Sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ

Với mục tiêu phát huy hiệu quả các nguồn lực xã hội vào khu vực nông thôn, Chính phủ đã đưa ra 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, như: Đổi mới công tác truyền thông, thống nhất nhận thức, hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; Tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn; Nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống của nông dân và cư dân nông thôn; Thực hiện đột phá chiến lược trong phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; Xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hóa; Xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa khu vực nông thôn; Phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; Nâng cao trình độ khoa học - công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo để phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng; Hoàn thiện thể chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Đổi mới tổ chức, hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị...

Thực hiện mục tiêu đó, Chính phủ đã đẩy mạnh đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, huy động mọi nguồn lực xã hội cùng tham gia đầu tư, hỗ trợ xây dựng nông thôn mới (NTM) phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quá trình đô thị hóa, nhất là ở các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, miền núi, khu vực biên giới, hải đảo, không để quá chênh lệch so với vùng nông thôn, ven đô thị; sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, tăng cường giám sát các chương trình đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn...; ưu tiên dành nguồn lực đầu tư phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nhất là hạ tầng tạo động lực tăng trưởng, hạ tầng thúc đẩy liên kết vùng, liên kết ngành, liên vùng (thương mại, logistics...), hạ tầng kinh tế số; hạ tầng thuộc các vùng khó khăn; bảo đảm cân đối hơn giữa các phương thức trong phát triển hạ tầng giao thông.

Quá trình hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao và hành trình tiến tới nông thôn mới thông minh của tỉnh Nghệ An và giải pháp của xã Tân Sơn

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn


Thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế vào nông nghiệp, nông thôn, bao gồm cả đầu tư theo hình thức đối tác công-tư (PPP), nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội phát triển kết cấu hạ tầng và cung ứng dịch vụ công; đồng thời với nâng cao hiệu quả đầu tư từ.

Chính phủ tập trung chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh rà soát mục tiêu của giai đoạn 2021-2025, để chủ động bắt tay vào xây dựng chương trình, kế hoạch xây dựng NTM theo hướng rõ mục tiêu, rõ việc, gắn sát với điều kiện thực tiễn. Nâng cao năng lực và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM chuyên trách ngày càng chuyên nghiệp. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân về nội dung xây dựng NTM, nâng cao hơn nữa nhận thức về vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị huyện, xã, nhất là vai trò của người đứng đầu trong xây dựng NTM. Triển khai sâu rộng và thiết thực phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới”; cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”… Xây dựng hệ thống và tăng cường các kênh truyền thông tương tác thông qua việc ứng dụng các công nghệ mới về thông tin truyền thông, như: mạng xã hội, ứng dụng giải trí trên thiết bị thông minh, công nghệ thực tế ảo..., nhằm nâng cao sự tương tác và tham gia của người dân; tạo các kênh truyền thông hai chiều, vừa đảm bảo mục tiêu tuyên truyền của cơ quan quản lý nhà nước, vừa tiếp nhận thông tin, phản ánh của người dân về quá trình thực hiện Chương trình xây dựng NTM.

Quá trình hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao và hành trình tiến tới nông thôn mới thông minh của tỉnh Nghệ An và giải pháp của xã Tân Sơn

Đồng thời nghiên cứu ban hành hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ và linh hoạt ở các cấp (thành phố, huyện, xã, ấp) và phù hợp với từng nhóm địa phương. Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật, cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng NTM theo hướng tiếp tục sáp nhập các chương trình, dự án có cùng nội dung đầu tư, nội dung hỗ trợ trên địa bàn nông thôn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, nhằm thống nhất cơ chế, chính sách hỗ trợ các địa phương triển khai hiệu quả các nội dung của chương trình, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư các nguồn lực, đảm bảo không chồng chéo, lãng phí nguồn lực.

Kết quả xây dựng NTM mới tích cực ở Nghệ An

Những năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã làm bộ mặt nông thôn ở tỉnh Nghệ An thay đổi và đã đạt được những kết quả khá tích cực. Đời sống vật chất và tinh thần người dân nông thôn được nâng cao, diện mạo nông thôn thay đổi rõ rệt.

