Hà Nội đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, hướng tới nông thôn mới thông minh
Mục đích của Kế hoạch là Cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (NTM), hướng tới NTM thông minh trên địa bàn Thành phố đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 924/QĐ-TTg, ngày 02/8/2022, nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình trên địa bàn TP. Hà Nội.
Hà Nội đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, hướng tới nông thôn mới thông minh |
Tổ chức đồng bộ, thống nhất trên nền tảng công nghệ số
Về phát triển chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới, đến năm 2025, Chương trình MTQG xây dựng NTM được tổ chức đồng bộ, thống nhất trên nền tảng công nghệ số, 90% hồ sơ công việc tại cấp Thành phố, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước). 100% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu 8.4 của Tiêu chí số 8 về Thông tin và Truyền thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới; ít nhất 75% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu 8.4 của Tiêu chí số 8 về Thông tin và Truyền thông, 100% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu số 15.2 của Tiêu chí số 15 về Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao. Có 100% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn chỉ tiêu 9.5 của Tiêu chí số 9 về Hệ thống chính trị - An ninh trật tự - Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; 100% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn chỉ tiêu 6.5 của Tiêu chí số 6 về Kinh tế, 100% đạt chỉ tiêu 9.2 của Tiêu chí số 9 về An ninh trật tự - Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao.
Đồng thời, phấn đấu 100% cán bộ quản lý các cấp tham gia thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM được tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực về chuyển đổi số. Phát triển kinh tế số, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn: 100% cấp huyện có các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực và 50% các mô hình liên kết gắn với vùng nguyên liệu có ứng dụng công nghệ số. 100% chuỗi sản xuất, cung ứng nông lâm thủy sản an toàn, sản phẩm nông lâm thủy sản thực phẩm tham gia Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm thành phố Hà Nội (check.hanoi.gov.vn).
Về xã hội số trong xây dựng nông thôn mới. 100% đơn vị (cấp xã, huyện) cung cấp ít nhất một dịch vụ thiết yếu (y tế, giáo dục, giám sát cộng đồng, an ninh trật tự, môi trường, văn hóa). Tổ chức lấy ý kiến phản hồi về sự hài lòng của người dân/cộng đồng về kết quả xây dựng NTM thông qua ứng dụng trực tuyến (thực hiện sau khi có hướng dẫn của Trung ương). Thành phố lựa chọn xã Dương Xá, huyện Gia Lâm xây dựng mô hình thí điểm NTM thông minh. Khuyến khích các huyện, thị xã lựa chọn ít nhất 1 mô hình thí điểm xã NTM thông minh hoặc xã thương mại điện tử để trực tiếp chỉ đạo thực hiện làm cơ sở để tổng kết và nhân ra diện rộng.
Một số nhiệm vụ trong thời gian tới
Một là, tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong xây dựng NTM. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy về chuyển đổi số trong xây dựng NTM cho cấp ủy, chính quyền, cán bộ và cộng đồng dân cư. Đa dạng hóa các hình thức truyền thông trên nền tảng công nghệ số: Các cổng thông tin điện tử (website), mạng xã hội, bản tin, chuyên đề, tờ rơi, tờ gấp, tài liệu; đẩy mạnh gắn kết và lồng ghép với hoạt động tuyên truyền trong xây dựng NTM.
Tổ chức các hội nghị, các lớp tập huấn về kiến thức chuyển đổi số, khả năng tiếp cận thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ xây dựng NTM các cấp (Thành phố, huyện, xã) và người dân, cộng đồng ở nông thôn. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng về công nghệ thông tin, sử dụng dịch vụ số an toàn trên không gian mạng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế ở khu vực nông thôn. Tổ chức các hội nghị, các lớp tập huấn về kiến thức chuyển đổi số, khả năng tiếp cận thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ xây dựng NTM các cấp (Thành phố, huyện, xã) và người dân, cộng đồng ở nông thôn. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng về công nghệ thông tin, sử dụng dịch vụ số an toàn trên không gian mạng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế ở khu vực nông thôn.
Hai là, đẩy mạnh xây dựng chính quyền số trong xây dựng NTM. Tăng cường xây dựng và áp dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến liên thông, đồng bộ cấp Thành phố, huyện, xã; nâng cao dịch vụ phục vụ Nhân dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; tăng cường thực hiện cải cách hành chính gắn với chính phủ điện tử, dịch vụ công trực tuyến ở cấp xã. Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ viễn thông, hỗ trợ người dân sử dụng thiết bị công nghệ thông tin (mạng internet không dây wifi miễn phí khu vực trung tâm xã, các điểm sinh hoạt văn hóa ở cộng đồng, điểm du lịch nông thôn...).
