Giới thiệu Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 25 (815)

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương khẳng định, sau 2 năm đại dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước phục hồi và phát triển. Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đang được thúc đẩy triển khai quyết liệt, kỳ vọng sẽ tạo đà cho tăng trưởng của năm 2022 và những năm tiếp theo. Nhân kỷ niệm 77 năm Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2022), Tạp chí Kinh tế và Dự báo có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Trần Quốc Phương xung quanh những nội dung này.

Sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên một bước. Những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc được bảo tồn và phát huy. Chính sách xã hội vì con người được coi trọng. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Quốc phòng, an ninh được củng cố. Uy tín và vị thế của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế. Cùng với những thành tựu đạt được, Việt Nam cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong tiến trình hướng đến mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Qua bài viết “Những thành tựu và thách thức của Việt Nam trong quá trình tiến hành sự nghiệp đổi mới”, tác giả Nguyễn Danh Tiên nêu một số kết quả đạt được sau hơn 35 năm đổi mới, đồng thời nhận định một số thách thức trong chặng đường phía trước.

77 năm đã qua sau Quốc khánh 2/9 (1945-2022), Việt Nam đạt được nhiều thành tựu nổi bật, kỳ vọng sẽ đạt cao hơn trong hai thập kỷ tới và những bài học kinh nghiệm được đúc rút qua những lần chuyển mình và các cuộc khủng hoảng. Bài viết “Thành tựu đất nước sau 77 năm Quốc khánh 2/9” của tác giả Trần Đào sẽ làm rõ hơn những nội dung này.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với Dự thảo Luật Giá sửa đổi. Nhân dịp này, Tạp chí đăng tải bài viết “Một số vấn đề trao đổi về điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá trong Dự thảo Luật Giá sửa đổi” của tác giả Lâm Thị Thanh Huyền. Bài viết luận bàn một số điểm mới về điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá trong Dự thảo Luật Giá sửa đổi, đồng thời đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện khung pháp lý về lĩnh vực này trong thời gian tới. Các vấn đề trao đổi liên quan đến: hình thức thành lập doanh nghiệp thẩm định giá; vốn điều lệ tổi thiểu và số vốn góp của các cổ đông là thẩm định viên; quy định về các trường hợp không được đăng ký hành nghề thẩm định giá; bổ sung quy định pháp lý phân ngành theo chuyên môn, nghiệp vụ thẩm định giá để hướng đến tính chuyên nghiệp, phù hợp với thông lệ quốc tế; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.

Kinh tế tập thể là một thành phần quan trọng trong nền kinh tế của nước ta. Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích phát triển thành phần kinh tế quan trọng này và bước đầu đạt kết quả tích cực, tạo nền tảng cho việc phát triển kinh tế hợp tác xã (HTX), giúp nền kinh tế nói chung và khu vực kinh tế tập thể nói riêng phát triển mạnh mẽ. Trong thời gian tới, cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký HTX để tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước, cũng như phát triển khu vực này hiệu quả. Thông qua bài viết “Hoàn thiện khung khổ pháp lý và ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký hợp tác xã”, tác giả Đỗ Thị Phương Mai đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký HTX.

Đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng toàn diện từ kinh tế đến bất ổn chính trị ở nhiều quốc gia, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, song suốt 2 năm (2020-2022), tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đều ở mức dương. Điều này giúp Việt Nam trở thành một trong số ít những quốc gia có thể hồi phục nhanh chóng hậu đại dịch. Đồng thời, với lợi thế là trung tâm trong chiến lược của các cường quốc, được cộng đồng quốc tế tín nhiệm, cùng với những thành tựu ngoại giao trong nhiều năm qua, Việt Nam đang trên đà trở thành “cường quốc tầm trung” trong khu vực châu Á và trên thế giới. Bài viết “Kinh tế Việt Nam hậu đại dịch Covid-19: Mục tiêu trở thành cường quốc tầm trung ở châu Á” của tác giả Trần Mỹ Hải Lộc đánh giá một số mục tiêu trở thành cường quốc tầm trung ở châu Á của Việt Nam trong những năm qua, đồng thời kiến nghị một số giải pháp nhằm duy trì thành công trong việc phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.

Kinh tế tuần hoàn (KTTH) được đánh giá là một mô hình ưu việt, loại bỏ việc tạo ra rác thải, do đó mục tiêu xa hơn là phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững. Cùng với sự phổ biến của mô hình KTTH, chuyển đổi số cũng đang là xu thế lớn trên toàn cầu, góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới nói chung và sự phát triển của chính mô hình KTTH nói riêng. Sự kết hợp của công nghệ và mô hình KTTH được khuyến khích áp dụng vào các mô hình kinh doanh mới của các tập đoàn trên mọi lĩnh vực ngành nghề. Sự kết hợp này không những đem lại lợi ích về kinh tế, mà còn cả các lợi ích về xã hội và môi trường. Qua bài viết “Vai trò của chuyển đổi số trong phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn”, tác giả Đặng Thị Huyền Anh đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của chuyển đổi số trong thúc đẩy mô hình KTTH tại Việt Nam.

Cùng với đó, trong số này, Tạp chí còn có nhiều bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học phân tích các vấn đề nổi bật trong thời gian qua sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin tham khảo hữu ích./.