Nghiêm túc triển khai Nghị quyết của Chính phủ, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Kế hoạch số 132/KH-UBND, ngày 03/3/2023 thực hiện Chương trình Chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025. Kế hoạch này nhằm mục tiêu cụ thể hóa các nhiệm vụ của Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh giai đoạn 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 924/QĐ-TTg, ngày 02/8/2022.

Đến nay, Nghệ An đã có 309 xã NTM, 53 xã đạt NTM nâng cao, 6 xã đạt NTM kiểu mẫu. Đây là lợi thế để Nghệ An triển khai thực hiện xã NTM thông minh - là xã thực hiện phát triển sáng kiến số cho cộng đồng sử dụng các kết nối, giải pháp, tài nguyên số và các sáng tạo về nông nghiệp, nông thôn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của xã dựa trên 3 trụ cột: thiết chế, con người, công nghệ, nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, hướng đến mục tiêu chuyển đổi số toàn diện.

Quá trình hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao và hành trình tiến tới nông thôn mới thông minh của tỉnh Nghệ An và giải pháp của xã Tân Sơn

UBND Tỉnh xác định việc thực hiện Chuyển đổi số trong xây dựng NTM cũng là giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh và chiến lược chuyển đổi số quốc gia, triển khai một cách chủ động, linh hoạt với 3 trụ cột (phát triển chính quyền số ở nông thôn, phát triển các chủ thể kinh tế số ở nông thôn, phát triển xã hội số cho cộng đồng dân cư ở nông thôn). Bên cạnh đó, chuyển đổi số trong xây dựng NTM để từng bước hình thành NTM thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động của cộng đồng, góp phần xây dựng hoàn thành xã NTM kiểu mẫu, huyện NTM nâng cao, hướng đến xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập xã Tân Sơn, huyện Đô Lương (10/11/1953 - 10/11/2023), Xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đón nhận cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ.

Năm 2015, xã Tân Sơn được UBND Tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM. Không ngừng phát triển, Xã đã hoàn thiện 19 tiêu chí NTM, tiếp tục triển khai thực hiện các tiêu chí NTM nâng cao theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg, ngày 17/10/2016 và Quyết định số318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, đến tháng 12/2022 xã Tân Sơn được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao.

Quá trình hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao và hành trình tiến tới nông thôn mới thông minh của tỉnh Nghệ An và giải pháp của xã Tân Sơn

Diện mạo Tân Sơn khang trang, đổi mới sau khi hoàn thành các chỉ tiêu của Nông thôn mới nâng cao

Hành trình mới về xây dựng nông thôn mới thông minh

Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Xã, Lễ công bố xã Tân Sơn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ là dịp để Đảng bộ và nhân dân Tân Sơn khơi dậy niềm tự hào về truyền thống 70 năm xây dựng và phát triển, nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường; đề cao tinh thần đại đoàn kết, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ cha anh đã hy sinh xương máu vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, là dịp tôn vinh các tập thể, cá nhân đóng góp nhiều công sức xây dựng xã đạt NTM nâng cao. Cổ vũ cán bộ, đảng viên và nhân dân phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, tạo sức mạnh mới của cả hệ thống chính trị, cùng chung sức xây dựng xã Tân Sơn ngày càng phát triển. Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập, lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm để hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020 – 2025 đề ra. Là dịp để tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, thế mạnh, các giá trị văn hóa, nét đặc trưng của xã Tân Sơn với nhân dân trong và ngoài xã, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Quá trình hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao và hành trình tiến tới nông thôn mới thông minh của tỉnh Nghệ An và giải pháp của xã Tân Sơn

Các xã đổi mới sáng tạo, liên kết thu hút đầu tư về phát triển địa phương

Trong thời gian qua, Đảng ủy – HĐND – UBND, Mặt trận tổ quốc và các cấp chính quyền xã Tân Sơn đã nghiêm túc thực hiện triển khai Chương trình Chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025 theo Kế hoạch số 132/KH-UBND ngày 03/3/2023 của UBND Tỉnh. Kế hoạch này nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ của Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh giai đoạn 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 924/QĐ-TTg.

