truyền thông hiệu quả và tổ chức học hỏi trực tiếp từ những người nông dân đã ứng dụng thành công. Đồng thời, tăng cường cải thiện các yếu tố thuộc điều kiện sản xuất của người nông dân, khả năng hấp thụ công nghệ mới của họ bao gồm: vốn nhân lực, diện tích đất canh tác và các yếu tố điều kiện khác. Hơn nữa, cải thiện điều kiện tiếp cận thị trường và đảm bảo cung ứng vật tư cho công nghệ nông nghiệp mới. Ngoài ra, xây dựng các mô hình liên kết dọc và ngang trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ mới và tăng cường vai trò “4 nhà” (Nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà nghiên cứu)…

Đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam, hướng tới việc làm bền vững là cơ sở để đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo đói, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Bên cạnh vận hành các chương trình hành động, việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế là cần thiết đối với Việt Nam, để từ đó góp phần vào việc xây dựng hệ thống chính sách giải quyết việc làm bền vững. Nhóm tác giả Lê Thị Ngân, Lê Thị Xuân, Lê Thị Kim Thanh với bài viết “Xây dựng chính sách việc làm bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho Việt Nam” đã chia sẻ kinh nghiệm của Philippines và Đan Mạch trong vấn đề này, từ đó, rút ra một số bài học cho Việt Nam, đó là: Đổi mới thể chế, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về việc làm; Xây dựng hệ thống kinh tế với kết cấu hạ tầng tốt, khoa học, công nghệ hiện đại, đồng bộ; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Giải quyết việc làm cho lao động gắn với các lợi thế của địa phương.

Bắc Trung Bộ là một trong 8 vùng kinh tế - xã hội được Chính phủ quy hoạch tổng thể về kinh tế - xã hội. Khu vực Bắc Trung Bộ có đơn vị hành chính gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, với diện tích đất tự nhiên khoảng 51.552 km2, trong đó hơn 3/4 diện tích là miền núi và trung du. Mặc dù, Nhà nước đã có những chính sách khuyến khích, nhưng quá trình phát triển thương mại khu vực Bắc Trung Bộ vẫn còn nhiều hạn chế và chưa khai thác tối ưu các lợi thế so sánh của khu vực. Qua bài viết” Thực trạng phát triển thương mại khu vực Bắc Trung Bộ giai đoạn 2011-2017 và một số đề xuất trong thời gian tới”, tác giả Phan Văn Cường nhận định: Tốc độ tăng trưởng thương mại của khu vực khá cao, nhưng chưa có sự ổn định qua các năm, tốc độ giảm dần vào những năm cuối của giai đoạn 2011-2017 (giảm thấp nhất năm 2010, 2013, 2016). Xuất khẩu mới chỉ tập trung vào một số thị trường chủ yếu và tỷ trọng xuất khẩu tăng - giảm không ổn định. Bên cạnh đó, cơ cấu hàng hóa nhập khẩu chuyển dịch tích cực hơn so với xuất khẩu, nhưng chủ yếu vẫn là nhập khẩu máy móc, thiết bị từ các thị trường công nghệ trung gian, công nghệ thấp... Từ đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thương mại khu vực Bắc Trung Bộ trong thời gian tới.

Bên cạnh một số bài viết trên, Tạp chí số này còn có nhiều bài nghiên cứu khác với nội dung phong phú trên các lĩnh vực: tài chính - ngân hàng, nguồn nhân lực, thương mại, đầu tư, công nghiệp, nông nghiệp... sẽ là những tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Tổng thuật Diễn đàn phát triển doanh nghiệp Việt Nam 2018

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Trần Thị Hồng Minh: Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: Nền tảng chia sẻ thông tin số về doanh nghiệp

Phạm Thị Thu Hương: Cơ cấu lại ngân sách nhà nước: Nhiệm vụ cần thiết trong bối cảnh hiện nay

Phạm Trần Minh Trang: Fintech và tương lai cho ngành tài chính – ngân hàng

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Lê Anh Duy: Tìm nguồn vốn đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo

Vũ Thị Hoàng Yến: Nâng cao sản lượng vận tải của đội tàu biển Việt Nam

Võ Hoàng Nhân, Phạm Hùng Cường: Một số đánh giá về hoạt động nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam từ Ấn Độ

Nguyễn Đức Thuận: Để đẩy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam

Nguyễn Trọng Thắng: Một số đề xuất về định hướng phát triển kinh doanh của Hanoi Telecom trong thời gian tới

Bùi Đức Thịnh: Giải pháp tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Tống Thị Hạnh: Vấn đề chất lượng nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam trong hội nhập quốc tế

Nguyễn Anh Tuấn: Tự chủ khám, chữa bệnh BHYT trong các bệnh viện quân đội: Những vướng mắc nhìn từ chính sách

Trương Đình Chiến: Một số giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân sản xuất nhỏ Việt Nam

NHÌN RA THẾ GIỚI

Nguyễn Anh Quyền: Cơ quan Quản lý Doanh nghiệp và Kế toán Singapore: Điểm sáng trong hệ thống đăng ký kinh doanh thế giới

Lê Thị Ngân, Lê Thị Xuân, Lê Thị Kim Thanh: Xây dựng chính sách việc làm bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Nguyễn Thị Đông: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của TP. Hà Nội theo hướng bền vững

Nguyễn Thị Oanh: Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

Phan Văn Cường: Thực trạng phát triển thương mại khu vực Bắc Trung Bộ giai đoạn 2011-2017 và một số đề xuất trong thời gian tới

Nguyễn Thị Kim Oanh: Để tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình đạt mục tiêu đề ra

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Overall report on Forum of Vietnam Business Development 2018

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Tran Thi Hong Minh: National Database on Enterprise Registration: Enterprise Digital Information Sharing Platform

Pham Thi Thu Huong: Restructuring the state budget: Essential task in the modern days

Pham Tran Minh Trang: Fintech and future for banking & finance sector

RESEARCH – DISCUSSION

Le Anh Duy: Searching for investment capital for creative start-up

Vu Thi Hoang Yen: Improving the transport capacity of Vietnam's marine shipping fleet

Vo Hoang Nhan, Pham Hung Cuong: Assessing Vietnam's pharmaceutical import activity from India

Nguyen Duc Thuan: To boost Vietnam’s vegetables and fruits export

Nguyen Trong Thang: Suggestions on business development orientation of Hanoi Telecom in the coming time

Bui Duc Thinh: Solutions to enhance training and fostering for officials, civil servants and employees of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

Tong Thi Hanh: The issue of human resources quality for higher education in Vietnam in the days of global integration

Nguyen Anh Tuan: Autonomy of health insurance in military hospitals: Impediments from policy

Truong Dinh Chien: Solutions to enhance the application of new technologies to agricultural production of small-scale farmers in Vietnam

WORLD OUTLOOK

Nguyen Anh Quyen: Accounting and Corporate Regulatory Authority in Singapore: A bright spot in the world business registration system

Le Thi Ngan, Le Thi Xuan, Le Thi Kim Thanh: Developing stable work policy: international experience and suggestions for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Nguyen Thi Dong: Transfering Hanoi’s economic structure in the sustainable direction

Nguyen Thi Oanh: State management of foreign direct investment activity in Saigon Hi-Tech Park.

Phan Van Cuong: Issue of trade development in the North Central region in the 2011-2017 period and proposals in the coming time

Nguyen Thi Kim Oanh: To restructure the agricultural sector of Hoa Binh province to achieve the target