Đồng thời, đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, điều hành các cấp (huyện, xã), đặc biệt là quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn và các lĩnh vực kinh tế; y tế; giáo dục; văn hóa; môi trường; an ninh trật tự; quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm; hoạt động quản lý chăn nuôi, quản lý con giống... Duy trì và phát triển các phần mềm trong công tác quản lý về xây dựng NTM trên nền tảng nongthonmoihanoi.gov.vn; Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm thành phố Hà Nội (check.hanoi.gov.vn); Hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ về an toàn thực phẩm (gis.chicucquanlychatluongnlsts.hanoi.gov.vn); Phần mềm trực tuyến kiểm tra, đánh giá kiến thức an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản (tracnghiemattp.chicucquanlychatluongnlsts.hanoi.gov.vn).
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong tổ chức triển khai, thông tin truyền thông, tập huấn, bồi dưỡng trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM đảm bảo đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương (Thành phố, huyện, xã). Ứng dụng phần mềm trực tuyến của Trung ương trong công tác: Lập kế hoạch, thẩm định, xét công nhận địa phương đạt chuẩn NTM và báo cáo kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM; hỗ trợ công tác quản lý, giám sát và đánh giá, phân hạng, sản phẩm OCOP và du lịch nông thôn; giám sát chất lượng môi trường, quản lý các nguồn chất thải, chất ô nhiễm và cấp nước sạch nông thôn.
Ba là, thúc đẩy kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn. Tăng cường ứng dụng công nghệ số trong phát triển kinh tế nông thôn theo hướng kinh tế tuần hoàn và kinh tế số. Đẩy mạnh quá trình số hóa, xây dựng bản đồ số nông nghiệp nông thôn, cơ sở dữ liệu đồng bộ, thực hiện quản lý mã số vùng nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn. Bổ sung website nongthonmoihanoi.gov.vn ứng dụng trực tuyến, công nghệ thực tế ảo trong công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử cho các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn.
Bốn là, tập trung phát triển xã hội số trong xây dựng NTM. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hoạt động lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng NTM (thực hiện sau khi có hướng dẫn của Trung ương). Hỗ trợ các tổ chức và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ số đầu tư, phát triển và cung cấp dịch vụ trực tuyến về y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, môi trường nông thôn... ở các địa phương. Tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến khích người dân sử dụng các dịch vụ số và kỹ năng an toàn, trọng tâm là dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ y tế số, giáo dục số, sử dụng các mạng xã hội, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử và khai thác tiện ích, tài nguyên số trên internet.
Năm là, đẩy mạnh phát triển hạ tầng số và dữ liệu số. Đẩy mạnh xã hội hóa trong phát triển hạ tầng và kết nối mạng internet đến cấp xã, thôn (hạ tầng băng thông rộng chất lượng cao; hạ tầng mạng di động 4G/5G; hạ tầng kết nối internet, hạ tầng kết nối IoT...), nâng cao chất lượng và năng lực tiếp cận dịch vụ viễn thông của người dân; hạ tầng công nghệ để phát triển hệ thống thông tin điện tử trên các lĩnh vực: giáo dục, y tế, văn hóa, du lịch và thương mại điện tử. Xây dựng phương án tổng thể hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, chuẩn hóa dữ liệu, hệ thống định danh gắn với đối tượng quản lý, giám sát Chương trình MTQG xây dựng NTM.
Đồng thời, xây dựng dữ liệu số trong xây dựng NTM, như: Bản đồ số về nông nghiệp, nông thôn, nông dân để chia sẻ và cung cấp dữ liệu mở về kết quả xây dựng NTM. Tích hợp dữ liệu số về du lịch nông nghiệp, nông thôn vào bản đồ số về du lịch chung của Thành phố. Phần mềm ứng dụng trực tuyến phục vụ công tác thẩm định, xét công nhận địa phương đạt chuẩn NTM và tổ chức lấy ý kiến hài lòng của người dân (sau khi có hướng dẫn của Trung ương). Hệ thống quản lý, chia sẻ và khai thác về công nghệ phục vụ xây dựng NTM.
Sáu là, triển khai thí điểm mô hình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh. Thành phố lựa chọn xã Dương Xá, huyện Gia Lâm xây dựng mô hình thí điểm xã NTM thông minh. Khuyến khích các huyện, thị xã lựa chọn ít nhất 1 mô hình thí điểm xã NTM thông minh hoặc xã thương mại điện tử (theo văn bản số 3445/BNN-VPĐP ngày 29/5/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để trực tiếp chỉ đạo thực hiện làm cơ sở để tổng kết và nhân ra diện rộng./.
Bình luận