Xã Tân Sơn là một trong những xã vinh dự được nhận cờ Thi đua của Thủ tướng Chính phủ. Đây là sự ghi nhận của cấp trên đối với sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ xã, xóm, của cán bộ, đảng viên và nhân dân và cũng là tiền đề cho việc xây dựng xã đạt chuẩn NTM kiễu mẫu trong thời gian tới. Tân Sơn tiếp tục thực hiện nguyên tắc “bám trên, sát dưới”, chuẩn bị từ sớm, từ xa trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, đồng thời phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, nhân dân trong tổ chức thực hiện; tăng cường tuyên truyền thông điệp lãnh đạo, chỉ đạo từ tỉnh, huyện xuống cơ sở với cách làm sáng tạo, phù hợp.

Để xây dựng thành công NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, hướng tới NTM thông minh, Tân Sơn cũng như các xã trong Tỉnh đang có nhiều giải pháp mang tính đột phá dựa trên nguồn lực sẵn có: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp, nhất là vai trò của người đứng đầu trong xây dựng NTM, đặc biệt là ở cấp cơ sở, cấp trực tiếp tổ chức thực hiện.

Quá trình hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao và hành trình tiến tới nông thôn mới thông minh của tỉnh Nghệ An và giải pháp của xã Tân Sơn

Theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xã được lựa chọn xây dựng mô hình xã NTM thông minh phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện sau:

Xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2021- 2025 (hoặc được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2016 – 2020, nhưng đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn các tiêu chí của xã NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025).

Xã có khả năng áp dụng các công nghệ thông tin, công nghệ số và trong lĩnh vực nổi trội (tối thiểu 50% số hộ dân có kết nối internet và có thể vận động, huy động đơn vị cung cấp dịch vụ số).

Xã có cơ sở vật chất và nguồn nhân lực đảm bảo điều kiện và trình độ để ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số và các nền tảng số. 100% cán bộ, công chức của xã sử dụng điện thoại thông minh, có sử dụng hộp thư điện tử công vụ và văn phòng điện tử để phục vụ cho công tác điều hành, chỉ đạo, chia sẻ thông tin và giải quyết nhiệm vụ chuyên môn.

Xã có tỷ lệ dân số theo độ tuổi lao động có thuê bao sử dụng điện thoại thông minh đạt tối thiểu 50% đối với các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo; tối thiểu 80% đối với các xã còn lại. Chính quyền địa phương sẵn sàng bố trí nguồn lực và cam kết triển khai mô hình xã nông thôn mới thông minh.

Khuyến nghị giải pháp thúc đẩy xây dựng NTM thông minh trên địa bàn Nghệ An

Để hành trình xây dựng NTM ở Nghệ An đạt được những kết quả nổi bật hơn trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền các cấp trong Tỉnh cần tập trung triển khai các giải pháp như sau:

Một là: Đẩy mạnh xây dựng chính quyền số trong xây dựng NTM, tăng cường xây dựng và áp dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến liên thông, đồng bộ cấp tỉnh, huyện, xã; nâng cao dịch vụ phục vụ nhân dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; tăng cường thực hiện cải cách hành chính gắn với chính phủ điện tử, dịch vụ công trực tuyến toàn trình. Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ viễn thông, hỗ trợ người dân sử dụng thiết bị công nghệ thông tin (mạng internet không dây - wifi)… Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, điều hành các cấp (huyện, xã), đặc biệt là quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn và các lĩnh vực kinh tế, y tế, giáo dục, văn hóa, môi trường, an ninh trật tự... Đầu tư và hoàn thiện trang thiết bị công nghệ thông tin cho cấp xã, để phục vụ xây dựng chính quyền số, đảm bảo đáp ứng tiêu chí NTM nâng cao, NTM thông minh.

