Để đảm bảo chấn chỉnh vi phạm của các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Điều 42, Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, quy định: Phạt tiền từ 10-15 triệu đồng khi có một trong các hành vi: (1) Không niêm yết công khai bản sao Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của doanh nghiệp dịch vụ tại trụ sở chính hoặc không đăng tải trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Giấy phép được cấp, cấp lại hoặc điều chỉnh thông tin; (2) Không thông báo bằng văn bản cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc không cập nhật thông tin về chi nhánh được giao nhiệm vụ hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định; (3) Không đăng tải trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp dịch vụ thông tin về: Văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận về việc chuẩn bị nguồn lao động; thông tin đầy đủ, chính xác về số lượng hoặc tiêu chuẩn tuyển chọn hoặc điều kiện làm việc hoặc quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động theo nội dung hợp đồng cung ứng lao động; (4) Đóng không đúng thời hạn vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Xử lý nghiêm doanh nghiệp vi phạm quy định về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa ban hành Quyết định số 135/QĐ-XPHC xử phạt Công ty TNHH MTV đào tạo và cung ứng nhân lực - HAUI (LETCO) 50 triệu đồng, do Công ty chuẩn bị nguồn đi lao động tại Hàn Quốc theo thị thực E7 ngành đóng tàu khi chưa có văn bản chấp thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Liên quan đến vi phạm quy định về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài, Điều 43, Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 75-90 triệu đồng khi có một trong các hành vi: (i) Không báo cáo hoặc không phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài; (ii) Không thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc không phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan của nước mà người lao động đến làm việc để giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động làm việc ở nước ngoài.

Điều 43 cũng quy định phạt tiền từ 150 -180 triệu đồng đối với một trong các hành vi: (1) Lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép, bóc lột hoặc cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; (2) Cưỡng ép, lôi kéo, dụ dỗ hoặc lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; (3) Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài mà không báo cáo phương án đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước hoặc đã báo cáo nhưng chưa được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận…

Liên quan đến thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước, Điều 50, Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định: Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước có quyền: Phạt tiền đến 100 triệu đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này; áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả quy định tại Chương IV Nghị định này./.