MỤC LỤC

KỶ NIỆM 77 NĂM NGÀY QUỐC KHÁNH (02/9/1945-02/9/2022)

 Kinh tế Việt Nam đang từng bước phục hồi và phát triển bền vững

Nguyễn Danh Tiên: Những thành tựu và thách thức của Việt Nam trong quá trình tiến hành sự nghiệp đổi mới

Trần Đào: Thành tựu đất nước sau 77 năm Quốc khánh 2/9

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Lâm Thị Thanh Huyền: Một số vấn đề trao đổi về điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá trong Dự thảo Luật Giá sửa đổi

Đỗ Thị Phương Mai: Hoàn thiện khung khổ pháp lý và ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký hợp tác xã

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Trần Mỹ Hải Lộc: Kinh tế Việt Nam hậu đại dịch Covid-19: Mục tiêu trở thành cường quốc tầm trung ở châu Á

Đặng Thị Huyền Anh: Vai trò của chuyển đổi số trong phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Lê Văn Thơi: Bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp

Phạm Thị Thu Hiền: Phát triển tín dụng xanh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới

Nguyễn Hoàng Hà: Công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0: Đã thực sự sẵn sàng?

Hoàng Quang Dũng: Cơ cấu lại hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần giai đoạn 2010-2021: Những thành tựu nổi bật và định hướng trong thời gian tới

Võ Anh Tuấn: Phát triển ngành công nghiệp nội dung số trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0

Trần Anh Sơn: Chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Võ Tá Tri: Làm gì để thực hiện tốt chương trình OCOP?

Phan Anh, Lê Văn Hào: Covid-19 và hành vi nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam

Bùi Thị Nhung: Giải pháp đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động trong bối cảnh dịch Covid-19

Trần Thị Lan Phương: Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Nguyễn Ngọc Linh: Để giảm chi phí hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam

NHÌN RA THẾ GIỚI

Võ Hữu Phước: Chính sách phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19 của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam

Phùng Tuấn Anh: Kinh nghiệm phát triển kinh tế chia sẻ dịch vụ lưu trú khu vực châu Âu

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Đàm Văn Huệ, Đoàn Xuân Hậu, Nguyễn Bá Nhẫm: Giải pháp phát triển bền vững kinh tế - xã hội khu vực lân cận dự án Khu công nghệ cao Hòa Lạc và Đại học Quốc gia Hà Nội

Nguyễn Thị Diệu Thúy, Vũ Thị Quỳnh Nga: Giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

Đỗ Thị Minh Ngọc: Đẩy mạnh thu hút đầu tư để phát triển công nghiệp của tỉnh Ninh Bình

Nguyễn Thị Kim Đoan: Giải pháp cơ cấu lại đầu tư công gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Quảng Nam

Nguyễn Thanh Phương, Phạm Văn Trường: Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị ở TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Đặng Quốc Bảo, Võ Thu Hằng: Thực hiện chính sách phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh trở thành ngành kinh tế quan trọng

Cẩm Ly: Giải mã đầu tư, kinh doanh thành công tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

IN THIS ISSUE

CELEBRATION OF 77th ANNIVERSARY OF THE NATIONAL DAY (9/2/1945-9/2/2022)

 Vietnam’s economy witnesses gradual recovery and sustainable development

Nguyen Danh Tien: Achievements and challenges of Vietnam during Doi moi process

Tran Dao: Achievements after 77 years of National Day

FROM POLICY TO PRACTICE

Lam Thi Thanh Huyen: Some discussion about business conditions for appraisal services in the draft revised Price Law

Do Thi Phuong Mai: Completing the legal framework and applying information technology in the registration of cooperatives

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Tran My Hai Loc: Vietnam’s economy after the Covid-19 pandemic: The goal of becoming a middle power in Asia

Dang Thi Huyen Anh: The role of digital transformation in the development of circular economy

RESEARCH - DISCUSSION

Le Van Thoi: Environmental protection in the process of socio-economic development in Vietnam: Current situation and solutions

Pham Thi Thu Hien: Foster green credit for sustainable development in Vietnam in the new development stage

Nguyen Hoang Ha: Is Vietnam’s manufacturing and processing industry ready for the Fourth Industrial Revolution?

Hoang Quang Dung: Restructuring joint stock commercial banks in the period 2010-2021: Outstanding achievements and orientations in the coming time

Vo Anh Tuan: Boosting digital content industry in the era of the Fourth Industrial Revolution

Tran Anh Son: Digital transformation of Vietnamese enterprises: Reality and solutions

Vo Ta Tri: How to well implement the OCOP program

Phan Anh, Le Van Hao: Covid-19 and cash holding behavior of Vietnamese construction firms

Bui Thi Nhung: Schemes to ensure social security for employees in the context of the Covid-19 epidemic

Tran Thi Lan Phuong: Improving the competitiveness of Vietnam’s logistics industry - Reality and solutions

Nguyen Ngoc Linh: To reduce operating expense of securities investment funds in Vietnam

WORLD OUTLOOK

Vo Huu Phuoc: Policies for economic development after Covid-19 pandemic in some countries and lessons for Vietnam

Phung Tuan Anh: Experience in expanding sharing economy on accommodation services in Europe

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Dam Van Hue, Doan Xuan Hau, Nguyen Ba Nham: Solutions to sustainable socio-economic development in the project of Hoa Lac Hi-Tech Park and Vietnam National University, Hanoi

Nguyen Thi Dieu Thuy, Vu Thi Quynh Nga: Solutions to agricultural development in Luong Son district, Hoa Binh province

Do Thi Minh Ngoc: Promoting investment attraction for industrial development in Ninh Binh province

Nguyen Thi Kim Doan: Schemes to restructure public investment associated with growth model innovation in Quang Nam province

Nguyen Thanh Phuong, Pham Van Truong: Situation and solutions to urban agricultural development in Buon Ma Thuot city, Dak Lak province

Dang Quoc Bao, Vo Thu Hang: Formulate policies on turning tourism into an important economic sector in Tay Ninh province

Cam Ly: Reasons for success in investment and business in Vinh Phuc province-based industrial parks