Hai là: Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phụ vụ công tác quản lý, theo dõi, giám sát, thẩm định công nhận địa phương đạt chuẩn NTM. Xây dựng hệ thống kiến trúc, chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật cơ sở dữ liệu về NTM trên nền tảng dữ liệu lớn đồng bộ, kết nối và liên thông từ cấp xã tới cấp trung ương để phục vụ công tác quản lý, hoạt động đánh giá, thẩm định địa phương đạt chuẩn NTM; theo dõi, giám sát việc thực hiện Bộ tiêu chí NTM các cấp, nhiệm vụ thuộc các chương trình chuyên đề. Lập bản đồ kết quả xây dựng NTM nhằm phục vụ công tác quản lý, tra cứu, tuyên truyền về kết quả xây dựng NTM trên địa bàn Tỉnh theo Bộ tiêu chí NTM các cấp. Xây dựng và triển khai lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân trong xây dựng NTM ở địa phương, nhằm tăng cường hơn nữa vai trò giám sát và phản biện của các tầng lớp nhân dân đối với hoạt động xây dựng NTM. Xây dựng và triển khai phần mềm phục vụ công tác thẩm định, xét công nhận địa phương đạt chuẩn NTM các cấp.

Quá trình hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao và hành trình tiến tới nông thôn mới thông minh của tỉnh Nghệ An và giải pháp của xã Tân Sơn

Mô hình “làng thông minh” – mục tiêu của Chiến lược nông thôn mới thông minh

Ba là: Thúc đẩy kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn, tăng cường ứng dụng công nghệ số trong phát triển kinh tế nông thôn theo hướng kinh tế tuần hoàn và kinh tế số. Đẩy mạnh quá trình số hóa, xây dựng bản đồ số nông nghiệp, nông thôn, cơ sở dữ liệu đồng bộ; thực hiện quản lý mã số vùng nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường ứng dụng trực tuyến, công nghệ thực tế ảo trong công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử cho các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn. Hỗ trợ công tác quản lý, giám sát và đánh giá, phân hạng, sản phẩm OCOP và du lịch nông thôn.

Bốn là: Tập trung phát triển xã hội số trong xây dựng NTM, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hoạt động lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân đối với kết quả xây dựng NTM. Hỗ trợ các tổ chức và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ số đầu tư, phát triển và cung cấp dịch vụ trực tuyến về y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, môi trường nông thôn… ở các địa phương. Tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến khích người dân sử dụng các dịch vụ số và kỹ năng an toàn, trọng tâm là dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ y tế số, giáo dục số, sử dụng các mạng xã hội, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử và khai thác các tiện ích, tài nguyên số trên internet.

Năm là: Xây dựng dữ liệu số trong xây dựng NTM. Hình thành bản đồ số về nông nghiệp, nông thôn, nông dân để chia sẻ và cung cấp dữ liệu mở về kết quả xây dựng NTM. Xây dựng hệ thống kiến trúc, chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật cơ sở dữ liệu về NTM trên nền tảng dữ liệu lớn (Big data) đồng bộ, kết nối và liên thông. Phần mềm ứng dụng trực tuyến phục vụ công tác thẩm định, xét công nhận địa phương đạt chuẩn NTM và tổ chức lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân. Xây dựng Hệ thống quản lý, chia sẻ và khai thác về công nghệ phục vụ xây dựng NTM./.

Chủ trương của UBND tỉnh Nghệ An đã xác định việc triển khai Chương trình Chuyển đổi số trong xây dựng NTM mới, NTM thông minh là giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh và chiến lược chuyển đổi số quốc gia, triển khai một cách chủ động, linh hoạt với 3 trụ cột (phát triển chính quyền số ở nông thôn, phát triển các chủ thể kinh tế số ở nông thôn, phát triển xã hội số cho cộng đồng dân cư ở nông thôn). Việc mỗi xã sớm hoàn thành các mục tiêu, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn - thành thị, phù hợp với chuyển đổi số của Tỉnh, chuyển đổi số của ngành nông nghiệp và từng bước hướng tới NTM thông minh trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2025 sớm hoàn thành như mục tiêu Tỉnh đã đề ra và Trung ương định hướng phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

https://tuchinhsachracuocsong.vn

Bài và ảnh: Mỹ Quyên, Tất Bảo