Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu phát triển thiên niên kỷ mà Việt Nam cam kết thực hiện với thế giới. Trong thời gian qua, Việt Nam đã cố gắng để cải thiện tình trạng bất bình đẳng giới, nhất là trong lĩnh vực việc làm và là nước thuộc nhóm có tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động cao nhất thế giới. Mặc dù vậy, lao động nữ ở Việt Nam vẫn còn gặp rất nhiều rào cản trong tiếp cận việc làm và thu nhập, đòi hỏi phải có các giải pháp từ phía Chính phủ để giải quyết vấn đề này. Thông qua bài viết, “Bình đẳng giới về việc làm và thu nhập ở Việt Nam: Một số vấn đề đặt ra và các giải pháp chính sách”, tác giả Hoàng Triều Hoa đưa ra một số kiến nghị nhằm tiếp tục giải quyết bất bình đẳng giới về việc làm và thu nhập ở Việt Nam, cụ thể ở đây là để đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ.

Kể từ sau Nghị quyết số 13/NQ-TW, ngày 20/5/1988 của Bộ Chính trị về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới, đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN) của Việt Nam được khẳng định và ngày càng cải thiện trên mọi phương diện. Tuy nhiên, ĐTRNN của Việt Nam cũng tồn tại nhiều vấn đề, như: thị trường đầu tư kém ổn định; cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực đầu tư còn nhiều bất cập; lợi ích mang lại chưa cao; năng lực cạnh tranh của các nhà đầu tư còn thấp…, Bài viết, “Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài: Thực trạng và giải pháp”, tác giả Võ Tá Tri đi sâu làm rõ những nội dung này.

Hiện nay, nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế khá lớn, lãi suất huy động của ngân hàng giảm, lãi suất trái phiếu chính phủ giảm sâu là điều kiện rất thuận lợi để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù vậy, tỷ lệ huy động vốn qua thị trường chứng khoán còn rất thấp; mức độ đa dạng hóa của hàng hóa trên thị trường còn kém, làm cho mức biến động trên thị trường cao. Những hạn chế, rào cản này cần có giải pháp để tháo gỡ nhằm phát triển mạnh mẽ thị trường chứng khoán trong thời gian tới. Bài viết, “Phát triển thị trường chứng khoán trong bối cảnh mới”, tác giả Trần Đức Vui đánh giá tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp phát triển trong thời gian tới.

Kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ và chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (ngày 12/7/1995), đến nay, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã chuyển đổi thành công từ đối đầu sang đối tác và trở thành đối tác toàn diện từ chính trị - ngoại giao, kinh tế, giáo dục, khoa học và công nghệ, đến quốc phòng - an ninh. Nhờ đó, hợp tác kinh tế nói chung, hợp tác thương mại nói riêng của hai nước đã có những bước phát triển ấn tượng. Bài viết, “Quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ: Một số vấn đề cần lưu ý”, tác giả Đoàn Vân Hà làm rõ hơn những nội dung này.

Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết và thực thi 13 hiệp định thương mại tự do (FTA) với khoảng hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việc thực thi các FTA, trong đó có Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) đã và đang tác động mạnh mẽ tới tăng trưởng kinh tế - xã hội Việt Nam, tạo ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng gây nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Bài viết, “Nhìn lại 5 năm xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hàn Quốc trong bối cảnh thực thi VKFTA”, nhóm tác giả Ngô Thị Tuyết Mai, Nguyễn Phương Anh, Đinh Thảo Vân, Đỗ Mạnh Hoàng, Đào Thuỳ Linh, Đặng Quang Bình đưa ra một số giải pháp chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hàn Quốc.

Trong thời gian qua, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có những đóng góp to lớn vào tăng trưởng tăng kinh tế, cũng như vào nguồn thu ngân sách, góp phần tạo việc làm và thúc đẩy hội nhập quốc tế. Điều này cho thấy, vai trò quan trọng của nguồn vốn này đối với sự thành công trong chính sách đổi mới của nước ta. Tuy nhiên, đã đến thời điểm cần có sự lựa chọn dòng vốn FDI chất lượng cao? Làm thế nào để Việt Nam đón nhận những dòng vốn này? Thông qua bài viết, “Đẩy mạnh thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao phù hợp với giai đoạn phát triển mới tại Việt Nam”, tác giả Phạm Ngọc Duy phần nào làm rõ những nội dung này.

Cùng với đó, trong số tạp chí kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Hoàng Triều Hoa: Bình đẳng giới về việc làm và thu nhập ở Việt Nam: Một số vấn đề đặt ra và các giải pháp chính sách

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Võ Tá Tri: Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài: Thực trạng và giải pháp

Trần Đức Vui: Phát triển thị trường chứng khoán trong bối cảnh mới

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Đoàn Vân Hà: Quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ: Một số vấn đề cần lưu ý

Ngô Thị Tuyết Mai, Nguyễn Phương Anh, Đinh Thảo Vân, Đỗ Mạnh Hoàng, Đào Thuỳ Linh, Đặng Quang Bình: Nhìn lại 5 năm xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hàn Quốc trong bối cảnh thực thi VKFTA

Nông Hữu Tùng: Đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng nhập siêu từ thị trường Trung Quốc

Phạm Ngọc Duy: Đẩy mạnh thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao phù hợp với giai đoạn phát triển mới tại Việt Nam

Nguyễn Văn Lành: Bàn giải pháp khôi phục ngành du lịch trước tác động của đại dịch Covid-19

Thái Quang Thế: Một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của ODA đối với an ninh kinh tế ở Việt Nam

