Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 34(824)

Đất đai là nguồn tài nguyên, tài sản quan trọng của quốc gia. Do đó, việc phân bổ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm đạt hiệu quả cao; bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước luôn là vấn đề xuyên suốt trong hoàn thiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng là yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai. Bài viết “Phát huy nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế ở Việt Nam thời kỳ trước và sau Đổi mới”, tác giả Mai Thị Vũ Hương đánh giá nguồn lực đất đai trong thời kỳ trước và sau đổi mới, đồng thời kiến nghị một số giải pháp nhằm phát huy nguồn lực trong thời gian tới.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là một cấu phần quan trọng, đóng góp lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Thực tế, khu vực doanh nghiệp này vẫn còn gặp không ít khó khăn trong quá trình duy trì và phát triển. Do đó, thời gian qua, đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho đối tượng này, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, để giúp cho các DNNVV phục hồi và phát triển trong thời gian tới, cần xây dựng và ban hành nhiều chính sách hiệu quả, mạnh mẽ hơn nữa. Bài viết “Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sau đại dịch Covid-19”, tác giả Dìu Đức Hà đánh giá các chính sách hỗ trợ DNNVV thời gian qua, đồng thời đưa ra một số giải pháp trong thời gian tới.

Vốn đầu tư công được coi là “vốn mồi” thu hút đầu tư vào phát triển kinh tế - xã hội, kích thích tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, đặc biệt trong điều kiện tăng trưởng kinh tế có nguy cơ suy giảm do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 và những diễn biến bất lợi của tình kinh tế thế giới hiện nay. Mặt khác, vốn đầu tư công được tập trung ưu tiên cho đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng có vai trò chiến lược đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư còn có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện đột phá chiến lược về kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội được xác định kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Bài viết “Giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công ở Việt Nam hiện nay”, tác giả Nguyễn Quốc Thái kiến nghị một số giải pháp nhằm thúc đẩy vốn đầu tư công trong thời gian tới.

Thực hiện chủ trương về xây dựng thị trường chứng khoán (TTCK) trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII thông qua vào năm 1996, Việt Nam đã nhanh chóng chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho sự hình thành TTCK, trong đó có sự kiện thành lập Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vào tháng 11/1996. Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, TTCK Việt Nam đã thực sự trở thành kênh huy động vốn quan trọng và hiệu quả của nền kinh tế, đồng thời, là cửa sổ hội nhập, liên thông với các thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế. Song, bên cạnh những điểm sáng, TTCK Việt Nam vẫn còn bộ lộ những hạn chế, yếu kém. Bài viết “Phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam”, tác giả Đỗ Văn Thắng sẽ làm rõ hơn những nội dung này.

Nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), một trong những giải pháp quan trọng là cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư (XTĐT), trong đó, cần gọi vốn đầu tư từ các thị trường trọng điểm; tập trung đẩy mạnh các hoạt động XTĐT tại chỗ… Bài viết “Nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút FDI tại Việt Nam”, tác giả Đinh Thuỳ Dung khái quát các hoạt động XTĐT nhằm thu hút FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 2016-2021, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng XTĐT trong thời gian tới.

Một trong những nội dung cơ bản của kiểm soát chuyển giá là các cơ quan nhà nước cần phải có bộ dữ liệu đầy đủ và đáng tin cậy để thực hiện đánh giá rủi ro chuyển giá, phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra về giao dịch liên kết. Bài viết “Hoàn thiện bộ dữ liệu trong đánh giá rủi ro chuyển giá của các doanh nghiệp tại Việt Nam”, Tạ Thu Trang, Đoàn Thanh Nga, Hà Việt Nga giới thiệu phương pháp đánh giá rủi ro có gian lận chuyển giá và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện bộ dữ liệu phục vụ công tác đánh giá rủi ro gian lận chuyển giá của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Cùng với đó, trong số kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Mai Thị Vũ Hương: Phát huy nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế ở Việt Nam thời kỳ trước và sau Đổi mới

Dìu Đức Hà: Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sau đại dịch Covid-19

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Nguyễn Quốc Thái: Giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công ở Việt Nam hiện nay

Đỗ Văn Thắng: Phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Đinh Thuỳ Dung: Nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút FDI tại Việt Nam

Tạ Thu Trang, Đoàn Thanh Nga, Hà Việt Nga: Hoàn thiện bộ dữ liệu trong đánh giá rủi ro chuyển giá của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Đoàn Hương Quỳnh, Đặng Phương Mai, Vũ Thị Kim Oanh: Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

An Thị Hồng Hảo, Phạm Văn Mùa: Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19 và một số giải pháp trong thời gian tới

Nguyễn Quốc Tuấn, Lê Tiến Mười, Phan Thuỳ Tâm: Phát triển thanh toán điện tử trong bối cảnh chuyển đổi sang nền kinh tế số tại Việt Nam hiện nay

Trần Thị Lê Na: Thúc đẩy chuyển đổi số tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trần Thị Thu Thúy, Nguyễn Duy Huy, Phạm Thị Nguyệt, Hồ Thị Thảo Trang: Phát triển ứng dụng IoT tại Việt Nam: Lợi ích, thực trạng và giải pháp

