Trong những năm gần đây, nước ta đã chú ý hơn đến quy định tiêu chuẩn giới hạn dư lượng tối đa (MRL) thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), tuy nhiên so với quốc tế, Việt Nam vẫn còn tồn tại những vấn đề, như: tần suất cập nhật tiêu chuẩn chậm, ít chủng loại thuốc BVTV, giới hạn tiêu chuẩn còn lỏng lẻo trong cập nhật và xây dựng tiêu chuẩn, nhiều điểm khác biệt so với EU, trong khi yêu cầu của Bộ Y tế là các sản phẩm xuất khẩu phải đáp ứng tiêu chuẩn xây dựng trong nước trước khi xuất khẩu. Bài viết, “Hàm ý chính sách từ việc so sánh giới hạn dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật đối với chè xuất khẩu của Việt Nam và EU”, tác giả Đỗ Thị Hương, Nguyễn Thị Thơ phân tích thực trạng và đặc điểm tiêu chuẩn giới hạn dư lượng tối đa (Maximum Residue Level - MRL) thuốc BVTV của chè Việt Nam và EU, nguyên nhân một số trường hợp chè bị xử phạt tại các nước EU.

Năm 2020, tuy là một năm khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, ngành tài chính - ngân hàng của Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định. Đây chính là tiền đề vững chắc cho sự phát triển của ngành trong năm 2021 và một số năm tiếp theo được dự đoán là còn nhiều bất định khi đại dịch Covid-19 còn tiếp tục diễn biến cả trong nước và trên thế giới. Bài viết, “Bức tranh ngành tài chính - ngân hàng Việt Nam năm 2020 và một số giải pháp trong thời gian tới”, tác giả Nguyễn Công Viện, Võ Thị Thu phân tích bức tranh ngành tài chính Việt Nam năm 2020, từ đó đưa ra một số định hướng trong năm 2021.

Năm 2014, Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) được ban hành đã nới lỏng nhiều quy định, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam (mở rộng hơn các thành phần được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam). Đặc biệt, cơ hội mở ra nhiều hơn khi Việt Nam đã ký kết tham gia vào hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, như: CPTTP, EVFTA... Thông qua bài viết, “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường bất động sản Việt Nam”, tác giả Nguyễn Thị Hạnh phân tích thực trạng nguồn vốn FDI vào bất động sản giai đoạn 2015-2020, từ đó đưa ra một số khuyến nghị.

Thế giới đang bước vào thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với bản chất là dựa trên cuộc cách mạng kỹ thuật số. Vì vậy, kinh tế số đang trở thành đặc trưng và xu hướng phát triển kinh tế - công nghệ quan trọng nhất hiện nay. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng quyết tâm nắm bắt xu thế phát triển của thế giới, đồng thời thể hiện nỗ lực tập trung nguồn lực, tạo môi trường và điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế số. Bài viết, “Bàn về giải pháp phát triển kinh tế số trong bối cảnh hiện nay”, tác giả Phan Trọng Phức sẽ làm rõ hơn những nội dung này.

Những năm gần đây, việc chuyển dịch mô hình phát triển từ kinh tế tuyến tính truyền thống sang kinh tế tuần hoàn đã trở thành xu hướng trên thế giới. Trong bối cảnh chung đó, Việt Nam cũng hướng đến phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm giải quyết thách thức giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Bài viết, “Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn để phát triển bền vững”, Phan Huyền Châu phân tích một số những thách thức khi chuyển đổi từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế tuần hoàn, trên cơ sở đó đưa ra một số định hướng phát triển.

Với hơn 1 triệu km2 lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế, 3.260 km bờ biển trải dài trên địa bàn của 28 tỉnh, thành phố và khoảng hơn 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ với diện tích phần đất nổi khoảng 1.636 km2, chiếm 29% diện tích biển Đông, Việt Nam đã trở thành quốc gia giàu tiềm năng về biển, có tầm ảnh hưởng lớn về quốc phòng, an ninh trong khu vực cũng như trên thế giới và được kỳ vọng trở thành quốc gia “mạnh về biển, làm giàu từ biển” . Tuy nhiên, đến nay kinh tế biển Việt Nam chưa đạt được như kỳ vọng, thiếu tính bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, đòi hỏi phải có những giải pháp căn cơ trong thời gian tới. Bài viết, “Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, tác giả Đậu Vĩnh Phúc phân tích rõ hơn những nội dung này.