Dìu Đức Hà: Cơ chế huy động nguồn lực phát triển hạ tầng đô thị bền vững: Nhìn từ góc độ lý luận

Nguyễn Thị Xuân Quỳnh: Vai trò của kế toán quản trị đối với dự báo thất bại của doanh nghiệp

NHÌN RA THẾ GIỚI

Phạm Đình Dũng: Kinh nghiệm phát triển du lịch xanh ở một số quốc gia châu Á và đề xuất cho Việt Nam

Nguyễn Thị Ưng: Kinh nghiệm tổ chức kế toán quản trị chi phí của một số doanh nghiệp trên thế giới và gợi ý cho doanh nghiệp Việt Nam

Trần Quang Huy, Từ Thảo Hương Giang, Vũ Thị Ánh Tuyết, Đỗ Thị Hồng: Phát triển cán bộ nghiên cứu dựa trên khung năng lực: Kinh nghiệm từ Vương quốc Anh

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Đào Đình Minh: Giải pháp thu hút nguồn vốn FDI vào tỉnh Bắc Ninh theo hướng bền vững

Phạm Mai Chi: Nâng cao hiệu quả thu hút vốn FDI, tạo động lực phát triển kinh tế tại tỉnh Bắc Giang

Trần Xuân Văn, Nguyễn Quốc Tuấn, Hoàng Minh Đức: Thu hút vốn đầu tư và công nghệ của doanh nghiệp FDI phục vụ phát triển công nghiệp hỗ trợ TP. Hải Phòng

Nguyễn Lệ Hương: Giải pháp phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Nguyễn Nhật Anh, Nguyễn Đức Thuận, Nguyễn Hiền Ngọc: Xuất khẩu lao động gắn với giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Nguyễn Mạnh Tuân, Nguyễn Thị Thúy Loan: Tăng cường thu hút vốn đầu tư trong nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Nguyễn Thị Lương Anh: Sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Nguyễn Tiên Phong, Nguyễn Ngọc Bính: Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Bùi Đại Hải, Trần Hữu Dào: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình

Nguyễn Hoàng Long, Phạm Thái Thủy: Bàn về hiệu quả của hoạt động du lịch cộng đồng tại tỉnh Yên Bái

Nguyễn Hồ Minh Trang: Giải pháp phát triển doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Lê Văn Tuấn: Nâng cao Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Đồng Tháp

Trần Văn Hùng: Phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank Đồng Nai

H Nam: Ưu tiên thu hút các ngành nghề đón đầu cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Hoang Trieu Hoa: Gender equality in terms of employment and income in Vietnam: Some issues and policy solutions

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Vo Ta Tri: Vietnam’s overseas investment: Current situation and solutions

Tran Duc Vui: To expand stock market in the new context

RESEARCH - DISCUSSION

Doan Van Ha: Trade cooperation between Vietnam and the US: Matters needing attention

Ngo Thi Tuyet Mai, Nguyen Phuong Anh, Dinh Thao Van, Do Manh Hoang, Dao Thuy Linh, Dang Quang Binh: Looking back five years of Vietnam’s exports to Korea after VKFTA coming into force

Nong Huu Tung: Solutions to overcome trade deficit with China

Pham Ngoc Duy: Promoting high-quality FDI suitable to a new phase of growth in Vietnam

Nguyen Van Lanh: Discussion on the solutions to tourism recovery after the impact of the Covid-19 pandemic

Thai Quang The: Some solutions to minimize negative impacts of ODA on economic security in Vietnam

Diu Duc Ha: Mechanism of resource mobilization for the development of sustainable urban infrastructure: From theoretical perspective

Nguyen Thi Xuan Quynh: The role of management accounting in business failure prediction

WORLD OUTLOOK

Pham Dinh Dung: Experience in promoting green tourism in some Asian countries and recommendations for Vietnam

Nguyen Thi Ung: Cost management accounting practices in some enterprises over the world and suggestions for Vietnamese businesses

Tran Quang Huy, Tu Thao Huong Giang, Vu Thi Anh Tuyet, Do Thi Hong: Develop a competency framework for research staff: Experience from the UK

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Dao Dinh Minh: Schemes to attract FDI into Bac Ninh province towards a sustainable way

Pham Mai Chi: Improve the efficiency of FDI attraction to create a driving force for economic development in Bac Giang province

Tran Xuan Van, Nguyen Quoc Tuan, Hoang Minh Duc: Attract investment and technology of FDI enterprises for the development of supporting industries in Hai Phong city

Nguyen Le Huong: Schemes to boost industrial zones in Hung Yen province

Nguyen Nhat Anh, Nguyen Duc Thuan, Nguyen Hien Ngoc: Labor export - Solution to job creation and income improvement for workers in Phu Tho province

Nguyen Manh Tuan, Nguyen Thi Thuy Loan: Strengthening attraction of domestic investment into Phu Tho province

Nguyen Thi Luong Anh: Using investment of the state budget for capital construction investment projects in Lai Chau province

Nguyen Tien Phong, Nguyen Ngoc Binh: Solutions to create jobs for rural workers in Bat Xat district, Lao Cai province

Bui Dai Hai, Tran Huu Dao: Enhance the state management of trade in Yen Thuy district, Hoa Binh province

Nguyen Hoang Long, Pham Thai Thuy: Discussion on the effectiveness of community-based tourism activities in Yen Bai province

Nguyen Ho Minh Trang: Schemes to boost FDI enterprises in Thua Thien Hue province

Le Van Tuan: Improve Dong Thap’ provincial competitiveness index

Tran Van Hung: Improving Agribank Dong Nai’s lending activities for small and medium enterprises

Ha Nam gives priority to attracting investment in sectors ahead of the Fourth Industrial Revolution