Phạm Hà Phương: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trong các cơ quan hành chính nhà nước

Lê Thị Kim Thoa, Nguyễn Thanh Bình: Hệ thống thông tin kế toán trong kỷ nguyên công nghệ chuỗi khối

Đặng Thành Chung: Bảo đảm tiếp cận nguồn vốn từ các quỹ hỗ trợ đối với thanh niên khởi nghiệp tại Việt Nam

Nguyễn Thị Mỹ Trinh: Phát huy vai trò của kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp Việt Nam

Nguyễn Minh Phương, Đặng Diệu Hường: Cơ hội cho phát triển Mobile Money ở thị trường Việt Nam và hàm ý chính sách

Nguyễn Thị Lan: Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển ở Việt Nam

Đặng Thị Thu Hà: Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp tại Việt Nam

Đinh Thị Nguyên: Thực trạng công tác huy động vốn tại Công ty Tư vấn thiết kế và Xây dựng Maxhome

Phương Anh: Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Thực trạng và giải pháp trong giai đoạn mới

Dương Lê Vân: Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại các thị trường Đông Bắc Á sau dịch Covid-19

Nguyễn Quốc Trí: Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp: Thực trạng và một số giải pháp

NHÌN RA THẾ GIỚI

Lê Thị Thuý Hằng, Nguyễn Xuân Tùng, Lê Tiến Mười: Ảnh hưởng từ xung đột Nga - Ukraine đến tăng trưởng kinh tế thế giới và hàm ý chính sách cho các nước đang phát triển

Nguyễn Thị Thùy Linh, Nguyễn Thị Thùy Dung: Chính sách tài chính thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn - Kinh nghiệm của Trung Quốc và hàm ý chính sách cho Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Phùng Huyền Trang, Hồ Ngọc Ninh: Nâng cao năng lực cán bộ đoàn cơ sở trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Nguyễn Khánh Hiệp, Lê Vũ Sao Mai: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại TP. Vinh, tỉnh Nghệ An

Bùi Nam Hưng: Phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh trong Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Mai Thi Vu Huong: Utilize land resources for economic development in Vietnam before and after Doi Moi

Diu Duc Ha: Policies to support small and medium-sized enterprises after the Covid-19 pandemic

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Nguyen Quoc Thai: Solutions for promoting the disbursement of public investment capital in Vietnam

Do Van Thang: Sustainable development of Vietnam’s stock market

RESEARCH - DISCUSSION

Dinh Thuy Dung: Improving the quality of investment promotion activities to attract FDI into Vietnam

Ta Thu Trang, Doan Thanh Nga, Ha Viet Nga: Completing the data set for the assessment of transfer pricing risk of enterprises in Vietnam

Doan Huong Quynh, Dang Phuong Mai, Vu Thi Kim Oanh: Business performance of Vietnamese textile and garment enterprises

An Thi Hong Hao, Pham Van Mua: The current situation of Vietnam’s exports in the context of the Covid-19 pandemic and several solutions for the coming time

Nguyen Quoc Tuan, Le Tien Muoi, Phan Thuy Tam: Boosting e-payments in the context of digital transformation in Vietnam

Tran Thi Le Na: Promoting digital transformation in small and medium-sized enterprises

Tran Thi Thu Thuy, Nguyen Duy Huy, Pham Thi Nguyet, Ho Thi Thao Trang: IoT application development in Vietnam: Benefits, reality and solutions

Pham Ha Phuong: To improve human resources for digital transformation in state administrative agencies

Le Thi Kim Thoa, Nguyen Thanh Binh: Accounting information system in the era of blockchain

Dang Thanh Chung: Ensuring the access to capital from funds for young start-ups in Vietnam

Nguyen Thi My Trinh: Promoting the role of internal audit in Vietnamese enterprises

Nguyen Minh Phuong, Dang Dieu Huong: Opportunities for the development of Mobile Money in Vietnam and policy implications

Nguyen Thi Lan: Promoting marine economy in Vietnam

Dang Thi Thu Ha: Improving energy efficiency in industry in Vietnam

Dinh Thi Nguyen: Reality of capital mobilization at Maxhome Design and Construction Consulting Company

Phuong Anh: Sending Vietnamese workers to work oversea under contract: Current situation and solutions in the new period

Duong Le Van: Promote service of sending workers to work abroad under contracts in Northeast Asian markets after the Covid-19 epidemic

Nguyen Quoc Tri: Improving the quality of vocational education: Reality and solutions

WORLD OUTLOOK

Le Thi Thuy Hang, Nguyen Xuan Tung, Le Tien Muoi: Impact of the Russia-Ukraine conflict on world economic growth and policy implications for developing countries

Nguyen Thi Thuy Linh, Nguyen Thi Thuy Dung: Finance for circular economy - China’s experience and policy implications for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Phung Huyen Trang, Ho Ngoc Ninh: Enhance capacity of youth union officials at grassroots level in Thanh Son district, Phu Tho province

Nguyen Khanh Hiep, Le Vu Sao Mai: Management of capital construction investment from the state budget in Vinh city, Nghe An province

Bui Nam Hung: Socio-economic development associated with national defense and security in the Lam Dong Planningfor the period 2021-2030, with a vision to 2050