Trong những năm qua, công tác đăng ký kinh doanh đã có nhiều chuyển biến quan trọng, mô hình tổ chức cơ quan đăng ký kinh doanh cũng ngày càng hoàn thiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là phục vụ sự tăng trưởng mạnh mẽ của khối kinh tế tư nhân. Tác giả Lê Thị Thúy thông qua bài viết “Mô hình tổ chức trong tiến trình cải cách thủ tục đăng ký kinh doanh ở Việt Nam” đã nhìn lại và đánh giá mô hình tổ chức hệ thống cơ quan đăng ký kinh doanh thời gian qua và đề xuất một số giải pháp nhằm kiện toàn mô hình này.

Tác giả Ngô Thắng Lợi thông qua bài viết “Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2018: Vẫn có những dầu hiệu đáng lo ngại!” đã khái quát bức tranh kinh tế - kinh tế 6 tháng đầu năm 2018 với những diễn biến tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế ở mức cao, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm đạt mức cao nhất kể từ năm 2011 trở lại đây. Đó là những thành quả đáng mừng không thể phủ nhận được. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đó, vẫn còn những dấu hiệu đáng lo ngại trong tăng trưởng kinh tế hiện nay. Theo tác giả, đó là: Tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần trong 6 tháng đầu năm; Công nghiệp khai thác dầu khí tiếp tục trong tình trạng suy thoái; Tăng trưởng xuất khẩu có biểu hiện suy giảm, nhất là khu vực FDI; Hiệu quả tăng trưởng thấp. Từ đó, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị để tháo gỡ phần nào những dấu hiệu tiêu cực nói trên.

Hiện nay, có một nửa số người trưởng thành trên thế giới bị loại trừ khỏi việc sử dụng các dịch vụ tài chính cơ bản, mặc dù những dịch vụ này có lợi ích rất lớn. Ở Việt Nam, tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản tại một tổ chức tài chính chính thức vẫn còn rất thấp, nhất là đối với người dân nghèo, người sống ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Bài viết “Nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tài chính tại Việt Nam hiện nay” của tác giả Trần Thị Thắng đã trao đổi về các lý do cơ bản đằng sau việc không có một tài khoản chính thức và đề xuất một số giải pháp nhằm loại bỏ các rào cản và tạo sự tin cậy đối với việc sử dụng các tài khoản chính thức. Từ đó, tạo tiền đề thúc đẩy hơn nữa quá trình tiếp cận tài chính toàn diện tại Việt Nam.

Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Thực trạng già hóa dân số và sự thiếu hụt về cả số lượng, chất lượng các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay đặt ra một thách thức lớn cho Chính phủ nhằm giải quyết bài toán đảm bảo an sinh xã hội. Để thích ứng với già hóa dân số, chuẩn bị các điều kiện cần và đủ để đáp ứng nhu cầu của dân số già, cần có những giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ chắm sóc người cao tuổi ở Việt Nam. Thông qua bài viết “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam”, tác giả Trịnh Phương Thảo đề xuất như sau: Nhà nước nên đưa lão khoa vào danh mục ưu tiên…; Cần tăng cường và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ chăm sóc người cao tuổi; Nhà nước nên có những chính sách ưu đãi dành cho các đơn vị, cá nhân có ý định thành lập các trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi…

