Huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018
Thoại Sơn bắt tay vào xây dựng nông thôn mớiở xuất phát điểm rất thấp với cơ sở hạ tầng còn yếu kém, hộ nghèo của huyện chiếm tỷ lệ cao, thu nhập bình quân đầu người đạt thấp. Tuy nhiên, xác định đây là cơ hội để phát triển, đồng thời là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của địa phương, Huyện đã cụ thể hóa các tiêu chí bằng các phương án, dự án xác định khối lượng cụ thể, xây dựng lộ trình giải pháp thực hiện cho từng giai đoạn. Huyện đã thành lập Ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các ban, ngành, đoàn thể của huyện cũng được phân nhiệm cụ thể để tuyên truyền, vận động các đoàn viên, hội viên tham gia xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới
Thoại Sơn cũng xác định rõ người dân chính là chủ thể của công cuộc xây dựng nông thôn mới, do vậy công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân được thực hiện bằng nhiều hình thức từ tuyên truyền trên loa truyền thanh xã, cấp phát tờ rơi, tờ bướm, sách hỏi đáp... Nhờ vậy mà từ khi triển khai xây dựng nông thôn mới, nhân dân trên địa bàn Huyện đóng góp được gần 2.120 tỷ đồng để thực hiện các công trình sửa chữa, nâng cấp 7 tuyến đường từ trung tâm xã đến huyện, 15 tuyến đường liên ấp và 20 tuyến đường trục chính nội đồng, với chiều dài trên 100km, xây dựng 93 cây cầu bê tông cốt thép, cầu treo, cầu sắt. Kiên cố hóa 491km kênh mương. Trên địa bàn huyện hiện không còn nhà tạm, nhà dột nát. Huyện cũng xây dựng mới và đưa vào sử dụng hơn 200 công trình, nâng cấp sửa chữa, xây mới 6 chợ. Xây mới và cải tạo nâng cấp nhiều công trình y tế, nhà văn hóa và công trình điện, nước trên địa bàn.
Bên cạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, Thoại Sơn cũng xác định yếu tố quyết định sự bền vững, lâu dài của chương trình xây dựng nông thôn mớilà phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống của nhân dân. Từ năm 2011 đến nay, Huyện đã tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, hàng hóa dựa vào lợi thế của địa phương. Huyện thực hiện tốt công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ, khoa học kỹ thuật, đưa các giống có năng suất chất lượng cao vào sản xuất, khai thác lợi thế của từng địa phương, quy hoạch và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, hình thành và phát triển các chuỗi giá trị. Đến nay, trên địa bàn Huyện đã hình thành các vùng sản xuất tập trung như vùng lúa sản xuất chất lượng cao, các vùng sản xuất rau an toàn. Bên cạnh đó là nhiều mô hình sản xuất hiệu quả như trồng nấm linh chi, quất đường, bưởi da xanh, các vùng chăn nuôi gia súc tập trung, vùng nuôi thủy sản.
Cùng với đó, Huyện cũng có nhiều cơ chế, chính sách tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thu hút các doanh nghiệp về đầu tư phát triển hạ tầng, các khu du lịch trên địa bàn. Tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi để mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh. Nhờ đó, tốc độ phát triển kinh tế bình quân giai đoạn 2011-2018 đạt 8,07%/năm; thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 47,425 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 6,65% năm 2011 xuống còn 3,10% năm 2018. Cùng với phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân, Thoại Sơn cũng chú trọng đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh trật tự được giữ vững, bản sắc văn hóa được gìn giữ, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Theo UBND huyện Thoại Sơn, đến năm 2020, Huyện phân đấu có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mớinâng cao và đến năm 2025 có 100% xã đạt chuẩn xã nông thôn mớinâng cao và xây dựng huyện nông thôn mớikiểu mẫu.
Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh An Giang có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định./.
Bình luận