Theo dự thảo, trong trường hợp tiền ký quỹ được sử dụng để giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến người lao động, thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền ký quỹ được sử dụng, doanh nghiệp phải nộp bổ sung cho đủ mức tiền ký quỹ theo quy định.Tiền doanh nghiệp ký quỹ đạt tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động phải ký quỹ 1 tỷ đồng

Trong trường hợp, doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, thì. Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có quyền sử dụng tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ để giải quyết các vấn đề phát sinh.

Đối với những doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề, thì số tiền này sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng để giải quyết các vấn đề phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề. Mức tiền ký quỹ sẽ bằng 10% tiền vé máy bay một lượt từ nước mà người lao động đến làm việc về Việt Nam tính theo số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong hợp đồng nhận lao động thực tập đã đăng ký.

Đồng thời, Dự thảo quy định, đối với loại hình doanh nghiệp này, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội có quyền sử dụng tiền ký quỹ đối với Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề có thời gian dưới 90 ngày.

Trong khi đó, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có quyền sử dụng tiền ký quỹ đối với hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề có thời gian từ 90 ngày trở lên./.