Cùng với đó, trong số tạp chí kỳ này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Đỗ Thị Hương, Nguyễn Thị Thơ: Hàm ý chính sách từ việc so sánh giới hạn dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật đối với chè xuất khẩu của Việt Nam và EU

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Nguyễn Công Viện, Võ Thị Thu: Bức tranh ngành tài chính - ngân hàng Việt Nam năm 2020 và một số giải pháp trong thời gian tới

Nguyễn Thị Hạnh: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường bất động sản Việt Nam NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Phan Trọng Phức: Bàn về giải pháp phát triển kinh tế số trong bối cảnh hiện nay

Phan Huyền Châu: Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn để phát triển bền vững

Đậu Vĩnh Phúc: Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Phan Nam Thái: Năng suất lao động trong doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Phan Thị Ngọc Hoa: Doanh nghiệp FDI ở Việt Nam và chuỗi giá trị toàn cầu

Nguyễn Văn Tuấn: Phát triển nguồn nhân lực logistics theo hướng bền vững ở Việt Nam

Nguyễn Thị Hồng Nhung, Lương Thảo Duyên: Mô hình sản xuất tinh gọn (Lean) - Giải pháp giảm thiểu lãng phí trong các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam

Sử Trường Nam: Quản lý nguồn lực tài chính ở các quân khu trong quân đội - Thực trạng và giải pháp

Lê Mạnh Cường: Phát triển kinh tế trên địa bàn các khu kinh tế - quốc phòng: Thực trạng và giải pháp

Triệu Đỗ Hồng Phước: Ý nghĩa của mô hình hợp tác đối tác công tư - PPP: Trường hợp nghiên cứu tại TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Thế Viễn: Một số giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng

NHÌN RA THẾ GIỚI

Hoàng Triều Hoa: Đảm bảo thu nhập cho người cao tuổi ở Hàn Quốc và gợi ý chính sách cho Việt Nam

Phoukhao Phengkhammy: Bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước của Việt Nam sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm cho CHDCND Lào

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Phạm Thị Minh Nguyệt: Những bất cập trong xây dựng nông thôn mới ở các huyện ven đô Hà Nội

Vương Phương Hoa: Phát triển bền vững hợp tác xã nông nghiệp ở TP. Đà Nẵng

Nguyễn Thị Thanh, Quách Thị Hà: Kinh tế hàng hải ở TP. Hải Phòng: Những vấn đề đặt ra và giải pháp khắc phục

Hoàng Thị Phương Dung: Giải pháp thúc đẩy huy động vốn theo hình thức PPP để xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ tại Quảng Ninh

Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Bích Thảo: Công tác quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Ngô Minh Tuấn: Một số giải pháp phát triển công nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Cồ Huy Lệ, Nguyễn Mạnh Hùng: Phát triển nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Nam Định

Trần Ngọc Gái: Giải pháp nâng cao giá trị sen Đồng Tháp

Phan Nguyễn Thanh Hoài: Hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

Nguyễn Thanh Hồng: Nguồn lực phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Cà Mau

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Do Thi Huong, Nguyen Thi Tho: Policy implications from the comparison of maximum pesticide residue limits on tea exports of Vietnam and the EU

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Nguyen Cong Vien, Vo Thi Thu: The picture of Vietnam’s banking and finance sector in 2020 and solutions for the coming time

Nguyen Thi Hanh: Attracting foreign direct investment into Vietnam’s real estate market

ESEARCH - DISCUSSION

Phan Trong Phuc: Discussion on the solutions to digital economy in the current context

Phan Huyen Chau: Building circular economy towards sustainable development

Dau Vinh Phuc: Sustainable development of Vietnam’s marine economy: Current situation and solutions

Phan Nam Thai: Labor productivity in Vietnamese enterprises: Current situation and solutions

Phan Thi Ngoc Hoa: FDI enterprises in Vietnam and global value chains

Nguyen Van Tuan: Develop human resources in logistics industry towards sustainability in Vietnam

Nguyen Thi Hong Nhung, Luong Thao Duyen: Lean model - Solution to waste reduction in Vietnamese textile and garment enterprises

Su Truong Nam: Management of financial resources in military regions - Reality and solutions

Le Manh Cuong: Economic development in economic-defense zones: Current situation and solutions

Trieu Do Hong Phuoc: The significance of public-private partnership model: A case study in Ho Chi Minh City

Nguyen The Vien: Some schemes to boost agricultural support services in the Red River Delta

WORLD OUTLOOK

Hoang Trieu Hoa: Guarantee of old-age income in Korea and suggestions for Vietnam

Phoukhao Phengkhammy: Vietnam’s reasonable protection of domestic production after joining WTO and lessons for Lao PDR

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Pham Thi Minh Nguyet: Shortcomings in new rural construction in the suburban districts of Hanoi

Vuong Phuong Hoa: Sustainable development of agricultural cooperatives in Da Nang city

Nguyen Thi Thanh, Quach Thi Ha: Maritime economy in Hai Phong city: Problems and schemes to address

Hoang Thi Phuong Dung: Solutions to capital mobilization in the form of PPP for road construction in Quang Ninh

Tran Thi Van Anh, Nguyen Bich Thao: Management of public investment capital in Thai Nguyen province

Ngo Minh Tuan: Some solutions to sustainable industrial development in Bac Giang province

Co Huy Le, Nguyen Manh Hung: Improving highly-skilled human resources for industrialization and modernization in Nam Dinh province

Tran Ngoc Gai: Schemes to improve the value of Dong Thap’s lotus

Phan Nguyen Thanh Hoai: Completing the management of state budget expenditure in Duyen Hai town, Tra Vinh province

Nguyen Thanh Hong: Resources for household economic development in Ca Mau province