Qua bài viết “Kinh nghiệm ứng phó với biến đổi khí hậu của Nhật Bản và gợi ý cho Việt Nam”, theo tác giả Nguyễn Thế Vinh, Nhật Bản một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng rất nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH) và cũng là một trong những quốc gia bị động đất, sóng thần nhiều và nghiêm trọng nhất thế giới. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng đã có những phản ứng nhanh và hiệu quả để ứng phó với vấn đề này. Kinh nghiệm của quốc gia này sẽ là bài học quý báu cho Việt Nam trong bối cảnh BĐKH diễn ra ngày càng phức tạp như hiện nay. Theo nghiên cứu của tác giả, Việt Nam cần: Nâng cao nhận thức đúng đắn về BĐKH; Nhà nước cần có các chính sách phù hợp, các đề tài và dự án cụ thể và thiết thực để huy động được các nguồn kinh phí hợp pháp khác (cả trong lẫn ngoài nước, cả tổ chức lẫn cá nhân) ngoài ngân sách nhà nước; Từng ngành, từng địa phương cần nghiêm túc xem xét lại quy hoạch phát triển của mình, lồng ghép yêu cầu thích ứng với BĐKH; Các biện pháp thể chế, chính sách cần phải đi trước và ưu tiên so với các giải pháp thích ứng cứng (như xây dựng các công trình)…

Theo thống kê của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, lũy kế đến hết năm 2017, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Bắc Ninh là 1.204 DN, trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là 789, chiếm đến 66,36%. Các doanh nghiệp FDI đã tạo việc làm cho 169.144 người, chiếm 25,5% lao động trên toàn Tỉnh. Tuy nhiên, việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong các DN này vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế, cần có giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Với bài viết “Đảm bảo quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp FDI ở tỉnh Bắc Ninh”, theo tác giả Nguyễn Thị Ngà, cần phát huy tốt hơn nữa vai trò, trách nhiệm của các cơ quan hữu quan trong đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn Tỉnh; Kết hợp giữa khen thưởng khuyến khích, tôn vinh các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đảm bảo tốt lợi ích kinh tế của người lao động và xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm; Phát huy vai trò của các tổ chức công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Kết hợp chăm lo đời sống với đào tạo nâng cao trình độ và ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật của người lao động trong các doanh nghiệp FDI trên địa bàn Tỉnh.

Ngày 29/05/2008, Kỳ hợp thứ 5 Quốc hội khoái XII đã ban hành Nghị quyết số 15 về điều chỉnh địa giới hành chính TP. Hà Nội, theo đó, toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình hợp nhất vào TP. Hà Nội. Sự kiện này đã trở thành một dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô. Theo tác giả Nguyễn Đức Chung với bài viết “Hà Nội sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính: Diện mạo mới, sức bật mới” đã đánh giá, đây là một quyết định đúng đắn, sáng suốt của Đảng, Nhà nước và Quốc hội vào thời điểm đó, đã tạo nên một diện mạo mới cho Thủ đô Hà Nội hôm nay, tạo thế và lực cho Thủ đô của nước ta, phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.

Bên cạnh một số bài viết trên, Tạp chí số này còn có nhiều bài nghiên cứu khác với nội dung phong phú trên các lĩnh vực: tài chính - ngân hàng, nguồn nhân lực, thương mại, công nghiệp, doanh nghiệp... sẽ là những tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc./.

MỤC LỤC

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Lê Thị Thúy: Mô hình tổ chức trong tiến trình cải cách thủ tục đăng ký kinh doanh ở Việt Nam

Nguyễn Khắc Huy: Cần làm gì để thực hiện tốt “hậu kiểm” doanh nghiệp?

PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO

Ngô Thắng Lợi: Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2018: Vẫn có những dấu hiệu đáng lo ngại!

Trần Trung Hải: Rủi ro nợ công của Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp

Lê Văn Cương: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nợ chính quyền địa phương trong thời gian tới

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Trần Thị Thắng: Nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tài chính tại Việt Nam hiện nay

Lê Thị Thúy: Hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Cổ phần Thương mại Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2007-2017

Nguyễn Thị Việt Lê: Về áp dụng hệ thống kiểm soát nội bộ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bùi Hồng Điệp: Những tác động đối với nguồn nhân lực từ cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4

Đỗ Thị Bích Thảo: Bàn về chính sách trợ giúp xã hội đối với trẻ khuyết tật ở Việt Nam hiện nay

