Bí quyết thành công từ trang trại chăn nuôi của bí thư chi đoàn ở Quảng Nam
Tốt nghiệp ngành Kỹ sư xây dựng (trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh) với tấm bằng loại ưu, anh Võ Ngọc Sơn không khó để tìm cho mình một công việc phù hợp với chuyên môn nơi đô thị. Tuy nhiên, những lần trở về quê nhà, anh thấy không chỉ bản thân mình, mà nhiều thanh niên, người dân trong làng cứ bỏ xứ để đi làm thuê, trong khi chính ở quê nhà vẫn có thể làm giàu được.
Trăn trở về điều đó, anh đã bỏ hết công việc ở thành phố, về quê bắt đầu một công việc mới. Sau những ngày khảo sát, anh quyết định chọn khu đất đồi ở xã Duy Tân (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) xây trang trại chăn nuôi gà siêu trứng với quy mô lớn bằng số tiền 400 triệu đồng gom góp được và vay mượn thêm của người thân, bạn bè.
Ngay từ đầu, anh đã xác định chăn nuôi phòng bệnh chứ không để phải chữa bệnh, nên trang trại gà của anh thường xuyên có một lao động chuyên ngành thú y luôn theo dõi, tiêm chủng hợp lý. Anh sử dụng hệ thống chăn nuôi tự động từ khâu bỏ thức ăn đến dọn vệ sinh chuồng trại, luôn bảo đảm các điều kiện về phát triển cho gia cầm và vệ sinh môi trường.
Tuy nhiên, nuôi gà được một thời gian thì giá trứng trên thị trường giảm mạnh, nhiều gia đình chăn nuôi như anh đều bán rẻ đàn gà và trứng do không đủ kinh phí để tiếp tục. Nhưng anh vẫn quyết giữ trang trại và chấp nhận bù lỗ, theo anh, quy mô gà lớn như vậy nếu bán đi cũng không đủ trả nợ. Sau một thời gian, giá trứng bắt đầu tăng trở lại, trang trại lại tiếp tục được phục hồi.
Tiếp đó, anh thử sức nuôi thêm thỏ, trâu, heo nái và heo thịt. Sau 4 năm, đến nay anh đã sở hữu hơn 20.000 con gà siêu trứng, mỗi ngày cho khoảng 18.000 quả trứng; 1.000 con thỏ, 70 con trâu và hơn 1.000 con heo.
Từ thành công đó, anh về xã Ðại Tân (huyện Ðại Lộc) tiếp tục xây dựng trang trạng nuôi heo siêu thịt. Ở trang trại này, anh cũng thực hiện nuôi công nghiệp theo hệ thống tự động đúng với quy trình chăn nuôi từ ăn uống đến tiêm chủng phòng bệnh, xây dựng hầm biogas để xử lý phân và phục vụ cho khoảng 200.000 con cá trê. Anh còn liên kết cùng những công ty cung cấp giống, thức ăn và phân phối, tiêu thụ để không bị thiếu thức ăn hoặc tồn đọng sản phẩm. Hiện nay, trang trại của anh đang chăn nuôi 2.000 con heo, cứ 04-05 tháng anh lại xuất chuồng một lần.
Anh Võ Ngọc Sơn (đứng giữa)
Cả hai trang trại của anh tạo công ăn việc làm thường xuyên cho khoảng 30 lao động trong xã, với mức thu nhập trung bình 4 triệu đồng/người/tháng. Mỗi năm, sau khi khấu trừ chi phí, anh thu lời khoảng 4,5 tỷ đồng. Trang trại chủ yếu cung cấp sản phẩm cho thị trường Đà Nẵng và Quảng
Làm chủ hai trang trại lớn, nhưng anh cũng đang là Bí thư Chi đoàn thôn Đông Gia (xã Đại Minh, huyện Đại Lộc). Bằng sự tận tình và nhiệt huyết, anh luôn dẫn dắt chi đoàn tham gia nhiều hoạt động thiết thực, như: xây dựng nông thôn mới, đền ơn đáp nghĩa, thanh niên lập thân, lập nghiệp... Hiện tại, anh đang hỗ trợ nuôi 10 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có hai em đặc biệt khó khăn được anh trợ cấp từ nay đến khi hoàn thành đại học. Anh vận động thanh niên trong thôn cố gắng học tập và rèn luyện, nhiều bạn không thể tiếp tục học tập, anh tạo việc làm ngay tại trang trại hoặc hướng cho các bạn học nghề phù hợp.
Anh cho biết thêm, mục đích khi trở về quê để lập nghiệp là chứng minh có thể làm giàu ngay trên quê hương của mình. Vì vậy, anh luôn sẵn sàng giúp những gia đình khác để họ có cuộc sống tốt hơn. Từ kinh nghiệm của bản thân, anh Sơn đã trực tiếp truyền đạt kinh nghiệm cho những thanh niên xây dựng mô hình kinh tế trang trại.
Vừa làm tốt công tác Ðoàn, vừa phát triển kinh tế gia đình bằng những phương pháp chăn nuôi tiên tiến.
Với những thành tích đã đạt được, năm 2014, Anh được Tỉnh Đoàn Quảng
Bình luận