Trịnh Phương Thảo: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam

Đào Minh Nhật: Huy động các nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam

NHÌN RA THẾ GIỚI

Nguyễn Thế Vinh: Kinh nghiệm ứng phó với biến đổi khí hậu của Nhật Bản và gợi ý cho Việt Nam

Vũ Tuấn Anh, Vũ Hồng Vân: Kinh nghiệm quốc tế về thị trường hóa sản phẩm khoa học và công nghệ của các trường đại học

Nguyễn Thị Vân Anh: Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên đại học: Kinh nghiệm trên thế giới và gợi ý ở Việt Nam

KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ

Nguyễn Thị Ngà: Đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong doanh nghiệp FDI ở tỉnh Bắc Ninh

Phạm Thị Thanh Xuân: Nâng cao hiệu quả và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Ngô Sỹ Trung, Nguyễn Văn Sơn, Hồ Thị Mộng Tuyền: Nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ của giảng viên Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Quảng Nam

Nguyễn Thị Phương Dung: Về các chính sách hỗ trợ cho xuất khẩu cà phê vùng Tây Nguyên giai đoạn 2007-2017

Nguyễn Đình Bình: Phát triển kinh tế biển và vấn đề bảo vệ chủ quyền biển – đảo ở tỉnh Kiên Giang

CHUYÊN TRANG HÀ NỘI

Nguyễn Đức Chung: Hà Nội sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính: Diện mạo mới, sức bật mới

Nguyễn Mạnh Quyền: Hà Nội phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2018

IN THIS ISSUE

FROM POLICY TO PRACTICE

Le Thi Thuy: Organisation model in the progress of business registration procedure reform in Vietnam

Nguyen Khac Huy: What should we do to perform enterprise postmortem well?

ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST

Ngo Thang Loi: Economic growth in the first 6 months of 2018: Still remaining restricted signals

Tran Trung Hai: Public debt risk of Vietnam in the present: Reality and solution

Le Van Cuong: The solution to improve management and usage efficiency of local government debt in the coming time

RESEARCH – DISCUSSION

Tran Thi Thang: Factors affecting access to finance in Vietnam today

Le Thi Thuy: Working efficiency of Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development in the period from 2007 to 2017

Nguyen Thi Viet Le: Application of internal control system for small and medium enterprises

Bui Hong Diep: Impacts on human resources from the 4th Industrial Revolution

Do Thi Bich Thao: Discussing social support policy for disable children in Viet Nam today

Trinh Phuong Thao: The solution to boost the service quality to take care of the elderly people in Vietnam

Dao Minh Nhat: Mobilize resources for development of transportation infrastructure in the Southern Key Economic Region

WORLD OUTLOOK

Nguyen The Vinh: Experience of Japan's response to climate change and suggestions for Vietnam

Vu Tuan Anh, Vu Hong Van: International experience in marketing of scientific and technological products in universities

Nguyen Thi Van Anh: Improving the capacity of university lecturers: Experience in the world and suggestions for Vietnam

SECTORAL - REGIONAL ECONOMY

Nguyen Thi Nga: To ensure benefits for workers in FDI enterprises in Bac Ninh province

Pham Thi Thanh Xuan: Enhancing efficiency and reducing risk in pepper production in Quang Tri province

Ngo Sy Trung, Nguyen Van Son, Ho Thi Mong Tuyen: To improve the performance capacity of lecturers of Hanoi University of Home Affairs in Quang Nam province

Nguyen Thi Phuong Dung: Support policies for coffee export in the Western Highlands in the period from 2007 to 2017

Nguyen Dinh Binh: Marine economic development and sea - island sovereignty protection in Kien Giang province

SPECIAL PAGES ABOUT HANOI

Nguyen Duc Chung: Hanoi after 10 years of expanding administrative boundaries: New appearance, new strength

Nguyen Manh Quyen: Hanoi strives to fulfill its socio-economic target in 2018